Thảo luận:Phương châm 16 chữ vàng

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi DanGong trong đề tài Phương châm 16 chữ vàng

Tầm nhìn hẹp

sửa

Phương châm 16 chữ là tóm tắt nội dung đường lối ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đâu chỉ phải với mỗi Việt Nam như đang thể hiện trong bài này. --222.252.102.202 (thảo luận) 17:10, ngày 26 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bổ sung vài nguồn nói rằng phương châm này đã dùng cho nhiều nước chứ không chỉ riêng cho Việt Nam.Ngậm miệng (thảo luận) 09:35, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Không thảo luận gì, không nêu ra được một nguồn nào cả, mà cứ treo bảng tầm nhìn hẹp cả năm trời là một hình thức phá hoại ngầm nhằm làm người đọc nghi ngờ tính chân thực của bài viết.Nghilevuong (thảo luận) 03:08, ngày 1 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phần thành tựu

sửa

Phần "Thành tựu" của bài này nên tách ra thành một bài về mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung sau 1991 có lẽ phù hợp hơn. Tân (thảo luận) 10:49, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đoạn "Thành tựu" chép lại nguyên văn nhiều đoạn từ nguồn, đôi khi thể hiện quan điểm của nguồn, nhung không nói rõ đó là quan điểm của nguồn trong bài. Những đoạn này có thể sẽ bị coi là vi phạm bản quyền hay không thể hiện thái độ trung lập. NHD (thảo luận) 10:59, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo thông lệ của wikipedia thì chỉ nêu thông tin có nguồn thể kiểm chứng và cái quan điểm nào đó của nguồn thì do nguồn chịu, wikipedia không chịu trách nhiệm về quan điểm của nguồn trích dẫn. Trường hợp có nhiều quan điểm khác nhau thì mới phải nêu rõ ra từ nguồn nào. Nếu tôi tự ý sửa đổi các thông tin về các "thành tựu" trong bài sao cho khỏi mắc tội "vi phạm bản quyền" thì sẽ có người gán ghép cho tôi cái tội ... "suy diễn". Nguồn còn đó, xin nhờ các thành viên có uy tín là "khách quan và trung lập" sửa giùm. Tôi chỉ dám sửa sơ sơ và gần như không có một sửa đổi nào trái với tinh thần nguyên văn của "nguồn chính thống" với hy vọng không bị khép vào tội "bôi nhọ" và "bóp méo" các thành tựu là đã may phước lắm lắm rồi.Ngậm miệng (thảo luận) 05:21, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo thông lệ, nếu một đoạn viết thể hiện một quan điểm thì Wikipedia phải nói rõ đó là quan điểm của ai, nếu không sẽ dẫn đến ngộ nhận đây là quan điểm của Wiki. NHD (thảo luận) 07:01, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trả lời:

Với Tân: "Phần "Thành tựu" của bài này nên tách ra thành một bài về mối quan hệ ngoại giao Việt - Trung sau 1991 có lẽ phù hợp hơn". Mối quan hệ ngoại giao Việt Trung có thể có nhiều nội dung có nhiều thành tựu khácnhau nữa. Riêng bài này chỉ đăng các thành tựu có được là do có phương châm 16 chữ vàng từ các nguồn uy tín. Việc ghi lại gần như nguyên văn các thành tựu, các đánh giá đảm bảo đúng tinh thần đánh giá thành quả đạt được khi có phương châm của nguồn có uy tín là một việc nghiêm túc theo tinh thần của wikipedia, chi ghi nhận thông tin, không cắt xén, không hạ thấp thành tựu, không ca ngợi thêm. Hãy xem lại các nguồn dẫn và cho biết trong bài đã thêm bớt thành tựu gì mà nguồn đã khẳng định có được từ 16 chữ vàng. Nếu dư, hãy cắt bỏ, nếu thiếu, hãy bổ sung, nếu thêm thắt, hãy treo bảng thiếu trung lập.
Với NHD: Khi cả hai bên đều cho rằng mình đã theo thông lệ của wikipedia tiếng Việt để trình bày các thông tin từ nguồn dẫn có uy tín thì, làm ơn, cho biết đó là thông lệ gì, ai đã ủng hộ, hiện wikipedia đang phổ biến thông lệ nào, ở dạng bài nào?Ngậm miệng (thảo luận) 04:48, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
"Theo thông lệ, nếu một đoạn viết thể hiện một quan điểm thì Wikipedia phải nói rõ đó là quan điểm của ai, nếu không sẽ dẫn đến ngộ nhận đây là quan điểm của Wiki". Thành viên NHD có quan điểm y hệt thành viên Mekong Bluesman trong thảo luận bài Quốc Bảo, nhưng chưa chắc điều đó đã là thông lệ phải áp dụng trên wikipedia.Ngậm miệng (thảo luận) 09:35, ngày 7 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

