Thảo luận:Phục bích/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán trong đề tài Vấn đề độ dài bài viết
Lưu 1 Lưu 2

Lý Cao Tông

Trường hợp của ông này có nên được coi là phục tịch hay không? Vì trường hợp của ông này, khi chạy khỏi kinh sư, sẽ không được thế lực chống đối coi là vua nữa, nhưng ông vẫn danh chính ngôn thuận là vua đối với những thế lực phò tá. Các thế lực này vẫn phải công nhận Lý Cao Tông là vua và phủ định tính chính thống của nhân vật được nhóm Quách Bốc dựng lên ngôi - Lý Thẩm. Nó cũng giống như nhà Lê đã bị nhà Mạc dựt ngôi nhưng các thế tộc phò Lê ở Thanh Hóa công nhận và tung hô Lê Trang Tông, Lê Anh Tông,... là vua vậy. Còn nếu bài này tính Lý Cao Tông thì phải tính thêm 1 nhân vật nữa đó là Lê Chiêu Tông, ông này từng bị quân Trần Cảo đánh đuổi khỏi Đông Kinh, phải về Tây Kinh gọi quân 3 phủ tiến ra đánh bại Cảo rồi mới khôi phục ngôi báu. Trong lúc Chiêu Tông ở Tây Kinh, Trần Cảo tiếm ngôi nhưng các đại thần đứng đầu là Trịnh Duy Sản vẫn xem Chiêu Tông là vua.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 08:40, ngày 24 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

vấn đề này nếu soi kĩ trong sử sách thì ở phương đông rất ít trường hợp phục tịch, ví như 1 loạt các trường hợp Chu Huệ Vương, Chu Tương Vương bị đuổi khỏi kinh đô, các chư hầu khác vẫn coi là vua sử sách không công nhận Cơ Đồi, Cơ Đới...hay Tấn Huệ Đế, Tấn An Đế cũng bị phế đã hạ chiếu nhường ngôi cho Tư Mã Luân và Hoàn Huyền nhưng sử sách vẫn coi là Huệ Đế, An Đế bản kỷ...chẳng qua những ông đó sau này thắng lợi, nên mới có câu "được làm vua thua làm giặc" theo kiểu phương Đông mà thời gian bị mất ngôi rõ ràng lại vẫn cứ tính vào. Giả sử mấy ông vua nhà Lê trung hưng mà chỉ được 1 hoặc 2 đời gì đó rồi bị nhà Mạc diệt đi thì những ông đó lại bị coi là phản loạn không được tính, chẳng qua nhà Lê trung hưng thắng thì nhà Mạc lại bị quy thành nghịch tặc. Thế nên trường hợp 2 vua nhà Lý ở Việt Nam cũng thế, đó là Lý Cao Tông quay về được nên Lý Thẩm bị coi là giặc, nếu như không về được thì Lý Thẩm sẽ danh chính ngôn thuận là tiếp nối chính thống. Ngay trong 1 triều đại, những ông như Lê Nghi Dân chẳng hạn thất bại nên bị coi là giặc, như Minh Thành Tổ chẳng hạn nếu Minh Huệ Đế lấy lại được ngôi thì lại thành phản động ngay tức khắc. Thế nên trường hợp Lê Chiêu Tông nếu đưa vào bài này cũng hợp lý, vì kinh đô đã lọt vào tay Trần Cảo, ông ta chạy ra ngoài dựa vào những người ủng hộ nhà Lê, sau này chiếm lại được thì chính là phục tịch vậy, nếu như thất bại thì lại không được tính...??? Hay như mấy ông vua bị bắt giữ như Đường Thành Công, Sái Chiêu Hầu, Việt Vương Câu Tiễn rõ ràng không còn là vua mà bị giam giữ làm tù binh, sau đó quay về nước trở lại làm vua, thời gian đó vẫn được sử sách tính vào niên đại chẳng qua kiểu phương đông không cam chịu mới tính thế, tính kiểu đó chỉ gọi là cố tình khỏa lấp chỗ trống mà thôi, trên thực tế đã mất ngôi rõ ràng. Người Á Đông (đặc biệt là văn hóa Hán Ngữ) rất coi trọng trung quân ái quốc, cho nên khi đã mất ngôi mà sau khôi phục lại được thì họ vẫn xem như không mất, trừ phi mất hẳn không ngo ngoe lên được nữa họ mới chấp nhận việc thay đổi triều đại là đúng. Người Á Đông nhiều khi họ tính biên niên sử chẳng qua chỉ để mà tính chứ chẳng có hề đúng với sự thật lịch sử, như các vị vua: Hạ Thái Khang, Lỗ chiêu Công, Sái Ai Hầu...mất ngôi cho đến chết không về lại nước được nhưng niên đại vẫn cứ ghi là họ cai trị, mặc dù thực chất trong nước lúc bấy giờ không hề có vua. Đó là thời trước người viết sử thiếu khách quan, tư tưởng phong kiến hạn hẹp, giờ đây wikipedia trung lập cho nên những trường hợp như thế cần phải chỉnh lý là không vị, mất ngôi cho đúng với tính chân thật của lịch sử vậy...??? Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 13:39, ngày 24 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Tên bài

