Thảo luận:Phan Huy Lê
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Phan Huy Lê. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Nhân vật Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Phan Huy Lê | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Phan Huy Lê, nạn cống vải thời và cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
sửaTôi nghĩ phải đưa điều này vào wiki, vì đây là điều cần nói. Xa hơn nữa là việc phong thông tín viên nước ngoài. Thanhliencusi (thảo luận) 16:30, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Bạn không thể copy cả đoạn về vấn đề này mà ko tóm lược hay viết lại. Bạn cũng ko thể lấy những nội dung dung diễn giải loằng ngoằng xa chủ đề của một người khác mà ko phải là của chính nhân vật để đưa vào bài. Nguồn blog, wordpress cũng ko phải là nguồn được sử dụng trên Wiki. Việt Hà (thảo luận) 18:42, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Ok, anh nói đúng, tôi viết chưa đúng. Thanhliencusi (thảo luận) 02:58, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Phan Huy Lê có phải là dòng dõi của Phan Huy Ích, Phan huy Chú
sửaThông tin này đề nghị chúng ta kiểm chứng, wiki viết mà không hề có nguồn Thanhliencusi (thảo luận) 16:42, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Tôi đã đưa bản mẫu {{cần chú thích}} vào bài. Việt Hà (thảo luận) 19:00, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Vậy điều này bạn làm là đúng với nguyên tắc của wiki, căn cứ vào đâu mà viết rằng Phan Huy Lê là "hậu duệ" của nhà bác học Phan Huy Ích ? Chúng ta dùng từ "hậu duệ" với nghĩa là: (con cháu), chứ không thể họ hàng cũng ghi là hậu duệ làm người đọc hiểu lầm về gia thế của nhân vật này. Thanhliencusi (thảo luận) 02:54, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Mục Nhầm lẫn của truyền thông Việt Nam về danh hiệu Thông tín viên nước ngoài (Correspondant étranger)
sửaCorrespondant étranger mà dịch thành thông tín viên nước ngoài của một tổ chức/cơ quan học thuật danh tiếng thế giới như Académie des inscriptions et belles-lettres thì có lẽ chỉ có mỗi Lê Mạnh Chiến. Tôi có đọc những gì ông này viết (Lược khảo về các tên gọi viện hàn lâm và viện sĩ cùng những nhầm lẫn tai hại, được lặp lại có bổ sung đôi chút trong bài viết trên blog của Trương Thái Du (Danh hiệu Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp... - nguồn tài liệu của Trương Thái Du thì đúng ra không cần xem xét tới, do nó chỉ là bài viết trên blog cá nhân của một người chưa rõ độ nổi bật về học thuật, nhưng tôi vẫn dẫn ra tại đây để các độc giả khác cùng xem xét), nhưng chỉ thấy toát lên ở ông ta sự khoe khoang chữ nghĩa, viện dẫn dông dài đông tây kim cổ (Trung, Nga, Anh, Pháp) nhằm chứng minh một quan điểm rằng viện sĩ trong tiếng Việt = Anh: academician = Pháp: académicien = Nga: академик (akademik) = Trung: 院士, một điều mà nhiều người có thể xác nhận ngay mà không cần viện dẫn dài dòng như vậy; để từ đó duy ý chí cho rằng không thể có khái niệm "viện sĩ thông tấn" và rằng viện sĩ thông tấn mà những người khác vẫn gọi Nga: член-корреспондент = Pháp: correspondant là sai, chỉ có cách gọi của ông (thành viên thông tấn, thông tín viên) mới là duy nhất đúng!!!
Một điều đáng tiếc nữa là bài viết có vẻ mang tính học thuật này của ông lại không dẫn nguồn từ các nguồn thông tin chính thức, như website của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) mà lại đi dịch từ wikipedia tiếng Nga hay tiếng Anh để hùng hồn khẳng định Còn một ngạch thành viên nữa ...., đó là thành viên nước ngoài hay thành viên ngoại tịch, tiếng Nga là иностранный член, mà ở Việt Nam đã có 5 người được nhận danh hiệu này mà mọi người vẫn gọi họ là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (hoặc Liên Xô). Gọi như vậy là sai hoàn toàn. Phải chăng, đây là ngạch thành viên thứ yếu, có tính chất hình thức, lễ nghi, không quan trọng nên không được đăng trên website của Viện Hàn lâm Khoa học Nga?.... Phải khẳng định luôn là website chính thức của RAS có thông tin đầy đủ về thành viên trong nước và thành viên nước ngoài của mình (xem Quy định về các loại thành viên, quyền và nghĩa vụ của họ, Danh sách các viện sĩ, Danh sách các viện sĩ thông tấn (thành viên thông tấn/thông tín viên theo Lê Mạnh Chiến) và Danh sách viện sĩ nước ngoài (thành viên ngoại quốc theo Lê Mạnh Chiến)). Suy diễn đại loại như ngạch thành viên thứ yếu, có tính chất hình thức, lễ nghi, không quan trọng là hết sức thiển cận và chủ quan, đánh giá thấp các viện hàn lâm đó. Các viện hàn lâm danh tiếng thế giới liệu có cần Lê Mạnh Chiến khẳng định thay họ rằng các tổ chức này bầu các viện sĩ nước ngoài/thành viên nước ngoài chỉ là vì hình thức hay lễ nghi?
