Thảo luận:Phạm Quỳnh

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi PierreConan trong đề tài Phạm Quỳnh and Charles Maurras

"Đặng Huỳnh" và "Phạm Quỳnh"

sửa

Trong film truyền hình "Ngọn nến hoàng cung",nếu căn cứ vào hành trạng thì Phạm Quỳnh chính là nhân vật có tên Đặng Huỳnh.Tuy vậy,trong film chỉ dùng duy nhất cái tên "Đặng Huỳnh",chứ không hề đả động đến cái tên hay 1 nhân vật nào là "Phạm QUỳnh" cả.

Trong thực tế thì cái tên "Đặng Huỳnh" được Phạm QUỳnh sử dụng trong những thời gian và khung cảnh như thế nào?Gái không rõ về điều này,xin được các bác chỉ điểm cho. THân, --redflowers 22:38, ngày 29 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Phạm Quỳnh là nhà gì ?

sửa

Nhà Văn được không ? Có cuốn Pháp du hành nhật ký. Nhà nghiên cứu văn hoá, nhà văn hoá, nhà nghiên cứu triết học, nhà dịch thuật được ko ? Quycuocthat 15:16, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phạm Quỳnh ban đầu đơn sơ là 1 ký giả, nhưng về sau những đóng góp về đường học thuật của ông này cho nước ta là rất lớn, do đó tuy chỉ có 1 - 2 tác phẩm ký sự nho nhỏ, còn lại là nghiên cứu, khảo luận, nhiều người vẫn gọi ông là 1 nhà văn. Không những thế, Dương Quảng Hàm, Phạm Thế Ngũ ... khi viết VNVH sử đều đặt ông lên làm nhà văn hàng đầu của những người cùng thời, vậy ta theo họ gọi ông là nhà văn cũng không sợ sai. Xiaoao (thảo luận) 12:11, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nhà văn hóa.--Linhnga (thảo luận) 11:40, ngày 12 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên bài

sửa

Phạm Quỳnh này quá nổi tiếng, nên giữ tên chính. Phạm Quỳnh kia mới cần thêm cái ngoặc đơn.--123.27.188.46 (thảo luận) 18:22, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà ông này có lẽ nổi tiếng với vai trò học giả hơn là quan nhà Nguyễn.--

123.27.188.46 (thảo luận) 18:25, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nội dung không chính xác

sửa

Trong bài có đoạn này: "Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại,..."

Đây là một dữ kiện sai.

Bảo Đại lên ngôi vua ngay sau khi Khải Định chết, vào năm 1926, sau đó ông sang Pháp học tiếp, tại triều Huế chỉ có các đại thần chấp chính. Năm 1932 Bảo Đại học xong, trở về và trở lại tham chính, dẫn đến việc cải tổ nội các, đưa Phạm Quỳnh và một số nhân sĩ Tây học vào nội các.

Nội dung sai sự thật kể trên cần được sửa đổi. thảo luận quên ký tên này là của 123.24.107.233 (thảo luận • đóng góp).

Ngày mất Phạm Quỳnh

sửa

Mấy dòng trích ra từ FB của một người bạn. Nhờ các vị có kiến thức thẩm định thêm.

Nhân thấy mấy vị Phạm Quỳnh học đang trao đổi nhiệt huyết về ngày mất của Phạm Quỳnh, nhân lúc dọn dẹp ngăn bàn thấy cuốn Mảnh Vụ Văn Học Sử của Bằng Giang do Chân lưu in năm 1974 ra coi xem có tin về vụ này không? Trong ngay mục lục thấy có bài “Dư luận về Phạm Quỳnh và thời điểm sanh tử của ông trang 162 thì thấy ghi nội dung sau liên quan tới ngày Phạm Quỳnh bị xử bắn!

Nên lọ mọ ngồi ghi ra đây để các bên liên quan có thêm tài liệu để tham khảo.

Về ngày mất của Phạm Quỳnh, ngoài ông VŨ ĐÌNH TRÁC ghi năm 1946, các vị khác đều ghi là năm 1945. Ngày tháng thì có nhiều chỗ bất nhất.

- “Ngày 23 tháng 8 năm 1945, ông bị Ủy ban cách mạng xử tử tại một địa điểm phụ cận kinh thành Huế”. PHẠM VĂN DIÊU – Việt Nam văn học giảng bình (Sài-gòn: Tân Việt, 1953, tr.86.)

- “1945: Bị Việt-Minh bắn chết ở Huế.” NGUYỄN SỸ TẾ và tgk Quốc văn toàn thư lớp đệ tứ (Sài-gòn: Tao Đàn, 1960, tr.251)

- “Năm 1945, ông bị bắn chết ở Huế, trong vụ đảo chánh” ĐỖ VĂN TÚ – Giảng văn lớp đệ tứ, bản in lần 2 (Sài-gòn: Việt nam tu thư, 1962, tr.236)

- “Ngày 23-8-1945, Phạm Quỳnh bị bọn quá khích hạ sát”. ĐÀM XUÂN THIỀU, TRẦN TRỌNG SAN – Việt văn độc bản lớp đệ nhị, bản in lần 6 (Sài gòn: Trung tâm học liệu, 1968, tr.236)

- “Đang lúc ông hang hái với việc viết văn như thế thì trưa ngày 23 tháng 8 năm 1945, ông bị Việt-Minh bắt đem đi mất tích. Ông cùng bị giam và bị giết chon một huyệt với Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân hồi đầu tháng 9 dương lịch năm 1945” THANH LÃNG – Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Sài gòn: Trình Bày, 1967, II, tr.191)

Theo tài liệu của bác sĩ TRẦN KIM BẢNG căn cứ vào lời thuật của bà Phùng Ngọc Duy, nhũ danh Phạm Thị Hảo, rọi sáng vào cái chết tối tăm của Phạm Quỳnh.