Tôi gọi bài này là Phục vị. Bài dài quá sao lại còn có cả tọa độ địa lý ở đây. Ai nhìn thấy ở đâu thì xóa đi nhé. Thân ái. Gió sớm mai thổi bốn phương trời (thảo luận) 02:40, ngày 23 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài này trước vốn là Phục vị, nhưng nếu để nguyên tên bài như vậy sẽ phát triển rất rộng, do đó mới gói gọn lại là phục bích chỉ giới hạn ở chế độ quân chủ, dưới đây là nguyên văn ý kiến của thành viên TT 1234 và cuộc trao đổi với thành viên Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán:

Chào bạn, mình có thấy bạn vừa khởi tạo và bổ sung rất nhiều thông tin vào bài Phục vị. Chắc hẳn bạn cũng bỏ nhiều công sức để tìm kiếm từng thông tin nhỏ nhặt về từng vụ phục vị và viết thành một bài lớn như vậy, thật là rất đáng quý. Nhưng mình có vài vấn đề muốn trao đổi để cải thiện chất lượng bài lên chút nữa, mong bạn xem xét:

  • Có thể dẫn một nguồn nào cho rằng phục vị chỉ giới hạn trong trường hợp "quân chủ" hay không. Chẳng hạn như ngôi Hoàng hậu, Thái tử, Công tước, Bá tước, Tể tướng hay thời nay cũng có vài vị Nguyên thủ quốc gia (thủ tướng, tổng thống) cũng bị lật đổ rồi khôi phục lại, thì có thể xếp vào phục vị hay không (nếu có thì e rằng danh sách không biết bao nhiêu cho đủ :v).
  • Có những trường hợp bạn liệt kê là một ông vua bị quân địch chiếm mất đất đai và phải chạy đi nơi khác, cái này có sự mâu thuẫn giữa các nền văn hóa. Ví dụ như bên Anh trong chiến tranh Hoa Hồng, Henry với Edward đánh nhau thì họ lấy người nào vào kinh đô và làm lễ xức dầu thì đó là vua, bị đuổi chạy đi thì không còn là vua nữa, rồi ông cũ về lật được ông mới cứ vậy làm hoài... thì đó đúng là phục vị. Nhưng bên phương Đông mình có vẻ hơi khác, ông vua bị đuổi kia trên danh nghĩa thì ông ta vẫn là vua chứ không có xuống chiếu thoái vị (như Nguyễn Ánh mình nhớ không lầm là bị bật qua Xiêm tới 4,5 lần gì đấy; thì người ta vẫn công nhận ổng là Nguyễn vương, ngay cả khi đang trốn chui trốn lủi không còn một tấc đất nào; tương tự với Lý Cao Tông, Triều Tiên Anh Tổ... rất nhiều) danh nghĩa cái ngôi vua vẫn còn, thì xếp vào phục vị liệu có ổn hay không...?