Hay khẳng định So với viện sĩ, họ có cương vị thấp hơn rất nhiều, họ cũng không được bầu suốt đời (thông tín viên Francisco Rico, người Tây Ban Nha mà GS Phan đã thay thế, sinh năm 1942, vẫn đang sống) cũng là hết sức chủ quạn. Francisco Rico đã được bầu làm Associé étranger (Viện sĩ nước ngoài/Cộng sự viên nước ngoài theo Lê Mạnh Chiến) của Académie des inscriptions et belles-lettres từ ngày 4/6/2010 thay chỗ của Dietrich von Bothmer (26/10/1918 - 12/10/2009) sau khi Dietrich von Bothmer mất, và đó là một vinh dự vô cùng cao quý không chỉ riêng đối với Francisco Rico mà còn là đối với rất nhiều các nhà khoa học tầm cỡ thế giới. Có thể khẳng định là đối với các nhà khoa học Pháp thì Académicien là vinh dự vô cùng cao quý thì Correspondant français cũng là vinh dự cao quý (dù kém hơn một chút) và chắc chắn rằng các nhà khoa học đã được bầu làm Correspondant français sẽ cố gắng phấn đấu và cống hiến cho nhân loại, cho dù trong tương lai họ có thể được bầu làm Académicien hay không. Tương tự, đối với các nhà khoa học nước ngoài thì việc được bầu làm Associé étranger là vô cùng cao quý thì việc được bầu làm Correspondant étranger cũng là cao quý như các nhà khoa học Pháp được bầu làm Correspondant français. Còn có thể chỉ ra rất nhiều chỗ suy diễn chủ quan của Lê Mạnh Chiến, tuy nhiên điều đó không thật sự cần thiết phải viết dài dòng ở đây.
Nói tóm lại, khi nguồn dẫn cho cách dịch Correspondant étranger của một viện hàn lâm danh tiếng thế giới về học thuật thành Thông tín viên nước ngoài là quá yếu thì không nên đưa vào wikipedia, nếu đưa vào thì không thể coi cách dịch Correspondant étranger thành Viện sĩ thông tấn nước ngoài là sai được, mà chỉ nên viết đại loại như ông [Phan Huy Lê] được bầu làm Correspondant étranger của Viện văn khắc và mỹ văn (Académie des inscriptions et belles-lettres). Một số nguồn dịch thành Viện sĩ thông tấn nước ngoài (nguồn A, B, C) hay Hội viên thông tấn nước ngoài (nguồn C, D, E), nhưng có những nguồn khác cho rằng danh hiệu này chỉ nên dịch thành Thông tín viên nước ngoài (nguồn F, G, H). 123.24.245.159 (thảo luận) 17:48, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Xin cảm ơn 123.24.245.159 đã cung cấp những thông tin hữu ích trao đổi về nội dung do thành viên:Thanhliencusi đưa vào bài. Sau khi đọc 2 lượt trao đổi của bạn, tôi cũng có rà trên mạng và lướt qua bài Về “những sai lầm tai hại” của ông Lê Mạnh Chiến [1]. Có thể sự đọc này cần kỹ lưỡng hơn, tuy nhiên đến thời điểm này tôi hoàn toàn hiểu những gì bạn trình bày.
- Đoạn "Nhầm lẫn về chức danh Viện sĩ của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn - Học viện Pháp quốc được thành viên Thanhliencusi đưa vào bài lúc 00:10, ngày 14 tháng 5 năm 2015, [2], bị tôi lùi sửa và nhắc nhở do sử dụng nguồn từ blog lemanhchien [3].