“ Phong trào Việt Min nổi lên. Biểu tình lập chính phủ mới ồn ào tại Huế, ngày 16 tháng 7 âm lịch 1945 lúc 13h (tức ngày 23-8-1945 dương lịch). Nhân viên chính phủ Hồ Chí Minh đến bắt Phạm Quỳnh đem đi giam tại Phủ Thừa ở Huế. Hai tháng sau gia đình được tin ông bị bắn chết, nhưng không biết ở đâu để tìm xác.

Năm 1956, được gia đình Ngô Đình Diệm báo tin cho bà Phùng Ngọc Duy biết Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi và con là Ngô Đình Huân cùng bị bắn và chon cùng một huyệt ở Hát Phú cách Huế 20km thuộc Quảng Trị (…)

Người chỉ dẫn tới huyệt chôn xác là người lái đò năm xưa đã đưa ba nạn nhân đến nơi xử bắn.

Theo lời ông lái đò nói lại rằng sáng sớm ngày hôm xử bắn, ông không nhỡ rõ ngày (năm 1945) (…)

Phạm Quỳnh nằm dưới hai xương tay đưa ra gáy ôm lấy sọ bị bắn thủng, bảy phát súng lục(…)

Di hài Phạm Quỳnh được đưa về chôn tại chừa Vạn Phước ở Huế.”

Như vậy, không ai biết được chính xác ngày giỗ của Phạm Quỳnh. Trừ ông lái đò, mà ông này thì đã quên, và người bắn Phạm Quỳnh. Nhưng người này liệu còn sống hay không? Và nếu còn sống thì chắc gì đã nhớ?

Tóm lại: Phạm Quỳnh bị xử bắn tại Hát Phú (Hay Hải Phú?) (Quảng Trị) vào một ngày nào đó trước cuối tháng 10 năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám, chớ không phải bị ám sát tại Huế ngày 23-8-1945.

Nhà cháu còn được biết người thi hành lệnh bắn PQ năm 1945 ấy là Chủ tịch huyện Phong Điền. Tất nhiên tư liệu này chỉ có ít người biết, trong phạm vi hẹp, hình như chưa có người viết thành văn bản,mà chỉ nghe kể lại. Nếu cháu nhớ không nhầm, người ấy nay còn sống, cũng cao tuổi lắm rồi...

Lee Coong (thảo luận) 12:21, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tay sai ?

sửa

Không phải cứ làm quan hay hợp tác với Pháp là xấu. Ông bố của ông Hồ cũng là quan huyện nhưng tắc trách nên bị cách chức. Ông Hồ cũng từng muốn làm quan nhưng không thành. Bao nhiêu người theo Việt Minh cũng từng làm quan. Aifart (thảo luận) 14:19, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quan tham ngày nay vô kể, chẳng có đóng góp gì cho đất nước, toàn là ăn cắp không bị lên án còn được xem là cách mạng, yêu nước còn một học giả có tài như Phạm Quỳnh bị chụp đủ thứ mũ thì thật bất công. Trắng đen đảo lộn hết rồi ? Phạm Quỳnh không phải nhà tư tưởng nhưng là người có khả năng khảo cứu rất tốt. Ngày nay ở VN cũng chẳng có học giả nào có thể so sánh với ông ta vậy mà người ta vẫn còn chụp mũ Phạm Quỳnh.Aifart (thảo luận) 15:12, ngày 27 tháng 9 năm 2018 (UTC)Trả lời

Người dân chẳng lẽ ngu khi họ xử tử ? cái gì cũng có cái lí của nó, bao nhiêu ông không bắn mà bắn P Quỳnh và Ngô Đình Khôi ? Việc gì rảnh mà xách 1 người vô tội ra bắn ?

Bao nhiêu người, vua Bảo Đại, Phan Chu Trinh,...đã cho rằng tay này là tay sai cho Pháp còn gì ? chúng tôi biết tin ai hơn ngoài dân gian, Bảo Đại và P Châu Trinh. ?

Còn cái tài năng của ông ấy chúng ta không bàn ở đây, tài hay không là việc tư nhân của ông Phạm Quỳnh.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 06:14, ngày 29 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Phạm Quỳnh là một trí thức có tài. Ông hiểu rằng nguyên nhân khiến VN mất nước là do đầu óc người Việt kém hơn thiên hạ. Chỉ có nâng cao trình độ trí tuệ và đạo đức của quốc dân lên thì mới có nền độc lập chân chính được. Muốn làm vậy thì phải hợp tác với người Pháp để khai hóa xứ sở. Dân VN toàn óc bài ngoại, chẳng có chút tầm nhìn nên chụp ông đủ thứ mũ nên đến giờ VN vẫn kém cỏi, vẫn không phát triển nổi vì đầu óc người Việt quá kém. Người thông minh ở xứ sở này thì sẽ có số phận như Phạm Quỳnh. Thật đáng buồn. Giới trí thức hiện nay ở VN không ai có hiểu biết bách khoa hay tầm nhìn như Phạm Quỳnh. Thật đáng tiếc. Họ là chuyên gia trong một lĩnh vực hẹp nào đó hơn là trí thức.Hamloi23 (thảo luận) 15:10, ngày 7 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Phạm Quỳnh and Charles Maurras

sửa

Hi ! I am the translator of the french article about Phạm Quỳnh. This is a message to notice you about interstings informations about the relationship between this vietnamese politician with fr:Charles Maurras. You can google translate my article in english to learn more about that relationship : fr:Pham Quynh.PierreConan (thảo luận) 11:27, ngày 8 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Phạm Quỳnh”.