Thảo luận:Phạt Tống lộ bố văn

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Trungda trong đề tài Sửa đổi của 115...

Quyền bản dịch

sửa

Trần Văn Giáp mất năm 1973, theo luật thì bản dịch của ông được bảo hộ, nên không thể đưa vào đây, đúng không-- nói chuyện-đóng góp 13:34, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của 115...

sửa

Cách thêm thắt của IP 115. trong bài không xa lạ gì nếu so với cách sửa bài của Ashante - 1 con rối của Kayani ở bài Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076, nên đoạn suy diễn này bị xóa.--Trungda (thảo luận) 16:51, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời


Sách LNĐĐ chép chuyện trên, kể nối rằng: “Quân Giao Chỉ nói với Vĩnh Thái: “Chúng ta chỉ lấy của cải mà thôi, chứ không giết chúng mày đâu”. Sau khi lấy sạch của, lại đem giết hết.

Ở Liêm Châu quân Tống cũng thua rất nặng. Hình như ở đây, các quan Tống được tin Khâm Châu mất, có phòng bị và chống cự ít nhiều. Tám nghìn thổ đinh bị ta bắt làm phu khiêng xuống thuyền đồ vật cướp được, xong rồi đều bị giết (Thần Tông TL và VKT).

Thường Kiệt lại lợi dụng sự phân tranh trong triều đình Tống giữ hai phái tân và cựu, để chia rẽ quân dân địch. Trong các lộ bố, có nói: “Trung Quốc dùng các phép thanh miêu, trợ dịch, làm dân khốn khổ. Nay ta đem quân tới cứu”. (TTh 13 và TB 271/15b)

Người đời sau kể rằng “dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày phương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp” (NBS). Bởi vậy, tiến quân vào nội địa càng thêm dễ dàng.

Vì Giàm kháng cự lâu, quân Lý tức giận. Lúc vào thành, quyết tìm bắt Giàm cho được. Khi biết Giàm đã chết, chúng tìm xác cũng không thấy. Tức giận, chúng giết sạch dân thành, kể cả quan lại, lính tráng, thổ đinh, cư dân, cả thảy hơn năm vạn người. Các sách TB 272/8a và TS 4346 còn chép rằng quân Lý sắp đầu người thành đồng; mỗi đống 100 đầu mà có tới 580 đống.

tất cả đều trích dẫn từ sách của Hoàng Xuân Hãn. Tôi ngạc nhiên vì có người bảo đấy là suy diễn đấy. Cụ Hoàng viết bao nhiêu đây dòng thì gọi là suy diễn, cụ Hoàng viết chỉ 1 dòng " Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày phương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh quân ta lan khắp” thì tin chắc ko nghi ngờ là làm sao?


cái dòng " người cha họ Lý" vốn là từ cái này mà ra đây: Bia của Nhữ Bá Sỹ thời Tự Đức nhà Nguyễn chép về Lý Thường Kiệt có đoạn chép : “…dân Tống thấy lời tuyên cáo, vui mừng đem trâu rượu ra khao quân ta, lại bảo dân Tống thấy hiệu Lý Thường Kiệt ở đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án phục ở bên đường”.

hỏi 1 kẻ sống tận thời Nguyễn tự phăng tự vẽ ko có sử liệu thì có đáng tin ko?

Quay lại trang “Phạt Tống lộ bố văn”.