- Một ngày sau, thành viên:Thanhliencusi đã viết lại đoạn này với tên gọi "Nhầm lẫn của truyền thông Việt Nam về danh hiệu Thông tín viên nước ngoài (Correspondant étranger)" mà ta thấy hiện nay, và không có bất cứ một tài liệu tham khảo nào được sử dụng cho các ngôn từ thiếu khách quan, trung lập, dường như do chính người viết bịa ra đưa vào đoạn không rõ với dụng ý gì, như "nhầm lẫn của truyền thông Việt Nam", "nhiều tờ báo đã dịch sai", "Giáo sư Phan Huy Lê cũng đã nhầm lẫn chức danh này". Việt Hà (thảo luận) 18:34, ngày 21 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tôi xin trích dẫn bài của ông LMC đăng ở tạp chí Nghiên cứu và phát triển của Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên-Huế số 7(96)-2012
Membres
L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres se compose de cinquante-cinq académiciens de nationalité française et de quarante associés étrangers. Elle comprend également cinquante correspondants français et cinquante correspondants étrangers.
L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres réunit en son sein des personnalités de qualification exceptionnelle, hautement représentatives. Les académiciens sont des savants élus à vie par leurs pairs en raison de la qualité de leurs travaux dans les disciplines relevant de la compétence de l’Académie (archéologie, histoire, philologie et leurs multiples branches et spécialités), de leur puissance de travail ainsi que de leur renommée internationaleLorsqu’un fauteuil d’académicien est déclaré vacant par suite de décès, l’Académie décide, à la majorité des suffrages exprimés, de l’opportunité de pourvoir à son remplacement ; si tel est le cas, le Bureau propose une date pour
l’élection du nouveau membre, sinon, une nouvelle délibération a lieu sur la question après un délai de six mois. Contrairement à une règle généralement de mise dans le monde académique, il n’y a pas d’appel à candidature à l’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres, chaque académicien ayant la liberté de proposer un candidat dont il fait distribuer les titres et travaux. L’élection a lieu au scrutin secret et à la majorité absolue des académiciens présents.
Les associés étrangers, élus selon le même principe et souvent membres des Académies les plus prestigieuses de leur pays, sont choisis parmi les maîtres les plus éminents à travers le monde. Quant aux correspondants, ils assurent un rôle de relais de l’information scientifique auprès de l’Académie et participent à sa vie et à ses travaux ; choisis par les académiciens, ils constituent un vivier de personnalités de premier plan parmi lesquelles l’Académie a pris l’habitude de recruter souvent ses nouveaux membres.
(Nguồn: http://www.aibl.fr/membres/?lang=fr)
Dịch sang tiếng Việt::
Các thành viên (của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn)
Viện HL Bi ký và Mỹ văn gồm có 55 viện sĩ (académiciens) có quốc tịch Pháp và 40 cộng sự viên nước ngoài. Nó còn bao gồm 50 thông tín viên (corresondants) người Pháp và 50 thông tín viên nước ngoài.
Nói tóm lại, GS Phan Huy Lê là thông tín viên (correspondant) của Viện hàn lâm Bi ký và Mỹ văn (L’Académie des Inscriptions et Belles-Lettres), một Viện học thuật nổi tiếng vào hạng thứ tư hoặc thứ năm ở Pháp; ông không hề là “viện sĩ” của một Viện nào cả, lại càng không thể là Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp như chính ông cùng hệ thống báo chí toàn quốc đã từng ngộ nhận và tuyên truyền rầm rộ và coi đó là một niềm tự hào của người Việt Nam.. Thanhliencusi (thảo luận) 04:21, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thanhliencusi copy đoạn dài ngoẵng từ thảo luận ở trên của IP 123.24.245.159 và của tôi xuống đây (xin lỗi tôi buộc phải dời đi vì làm nặng trang thảo luận) cùng với các đoạn tiếng Pháp tại [4] nhưng chỉ dịch có một mẩu 2 câu đầu tiên để làm gì. Trong khi bạn chưa cho cộng đồng biết nguyên văn các câu "nhầm lẫn của truyền thông Việt Nam", "nhiều tờ báo đã dịch sai", "Giáo sư Phan Huy Lê cũng đã nhầm lẫn chức danh này" là của bài báo, bài tạp chí nào nói thế, hay là lời của bạn? Việt Hà (thảo luận) 08:38, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Thứ nhất là ông PHL chỉ được bầu với chức danh thông tín viên (correspondant) chứ không phải là viện sĩ thông tấn, viện sĩ nước ngoài gì hết. Dịch gì thì dịch nhưng không để chữ viện sĩ vào từ đó, vì viện sĩ nước ngoài, hay viện sĩ thông tấn thì người ta vẫn cho rằng chức danh đó ngang hàng với các viện sĩ chính thức. Trong khi viện sĩ chính thức khác xa so với vị trí correspondant.