Một lần nữa cảm ơn về sự đóng góp của bạn và mong bạn xem xét chút ý kiến của mình.--TT 1234 (thảo luận) 14:08, ngày 6 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

vâng, trân trọng cảm ơn Thành viên:TT 1234 đã lưu tâm đến bài viết của tôi...đúng như phân tích của bạn, khái niệm về phục vị không chỉ giới hạn chỉ là quân chủ mà có còn tồn tại trong nhiều trường hợp khác. Phục vị là 1 khái niệm chung, có thể hoàng hậu, thái tử, vua chư hầu thời bình, tể tướng, quan lại bị phế truất rồi được phong tước trở lại, gọi là Phục Phong, còn các chính khách thời hiện đại như: tổng thống, thủ tướng, chủ tịch, tổng bí thư chẳng hạn đã bị lật đổ rồi khôi phục lại rõ ràng họ cũng là phục vị, bài này đúng lý phải đổi tên là phục bích (hoặc phục tịch) mới đúng, vì Bích trong chữ Hán có nghĩa là vua. Thực ra bài này khởi nguồn từ bài của tiếng Trung Quốc Phục Bích của Bách Độ Bách Khoa, hay Phục Bích của Duy Cơ Bách Khoa. Lúc đầu tôi ghé qua trang này thấy hấp dẫn nên xem rồi dịch sang Tiếng Việt, thấy ở đấy họ liệt kê 1 loạt những trường hợp nhưng còn thiếu nhiều nên tôi mày mò tra cứu để bổ sung cho đầy đủ, còn như để nguyên tên phục vị thì phải bóc tách ra nhiều thể loại, cho nên vấn đề thứ nhất bạn nêu ra thì trước hết bài này sẽ đổi thành Phục Bích thì chỉ hạn chế ở quân chủ và từ điển Hán Việt là nguồn dẫn thích hợp nhất.

