Thảo luận:Quân hàm
Untitled
sửaPhần dưới đây không liên quan đến quân hàm, để đây để viết trong bài khác. Vietbio 08:31, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Điều thứ 5: Nhiệm vụ chỉ huy sẽ cắt đặt theo nguyên tắc sau này:
I- Tiểu đội
- Tiểu đội trưởng: Trung sĩ
- Tiểu đội phó: Hạ sĩ
II- Trung đội
- Trung đội trưởng: Thiếu úy hoặc Chuẩn úy
- Trung đội phó: Thượng sĩ hoặc Chuẩn úy
III- Đại đội
- Đại đội trưởng: Đại úy và Trung úy
- Đại đội phó: thượng sĩ hay nguyên sĩ
IV- Tiểu đoàn
- Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá
- Tiểu đoàn phó: Đại úy
V- Trung đoàn
- Trung đoàn trưởng: Trung tá
- Trung đoàn phó: Thiếu tá
VI- Lữ đoàn
- Lữ đoàn trưởng: Đại tá
- Lữ đoàn phó: Trung tá
VII- Sư đoàn
- Sư đoàn trưởng: Thiếu tướng
- Sư đoàn phó: Đại tá
VIII- Quân đoàn
- Quân đoàn trưởng ( Tư lệnh quân đoàn) : Trung tướng
- Quân đoàn phó (phó Tư lệnh quân đoàn) : Thiếu tướng (ở nhiều nước là Chuẩn tướng )
IX- Tập đoàn quân
- Tập đoàn trưởng: Đại tướng ( Tổng tư lệnh )
- Tập đoàn phó: Trung tướng (phó Tổng tư lệnh)
Những khi thiếu người cấp trên thì có thể dùng người cấp dưới có năng lực thay vào được.
Bài này nên để vào bài QĐND VN Thái Nhi 06:40, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hình ảnh quân hàm
sửaAnh User:ThaiNhi nếu tìm được hình vẽ minh hoạ quân hàm của Quân đội Nhân dân VN thì chúng ta có thể vẽ 1 bảng khá đẹp. Vietbio 08:34, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi có hình vẽ của quân hàm kết hợp (đeo trên ve áo) của QĐNDVN. Nhưng làm thế nào để đưa lên? Thái Nhi 06:40, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Về cách đưa hình ảnh lên, anh xem ở Wikipedia:Câu thường hỏi#Làm sao truyền một hình ảnh lên?.--Á Lý Sa|✍ 08:31, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
ở việt nam không còn cấp đại đoàn, thay vào đó là cấp lữ đoàn tôi tóm tắt như sau: 1) cấp tiểu đội: gọi tắt at quân hàm thấp nhất b1 cao nhất H3 2) cấp trung đội: gọi tắt bt quân hàm thấp nhất 2/cn hoặc 1/ lục quân cao nhất 2/lục quân ngoài ra còn có khối c bộ của đại đội (các khẩu đội hỏa lực gồm cối 61 và đại liên) có khẩu đội trưởng là hạ sỹ quan 3) cấp đại đội: gọi tắt ct thấp nhất 2/ lục quân cao nhất 4/ lục quân 4)câop tiểu đoàn: gọi tắt dt thấp nhất 3/ lục quân cao nhất 2// lục quân 5) cấp trung đoàn: gọi tắt et thấp nhất 4/ lục quân cao nhất 3// lục quân 6) cấp lữ đoàn: lữ đoàn trưởng thường là hàng 2// đến 4// 7) cấp sư đoàn: gọi tắt ft 4// luc quân
Câu hỏi
sửaBài này có câu "Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao); và chia là 3 cấp: Tướng, Tá, Úy." Nhưng sau đó lại liệt kê 5 cấp!!! Mekong Bluesman 08:45, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi ko chắc hình như tòan bộ quân đội có 5 cấp còn 3 cấp trên cùng được gọi là sĩ quan (?), chờ anh Thái Nhi xem, với cả ai ng ký quyết định số 33 tôi cũng ko chắc. Vietbio 08:53, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Đúng như Vietbio nêu, 3 cấp đầu là sĩ quan. Trong cấp sĩ quan còn có cấp bậc chuẩn úy. Còn 2 cấp còn lại là Hạ sĩ quan và chiến sĩ. Tôi cũng sửa lại Sắc lệnh 33 là của Chủ tịch Chính phủ ký (chức vụ này tương đương Tổng thống). Sắc lệnh này không được áp dụng do tình trạng chiến tranh, trừ vài trường hợp ngọai lệ phong tướng và đại tá.Thái Nhi 06:40, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Hơn nữa, theo Uniform Insignia thì trước 1960 thì tất cả các hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam đều có nền đỏ. Sau này, vì có các ngành khác nhau (hải quân, không quân, công an...), thì họ đã có các nền khác nhau.
- Cơ bản, hệ thống quân hàm QĐND VN chính thức áp dụng từ năm 1959. Về sau chỉ có thay đổi nhỏ ở cấp hàm thượng tá (bỏ rồi không phục lại). Thái Nhi 08:43, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Bài này cũng nên được đổi tên thành Quân hàm Việt Nam, vì nếu không bài sẽ trở thành khổng lồ vì mỗi quốc gia có một hệ thống khác nhau.
Mekong Bluesman 09:42, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi cho rằng bài này cứ để là Quân hàm và sẽ giới thiệu khái niệm Quân hàm là gì? tiếp đến giới thiệu về Quân hàm VN vì đây là Wiki Việt. Sau đó, nếu có thể thì so sánh nó với quân hàm Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ và Pháp. Vietbio 10:24, ngày 20 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Tôi nghĩ đây là trường hợp giống như Thủ tướng - nhiều nước có Thủ tướng và chức vụ này có tên gọi khác nhau theo thời gian. Quân hàm cũng vậy - nhiều nước có và trong một nước hệ thống quân hàm có thể thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp Việt Nam chúng ta lại có quân hàm của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Rắc rối hơn nữa là quân đội miền Nam thay đổi hệ thống của họ vào khỏang giữa thập niên 1950; còn quân đội miền Bắc thay đổi hệ thống của họ vào khỏang 1960. Xem bài Thủ tướng. Mekong Bluesman 06:51, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Trên Wikipedia Commons có viết là theo luật quốc tế, hình ảnh về hệ thống quân hàm là thuộc sở hữu công cộng. Như vậy, chúng ta có thể sử dụng được hình từ Uniform Insignia ko, hoặc tìm được nguồn chính thức từ VN??Vietbio 09:41, ngày 21 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Hoan hô! Nhưng mình không biết làm sao để nó lên bảng so sánh giống như bài quân hàm của NATO? Thái Nhi 02:21, ngày 22 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Bố cục
sửaCó cần thiết phải đưa quân hàm của TQ, Anh, Pháp và Hoa Kỳ vào bài quân hàm hay chỉ nên giới thiệu sự khác biệt chính còn chi tiết nên viết riêng từng bài một. Vietbio 15:57, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Như tôi đã viết bên trên (ngày 20 tháng 9 năm 2005), nếu không phân chia thì bài này sẽ thành một bài khổng lồ! Mekong Bluesman 16:38, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Hải quân đánh bộ
sửaNghe Hải quân đánh bộ nó sao sao đấy?! Có lẽ nên trả về nó là Thủy quân lục chiến thì hay hơn. Thái Nhi 03:48, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tôi đồng ý! Mekong Bluesman 06:32, ngày 18 tháng 2 năm 2006 (UTC)