- Thứ 2: Nếu như ông PHL chỉ là thông tín viên (correspondant) thì như tôi đã trích dẫn, 1 số tờ báo đã đưa tin ông ấy được nhận chức "danh viện sĩ thông tấn, viện sĩ nước ngoài" thì họ nhầm lẫn chứ sao nữa ? Và ngay ông PHL cũng nhầm, hoặc cố tình nhầm lẫn. Điều này ông LMC đã nói trong bài viết tôi đã trích dẫn từ tạp chí Nghiên cứu và phát triển.
Tóm lại, nói ra điều này cũng không hề hay ho lắm, khi ông này là 1 người già cả, nhưng cái gì có thật thì tôi nói - viết ra đây thôi, không thêm mà cũng không bớt lời nào cả. Chẳng lẽ người được cho là đứng đầu giới sử học lại không biết tiếng Trung đã đành, nay lại cũng không biết tiếng Pháp ? Hoặc các mối quan hệ rộng rãi với giới trí thức, không đủ để ông ta biết rằng mình được phong chức danh gì hay sao ? Thanhliencusi (thảo luận) 16:09, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC) Các bạn thử đọc bài phản biện của ip 123.24.245.159 xem như thế nào ? Tôi hoàn toàn không có ý đả kích cá nhân nhưng hãy xem bài viết:
- Thứ nhất là không đi vào VẤN ĐỀ CHÍNH, 123.24.245.159 vẫn không nói được rằng ở cái viện đó, tổ chức như thế nào, bao nhiêu thành viên, cơ cấu, mục đích... của nó. Như ông Chiến đã dịch, chúng tôi không quan tâm tới ai khoe khoang đông tây gì, kệ ông Chiến, mà quan tâm tới NỘI DUNG CHÍNH, tức ông Chiến chỉ RÕ cho người đọc biết rằng cái viện đó, nằm trong Hiệp hội học thuật, sáng lập năm 1795, có 5 viện. Và viện đó không nghiên cứu, mà tôn vinh các nhà khoa học, văn hóa, cơ cấu nó gồm 50 viện sĩ quốc tịch Pháp, 50 cộng sự nước ngoài; ngoài ra có 50 thông tín viên người Pháp + 50 thông tín viên người nước ngoài. 50 thông tín viên nước ngoài có cương vị thấp hơn viện sĩ, không được bầu suốt đời, chức năng như người truyền tin mà thôi.
- Thứ 2 là ông cứ nói người ta chủ quan, khoe khoang, thiển cẩn, chủ quan nhưng ông có chỉ ra người ta chủ quan ở chỗ nào đâu. Trang web thì đó, rồi ông ta dịch ra tiếng Việt, danh sách 50 viện sĩ, 50 cộng sự nước ngoài đều không có ông Lê, thì ông Lê là thuộc 50 người thông tín viên nước ngoài chứ có gì mà cãi.
Thanhliencusi (thảo luận) 15:22, ngày 29 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tóm tắt về chức danh của giáo sư Phan Huy Lê mà Viện Hàn Lâm Bi kí và Mĩ Văn (Đây không phải là Viện Hàn lâm Pháp)
sửaNhiều quí vị không có thời gian đọc bài của ông LMC, tôi thử tóm tắt bài viết về chức danh Viện Hàn Lâm Bi kí và Mĩ Văn bầu cho ông PH Lê:
- Ở Pháp có một tổ chức học thuật có tên là Institut de France (Hiệp hội học thuật Pháp), được thành lập năm 1795, gồm 5 Viện (Académie) trong số 7 viện mà học giả Đào Duy Anh đã nhắc đến ở mục từ Académie trong quyển Pháp – Việt từ điển của ông. Đó là:
Académie franÕaise = Viện Hàn lâm Pháp, thành lập năm 1635 (Viện này quan trọng, danh giá nhất) Académie des sciences = Viện Khoa học (tự nhiên) Pháp, thành lập năm 1666 Académie des inscriptions et belles-lettre = Viện Bi ký và Mỹ văn, thành lập năm 1663 (Viện bầu ông PHL) Académie des sciences morales et politiques = Viện Luân lý và Chính trị, thành lập năm 1785 Académie des beaux-arts = Viện Mỹ thuật, thành lập năm 1815.