Vấn đề thứ 2 bạn đưa ra là sự khác nhau giữa các nền văn hóa, trong đó 1 vài trường hợp ở Á Đông như: Lý Cao Tông hay Lý Huệ Tông chẳng hạn, sử sách không thấy ghi họ phục vị...nhưng cũng như thế như: Chu Huệ Vương, Chu Tương Vương thì lại được sử sách thừa nhận là phục bích. Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông đều bị loạn quân tạo phản bỏ chạy khỏi kinh thành, họ Trần lập người khác làm vua rồi, chẳng qua sau này các ông này chấp nhận quay lại thì họ lại phế vị vua kia đi, cái này đối với 2 ông vua nhà Chu kia cũng ở tình trạng tương tự. Giả như 2 ông vua Lý kia không quay lại kinh thành, sau đó chết ở ngoài dân gian thì ông vua được họ Trần dựng lên kia sẽ thành chính thống, còn 2 ông kia chỉ là vua mất ngôi. Chẳng qua những nhà chép sử Việt Nam họ cho rằng những ông được dựng lên là phi chính thống nên họ không công nhận, chứ trên thực tế danh nghĩa nhưng ông đó mới là vua còn 2 ông kia chạy ra ngoài lưu lạc dân gian chẳng khác gì 2 ông vua nhà Chu. Đối với trường hợp Nguyễn Ánh chẳng qua nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng rồi, các sử gia nhà Nguyễn chẳng bao giờ dám ghi ông này bị mất ngôi, thử ghi xem có khi bị chém đầu như chơi...v..v...đấy là tôi phân tích như thế thôi, chứ rất cảm ơn bạn đã chặn được mạch cảm xúc của tôi, tạm thời tôi đang mất hứng nên sẽ dừng lại không viết thêm nữa, vậy nhờ bạn xem xét tra cứu lại từng trường hợp, cái nào bạn cho rằng không phải mời bạn loại trừ hộ, như trường hợp Lương Vũ Đế Tiêu Diễn chẳng hạn, tôi biết bạn cũng vì sự nghiệp chung của wikipedia, trân trọng cảm ơn bạn rất nhiều Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 07:46, ngày 7 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Về Tiêu Diễn thì mình cũng xin lỗi vì xóa đi mà không báo trước với bạn, nhưng sự thật thì Hầu Cảnh chỉ lập Tiêu Chính Đức lên ở những vùng đất của ổng đã chiếm, còn đại bộ phận đất đai và Kiến Khang còn nằm trong tay Tiêu Diễn, nên không thể coi là mất ngôi được. Nói về hai ông vua Lý cũng như Gia Long, thì mình cho rằng họ bị chiếm mất kinh đô và có một người khác thay thế, nhưng những vùng khác trong nước vẫn công nhận họ, nên sẽ có chút lấn cấn nếu xếp vào phục bích. Tạm thời vẫn sẽ giữ như vậy để chờ một thành viên có am hiểu hơn cho chỉ giáo chăng? Nói thêm là thực ra mình chỉ nghĩ rằng wiki là cộng đồng chung nên có gì thấy bất cập thì chúng ta cứ trao đổi với nhau thôi, chứ không có ý định phá cảm xúc viết bài của bạn; mình vẫn rất hoan nghênh bạn tiếp tục hoàn thiện bài viết, dù sao đây cũng là cộng đồng chung nên xin bạn đừng tự ái hay hiểu lầm ý của mình. --TT 1234 (thảo luận) 08:39, ngày 7 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vâng, cảm ơn Thành viên:TT 1234...thực ra nếu bóc tách kĩ lưỡng thì trong lịch sử có nhiều vị vua mất ngôi rồi khôi phục lại nhưng vẫn không ghi phục bích, lý do chính là những vụ kia theo quan điểm chính thống của các sử gia thời xưa thì những kẻ đoạt ngôi đều cho là phản tặc là nghịch thần họ không công nhận nên họ vẫn cứ tính ông vua kia mà không tính người thực tế đoạt được ngai vàng. Như kiểu Gia Long chẳng hạn, bị đánh đuổi mất đất phải lưu vong sang Xiêm nhưng vẫn được công nhận thời kỳ đó chẳng qua đối với nhà Nguyễn thì Quang Trung là phản tặc, hoặc nhiều vua khác như Tấn Huệ Đế bị Tư Mã Luân bức phải nhượng vị, Tấn An Đế đã xuống chiếu nhượng vị cho Hoàn Huyền nhưng sau đó được Lưu Dụ đưa trở lại làm vua nhưng sử nhà Tấn không công nhận Tư Mã Luân hay Hoàn Huyền nên vẫn tính thời kỳ đó thuộc về Tấn Huệ Đế hay Tấn An Đế...như thế chẳng qua họ không trung lập vẫn ở cái tư tưởng trung quân ái quốc, sử sách chẳng ghi là Huệ Đế phục bích hay An Đế phục bích, nếu căn cứ nguồn dẫn có chữ phục bích thì những trường hợp đó sẽ không được liệt kê. Ngày nay, wikipedia mở ra vấn đề trung lập được cho là tiêu chí hàng đầu, thì những nhân vật như Tư Mã Luân hay Hoàn Huyền ta vẫn phải công nhận là vua không thể bỏ qua họ trên vũ đại chính trị được. Nói về mất ngôi rõ ràng nhiều vị vua kiểu như Việt Vương Câu Tiễn phải sang Ngô làm tù binh 3 năm, chỉ là người hầu cho Phù Sai rõ ràng mất ngôi, chẳng có vua nào làm người hầu cả, nhưng sử cũng không ghi đó là thời kỳ mất ngôi mà vẫn tính nhưng năm đó thuộc năm cai trị của Câu Tiễn mà không ghi là Phục Bích, như thế không đúng, nên bài này tôi xếp danh sách Câu Tiễn cho đúng với lịch sử. Còn như Lương Vũ Đế bạn phân tích rất hợp tình hợp lý không chê vào đâu được, vì ông ấy trong lúc bị vây hãm thì Hầu Cảnh lập Tiêu Chính Đức, sau khi bắt được vẫn tôn Tiêu Diễn sau đó lấy Tiêu Diễn để phế truất Tiêu Chính Đức. Trường hợp này cần xem xét kĩ hơn, chẳng qua tôi đưa vào vì thấy trong bài Tiêu Chính Đức mục cuối ghi Vua Nhà Lương, tiền nhiệm là Tiêu Diễn và Kế Nhiệm cũng lại là Tiêu Diễn, như vậy là ông vua xen kẽ giữa nhiệm kỳ của Tiêu Diễn được wiki công nhận nên mới đưa vào thôi, chứ phân tích thẳng căng ra thì ông này chưa thực sự mất ngôi. Lại như 1 số trường hợp khác như Hán Nhũ Tử Lưu Anh hay Tùy Cung Đế Dương Đồng thời gian phục vị quá ngắn ngủi đã thát bại chóng vánh nên sử sách cũng không ghi chữ Phục Bích, tuy nhiên họ đã từng lên ngôi lần 2 nên tôi vẫn xếp vào đây. Những người Phục Bích thất bại thì ghi rõ nguyên nhân thất bại, còn những người Phục Bích thành công thì không cần ghi kết cục về sau...Trân trọng cảm ơn bạn đã nhắc nhở kịp thời, "được lời như cởi tấm lòng", nếu bạn đã khuyến khích tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện nốt bài viết cho đầy đủ. Bài này trước đây tôi định để Phục Vị vì lý do sau này khi viết hết vua sẽ chuyển sang Tổng Thống, Thủ Tướng thậm chí Quan Lại Hoàng Hậu chẳng hạn và tách ra làm nhiều phần: như Phục Bích là trường hợp quân chủ, Phục Phong là trường hợp chư hầu thời bình và các hoàng hậu thái tử, phục chức là các quan lại, tổng thống, thủ tướng, tổng bí thư thậm chí xa hơn là Phục Quốc...nhưng nếu để thế thì bài này sẽ miên man quá và rất dài nên bạn đã kịp thời ngăn lại đúng lúc, tôi rất lấy làm cảm kích và trước hết sẽ tiếp tục bổ sung nốt các trường hợp quân chủ, còn các trường hợp phi quân chủ gác lại giải quyết sau, có thể viết riêng tách ra danh sách các Tổng Thống, các Thủ Tướng hay Hoàng Hậu, Thái Tử chẳng hạn...vì dù sao họ cũng là nguyên thủ quốc gia hay chính khách trọng yếu có ảnh hưởng lớn trong lịch sử, chẳng lẽ thống kê vua phục bích mà các nhân vật đó phục vị lại bỏ qua thì không công bằng Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 02:26, ngày 8 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời


những trường hợp như Thân Vương Quốc, Đại Công Quốc hay Công Quốc ở Châu Âu cũng như các nước chư hầu nhà Chu nhà Hán ở Trung Quốc chẳng hạn đứng đầu danh nghĩa chỉ là tước hiệu kiểu như ngang hàng quan lại, thậm chí nhỏ hơn thừa tướng tể tướng nhưng họ vẫn có danh vua chư hầu, thế nên vẫn cứ xếp vào đây được...??? Còn về phần toạ độ không rõ ở đâu tự nhiên xuất hiện, chắc có nguyên nhân lý do gì chăng...??? phân ra các châu lục chẳng qua chỉ để dễ sửa chữa chứ cũng không có gì quan trọng, mục đích chính là truyền tải thông tin đến độc giả ... thống kê tất cả các vụ phục bích trong lịch sử mà thôi ... ??? Sau khi thống kê một loạt các vụ phục bích rồi, thì khi nào thống kê các vụ phục vị của những nhân vật như Tổng Thống, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Hoàng Hậu, Thái Tử, Tể Tướng, Thừa Tướng ...v...v.. thì sẽ đổi lại thành phục vị, hoặc giả những thống kê đó viết tách ra thành 1 bài khác mà lấy tiêu đề khác chẳng hạn, trước mắt cứ tạm để thế, chờ đợi những học giả nghiên cứu sâu vấn đề này này ra tay can thiệp sẽ chuẩn chỉnh hơn 113.175.42.239 (thảo luận) 04:26, ngày 24 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời


  Cảm ơn bạn đã giải đáp. Thân ái. Gió sớm mai thổi bốn phương trời (thảo luận) 07:30, ngày 29 tháng 6 năm 2019 (UTC)Trả lời