- Viện Hàn lâm Pháp không phải là một cơ quan nghiên cứu khoa học, mà là “ngôi đền” tôn vinh các nhà khoa học, các nhà văn hóa đã đạt những thành tựu to lớn có ảnh hưởng lâu dài ở trong và ngoài nước Pháp. Đây cũng là tổ chức có uy tín nhất có tác dụng khuyến khích, biểu dương kịp thời những công trình khoa học, văn học và những tài năng mới xuất hiện, bằng những hoạt động như hội thảo, giới thiệu, xuất bản các tác phẩm. Việc hoàn thiện văn phạm và từ điển tiếng Pháp được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên
- Viện hàn lâm Pháp (Académie franÕaise) vốn là ”ngôi đền” để tôn vinh các vĩ nhân của nước Pháp cho nên chỉ có ngạch thành viên chính thức tức là các viện sĩ chứ không có các ngạch thấp hơn.
- Viện HL Bi ký và Mỹ văn gồm có 55 viện sĩ (académiciens) có quốc tịch Pháp và 40 cộng sự viên nước ngoài. Nó còn bao gồm 50 thông tín viên (corresondants) người Pháp và 50 thông tín viên nước ngoài.
- GS Phan Huy Lê không có tên trong danh sách các viện sĩ (académiciens) và các cộng sự viên (associés) của Académie des Inscriptions et Belles –Lettres
- Còn các correspondant, phâỉ dịch chính xác là thông tín viên, hay người truyền tin vì họ được xác định là các trạm thông tin khoa học bên cạnh Viện HL Bi ký và Mỹ văn. So với viện sĩ, họ có cương vị thấp hơn rất nhiều, họ cũng không được bầu suốt đời (thông tín viên Francisco Rico, người Tây Ban Nha mà GS Phan đã thay thế, sinh năm 1942, vẫn đang sống). Họ cũng không phải là những ứng cử viên sẵn có để chờ khi có viện sĩ qua đời thì sẽ được chọn lựa. GS Phan Huy Lê được chọn làm người truyền tin nước ngoài ngày 27/5/2011 cùng với 7 người khác. Trước đó một năm rưỡi, ngày 06/11/2009, Viện này cũng đã thay 8 người truyền tin nước ngoài và 8 người truyền tin trong nước.
Thanhliencusi (thảo luận) 13:27, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Sử dụng NGUỒN của wikipedia
sửaBài viết của tôi luôn có nguồn, nguồn mạnh như báo Đại diện nhân dân, cơ quan chủ quản là văn phòng quốc hội, không có lí do, lí déo gì mà xóa bài của tôi được. Và ông Phan Huy Lê có quyền được TRANH LUẬN, PHẢN HỒI. Trong các bài viết của mình, ví như chủ đề Thời đại đồng thau, không thấy ông viết gì, thì cứ đưa tin người phản đối, không có gì sai cả.
- Tôi không đả kích cá nhân ai cả, tôi chỉ CÓ SAO NÓI VẬY, tác phẩm ông ấy có bao nhiêu, đóng góp gì, tôi ghi hết, ai khen tôi cũng ghi, chê tôi cũng ghi, thế nên mong mọi người xóa, viết lại, hay gì khác phải có thảo luận chung.
Thanhliencusi (thảo luận) 13:29, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Tại sao bài của tôi lại có baner về việc Chú thích nguồn gốc
sửaTôi luôn dẫn nguồn trong bài viết của mình, nguồn mạnh. Tại sao lại có tấm bảng Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết.
Tôi cần lời giải thích.Thanhliencusi (thảo luận) 22:50, ngày 12 tháng 7 năm 2015 (UTC)
Phan Huy Lê không biết chữ Hán
sửa- Theo nguồn đăng trên báo Đại biểu nhân dân, tác giả L Mạnh Chiến công khai bảo 3 người tứ trụ, PH Lê, Hà Văn Tấn, Đ X Lâm KHÔNG BIẾT CHỮ HÁN.
Sinh thời tôi ko thấy 3 người này phản biện.
Đề nghị sự xác minh của những thông tin, hoặc người thân, hoặc cựu sinh viên 3 người này.
Chả nhẽ giáo sư đầu ngành Lịch sử không biết chữ Hán ????
Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 03:45, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)