Vấn đề độ dài bài viết

kính gửi Thành viên:Q.Khải, vấn đề này kể cũng khó giải quyết vì Phục Bích nó chỉ là 1 khái niệm, 1 sự kiện chỉ có trong từ điển chứ không phải 1 chế độ như kiểu Thiện nhượng, trước kia bài Thiện nhượng cũng rất dài nó bao quát cả khái niệm và danh sách nhưng đó là 1 chế độ, có nhiều nhà nghiên cứu từng viết ra sách về nguồn gốc chế độ này và dẫn giải cụ thể cho nên sau đó tách ra phần danh sách thành từng quôó gia riêng rất hợp lý, cho neê bài đó có thể phân tách được. Còn như bài phục bích này nó không có bài chính nói về chế độ phục bích gì cả, cho nên nếu tách ra chia nhỏ thành từng khu vực hay quốc gia thì rất khó, vì nhiều quốc gia chỉ có 1 vài trường hợp nên rất ngắn...bài này sở dĩ "quá dài" là bởi là danh sách thống kê, ở các wiki khác sở dĩ bài này ngắn vì họ chỉ thống kê tên các ông vua chứ không ghi thêm gì cả, ở đây phong phú hơn ở chỗ ghi rõ các sự kiện, nguyên nhân lý do tại sao mất ngôi và khôi phục trong trường hợp nào thành thử mới dài thế này, lúc đầu bài viết này chỉ mang tính chất danh sách kiểu như dưới đây:

Công quốc Moldavia:

Công quốc Românească:

Công quốc Românească và Công quốc Moldavia:

Nhưng sau đó chúng tôi xét thấy viết thế thì nó chỉ đơn thuần chỉ có cái tên, cho nên mới mới bổ sung các sự kiện cho đa đạng và sinh động và người đọc sẽ nắm được cơ bản các sự kiện, sau đó lại thêm các hình ảnh vì các vị vua phục bích (nếu có)... ở đây chúng tôi đã sàng lọc tương đối nhiều lược bớt nhiều chi tiết rườm rà rồi, đã rất lắng đọng, đại khái nó còn dài ở nguồn dẫn...thiết tưởng đã mang tính chất danh sách về sự kiện thì phải thống kê, mà đã thống kê thì phải thống kê hết loạt chớ không thể loại bớt...đã có thời điểm chúng tôi thấy dài quá định tách nhưng tách kiểu này khó, vì nếu có bài chính thể loại thì tách sẽ hợp lý hơn, đó là ý kiến của chúng tôi, vậy Thành viên:Q.Khải có cách nào hay hơn chia nhỏ kiểu gì cho hợp lý mà không ảnh hưởng gì đến nội dung bài viết không, chứ theo như chúng tôi thì viết danh sách về sự kiện thì phải rõ chi tiết các sự kiện đó mới hay, cứ chỉ có tên không thì quá khô khan, wiki Tiếng Việt phải có những cái khác wiki ngoại quốc mới có nét độc đáo riêng của nó, giả như nếu danh sách vua chẳng hạn thì nó có thể chia thành vua của từng quốc gia rất dễ, đây là sự kiện chung đâm ra tách nó cũng hơi nan giải. Nếu như chia thành các bài con như: danh sách các trường hợp phục bích ở Nga, ở Trung, ở Việt, ở Nhật, ở Hàn chẳng nếu có bài chính thì lại đơn giản...hay như danh sách phục bích ở các đế quốc, công quốc, đại công quốc chẳng hạn nghe chừng cũng không xuôi lắm Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 03:33, ngày 17 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nếu như tách bài viết này là bất khả thi thì có thể ít nhất giới hạn mục lục bài viết bằng {{TOC limit}} còn nếu có thể bằng cách nào đó chia nhỏ thành nhiều bài chi tiết thì liệu có thể đem vấn đề này ra biểu quyết trước cộng đồng chăng? Mình nghĩ nên tách bài này ra vì với dung lượng lớn thế này, thanh cuộn dọc và mục lục gần như vô dụng. Ngoài ra mỗi khi bấm nút sửa đổi là mình lại gặp lỗi từ máy chủ, điều này có thể gây "ức chế" cho một số thành viên khi họ muốn đăng thay đổi trên bài viết này nhưng lại thường xuyên gặp lỗi không tải được, khiến họ tốn công sức và thời gian nhưng ko được gì. Cách này cách khác, cần đưa bài này ra khỏi vị trí đứng đầu danh sách những bài dài nhất trên Wikipedia. KhaiDo (thảo luận) 03:39, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi thấy nên tách bài vì dung lượng bài này đã quá lớn rồi. Bài chung này nên chỉ đưa các thông tin khái quát và có tính chất thống kê về từng nước hay xứ thôi.Trungda (thảo luận) 04:24, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
vâng, vì bài chính ở đây không có nhiều dữ liệu nói về phục bích bởi nó chỉ là 1 sự kiện chứ không phải 1 cái gì cụ thể có văn bản chứng từ theo kiểu nghiên cứu của các học giả...vậy tuỳ các thành viên nghiên cứu xem xét thống nhất để đưa ra 1 phương án tốt nhất, tạm thời chúng tôi sẽ ngưng không tiếp tục bổ sung thêm vào nữa vì càng làm càng hăng càng tìm ra nhiều trường hợp phục bích mà cứ bổ sung mãi có lẽ trang này phải đạt tới đỉnh điểm trên 2 triệu ký lô bai, chờ cho tới khi đồng thuận 1 phương án nào đó tối ưu thì tôi sẽ tiếp tục sau, ban đầu chúng tôi cũng định chia từng khu vực của từng Châu Lục theo từng vùng miền văn hoá như: Viễn Đông riêng, Cận Đông riêng, Châu Âu riêng, Châu Phi riêng, Châu Úc riêng...nhưng thấy không khả thi vì bài chính chẳng viết được gì nhiều, bởi theo từ điển thì nó chỉ là khôi phục lại ngôi vua, chứ nào có những quan điểm nào khác hay lý thuyết nào cả nên lại thôi...chứ thực chất để dài quá cũng bất tiện, nhiều lúc sửa đổi cũng rất khó vào vì dung lượng lớn gây ra nặng tải cũng phiền phức lắm, trân trọng cảm ơn các thành viên đã quan tâm tới bài viết này, rất mong các thành viên sớm đưa ra 1 đường lối chủ trương chính sách đúng đắn hợp lý nhất để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện khi bài viết đã được tách thành các bài nhỏ dễ sửa chữa hơn, chúng tôi sẽ cố gắng thu thập thông tin tra cứu các thư tịch để hoàn thiện tìm đủ tất các các trường hợp phục bích trên thế giới tự cổ chí kim. Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 09:51, ngày 18 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời
Theo Wikipedia:Báo cáo cơ sở dữ liệu/Bài viết theo kích cỡ, bài viết này hiện có dung lượng lớn nhất trong tất cả những bài viết của Wikipedia tiếng Việt, nặng gần gấp đôi bài đứng thứ hai. Tôi không hiểu vì sao phải tạo ra một trang dài như thế để liệt kê cụ thể từng trường hợp quay lại vương vị của từng ông vua. Người nào đang biên tập bài này vui lòng viết súc tích nội dung lại, biến nó thành một bảng danh sách với tóm lược tương đối về sự kiện, và dẫn liên kết trong về bài chi tiết.
Bài dài như vậy gây quá tải hiệu suất tải trang, khiến trang khó hiển thị không chỉ với thiết bị di động mà còn cả máy tính cá nhân (tôi đang dùng máy tính cá nhân truy cập và cảm thấy trang tải rất khó). --minhhuy (thảo luận) 04:20, ngày 5 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
báo cáo thành viên --minhhuy (thảo luận), bài này nó mang tính chất 1 sự kiện, nó cũng là bảng thống kê về sự kiện do đó trong đó cần phải nói rõ việc 1 vị vua tại sao mất ngôi và khôi phục trong trường hợp nào, vì nó mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới cho nên nó mới dài, không như bài Thiện nhượng trước đây chỉ gói gọn trong 4 nước đồng văn Hán Ngữ hơn nữa nó lại là 1 chế độ thành ra nó có bài gốc viết được nhiều, vậy nên các sự kiện về nhường ngôi mới tách thành các bài con theo những quốc gia riêng. Còn như bài này phục bích chỉ là 1 định nghĩa trong Tự Điển không hẳn là 1 chế độ gì cả cho nên viết bài chính bài gốc chỉ được vài dòng, kiểu như bài vua Việt Nam chẳng hạn, đúng lý phải tách danh sách vua riêng còn khái niệm về vua riêng nhưng chẳng có gì viết nhiều về các vị vua Việt Nam (như trong thảo luận có 1 số thành viên đã đề xuất) cho nên phải gộp cả danh sách vào đó, vì nó chỉ là vua 1 nước nên danh sách không nhiều mới làm như thế được, còn như ở đây vì nó bao quát phạm vi mang tính toàn cầu nên mới dài như vậy, nếu chỉ để danh sách không thì nó không ra sự kiện...bài này được viết dựa vào cách viết của bài danh sách nhân vật trong Thủy hử, bài đó nếu cứ thả phanh phát triển thì có lẽ cũng dài lắm chẳng qua lúc đầu nhiều người quan tâm rồi sau đó không ai viết nữa nên dừng lại mà không ai để ý đến nữa, còn nhiều bài khác cũng thế nếu đem liệt kê cũng không ít...chẳng qua bài này được phát triển liên tục nên độ dài nó mới lớn đến vậy, chứ như bài này mà lại đang viết dở rồi bỏ lửng đó thì cũng chẳng có ai để tâm tới, hóa ra tích cực quá cũng chưa phải đã là tốt, kể thì cũng đúng vì dài quá khó vào thế nên bài này hiện đã tạm thời đình chỉ không bổ sung thêm gì nữa Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 03:29, ngày 6 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nên tách bài, nếu bạn thấy chia theo quốc gia quá nhỏ thì có thể chia theo châu lục. Xuân (thảo luận) 15:57, ngày 6 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài dài quá thì truy cập cũng gặp khó khăn vì nặng tải, đây cũng là 1 vấn đề bất cập, người xem cũng khó tiếp cận hơn bởi khi họ muốn tra cứu nhấp vào nó cứ quay lô lô bao lâu mới được có lẽ họ cũng chán, nhưng xét ra cho cùng được cái nọ sẽ mất cái kia, nhất là những bài về danh sách, nếu chỉ là danh sách không thì nó là 1 nhẽ, chẳng qua đây là danh sách về những trường hợp nó mới thành ra vậy. Cái cơ bản ở đây là bài chính chẳng viết được gì nhiều, nếu bài chính viết được nhiều thì mục danh sách tách khỏi bài này là điều đương nhiên, chả lẽ bài chính chỉ ghi mấy câu lấy định nghĩa ở trong tự điển thì có đủ tiêu chuẩn cho 1 mục từ trên wikipedia này không, đó mới là câu chuyện nan giải, còn nếu như ai viết được bài chính với chủ đề phục bích mà kéo dài được với nhiều nội dung phong phú như: định nghĩa, khái quát hay nhiều thông tin thú vị khác thì tốt quá...đại khái tách thì dễ nhưng chủ yếu là tách thế nào cho hợp lý mà thôi, chia nhỏ thì phải có bài gốc tương đối mang tính toàn diện. Ngay như bài vua Việt Nam nhiều điều đáng nói như vậy mà trước đây có những ý kiến cho rằng không thể tách phần danh sách bởi nếu tách thì bài đó còn rất ngắn gọn sơ sài quá, thế nên cuối cùng vẫn phải liệt kê danh sách cùng luôn bài viết gốc. Còn như bài này nếu wikipedia không cần bài viết chính viết dài mà chỉ cần vài dòng sơ lược thì những mục danh sách tách ra tốt quá, vậy mong các thành viên nghiên cứu xem xét để đưa ra một phương án tốt nhất cho bài viết này, làm sao cho thuận tiện việc truy cập của độc giả mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng nội dung bài viết, trân trọng cảm ơn các thành viên đã lưu ý đến bài viết này Kinh nghiệm - bán không ai mua, mua không ai bán (thảo luận) 03:09, ngày 7 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Phục bích/Lưu 1”.