"Xuyên tạc"

sửa

Đoạn "xuyên tạc" hoàn toàn không có dẫn chứng, dùng những từ ngữ thiếu trung lập, không hiểu được viết vào bài này với mục đích gì. Tôi đề nghị tác giả xóa đoạn này và tìm tài liệu để viết một đoạn mới với tựa đề "Đánh giá" hay "Chỉ trích" với nội dung trung lập hơn. NHD (thảo luận) 11:08, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đã bổ sung các nguồn phản động. Dùng google sẽ có 863 kết quả khi tra nguyên cả cụm từ "Láng giềng khốn nạn. Cướp đất toàn diện. Lấn biển lâu dài. Thôn tính tương lai". Các nguồn này bị tường lửa chận và đã có nguồn cache bổ sung kèm theo để kiểm chứng. Trong đó có các tổ chức đã được nhà nước liệt vào hạng phản động như Thăng Tiến .... Việc dùng từ ngữ không trung lập là chuyện của các tổ chức, cá nhân phản động như Trần Khải Thanh Thủy, Thăng Tiến, Calitoday và họ tự chịu trách nhiệm về việc đó chứ không phải việc wikipedia phải lo.
Mục đánh giá phương châm 16 chữ đã có trong bài rồi. Còn mục "Chỉ trích" thì rất khó viết vì thiếu nguồn dẫn đáp ứng đủ tiêu chí "kiểm chứng được" của wikipedia.
Đưa nội dung xuyên tạc này vào bài và nói rõ rằng đó là xuyên tạc thì không thể gọi là thiếu trung lập được nữa, cũng như wikipedia giữ các nội dung như "tin đồn" về vợ con trong bài Hồ Chí Minh cũng không bị gọi là thiếu trung lập hoặc nêu ra nghi vấn "wikipedia tiếng Việt có mục đích gì".
NHD hãy trả lời trước: ai là người thực sự cần biết người viết bài đưa mục xuyên tạc vào bài với mục đích gì để làm gì? Sau khi biết được cái việc sử dụng thông tin đó dùng để làm gì, ở đâu, tôi sẽ cho NHD biết câu trả lời là ... Ngậm miệng (thảo luận) 05:03, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xin cho biết ai nói rằng mấy nguồn này bạn đưa ra là "phản động", và các câu nói đó là "xuyên tạc"? NHD (thảo luận) 07:02, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo tôi "xuyên tạc" trên nghĩa tạo ra 16 chữ (4 câu) mà nội dung, tinh thần hoàn toàn ngược lại với nội dung của nguyên bản. Tích Lan nhân (thảo luận) 09:03, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Trả lời NHD Các nguồn sau đã khẳng định Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Trần Khải Thanh Thủy, là phản động. Nguồn trực tiếp xác định đó là xuyên tạc chỉ có ở nguồn phản động, nguồn chính thống chỉ nói chung chung đó là phản động xuyên tạc, nguồn trực tiếp khẳng định láng giềng khốn nạn là xuyên tạc sẽ được bổ sung sau (nếu NHD bắt buộc phải bổ sung).
  1. Sứ quán VN ở HK Những kẻ lầm đường muốn kích động hận thù 05/18/2007 - Nhân quyền
    Trích nguyên văn: Trần Khải Thanh Thủy - một nhân vật có thái độ bất mãn với chế độ sau khi bị buộc nghỉ việc vì vi phạm kỷ luật - đã tích cực tham gia các diễn đàn chống cộng trên internet. Thị đã viết tới 190 bài xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Được sự cổ vũ, kích động của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, Thủy ngày càng hoạt động trắng trợn, kích động những người khiếu kiện tổ chức biểu tình, tự thiêu, gây ra các vụ nổ, và công khai thách thức chính quyền bắt để được nổi tiếng và nhận được nhiều tài trợ. Trần Khải Thanh Thủy còn gọi điện thoại cổ vũ một cuộc biểu tình do nhóm khủng bố “Việt Tân” tổ chức trước Đại sứ quán Việt Nam ở Canađa hồi tháng 3/2007 và thậm chí hô hào “bắt cóc nhân viên sứ quán, nhân viên ngoại giao Việt Nam để trao đổi với số đối tượng hoạt động chống chính quyền đang bị bắt ở trong nước.”
    Trích: Cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") là một tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài.đã cùng số phần tử có hận thù với đất nước ta lập ra tổ chức phản động lưu vong "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam " tại nam California (Mỹ)."Liên minh Việt Nam tự do", "Hội chuyên gia Việt Nam hải ngoại","Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp" và "Ðông Tiệp"; móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới","Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC)các tổ chức "Ðảng nhân dân hành động" của Nguyễn Sỹ Bình, "Ðảng dân tộc" của Nguyễn Hữu Chánh thành lập cái gọi là "Hội đồng cách mạng cứu quốc" do Nguyễn Khánh làm chủ tịch,chúng tích cực hỗ trợ cho các đối tượng xấu trong nước nhen nhóm và tuyên bố thành lập các tổ chức phản động như "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Ðảng thăng tiến", "Ðảng dân chủ XXI", "khối 8406", cổ vũ, kích động số này tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam. "Hội nhà báo tự do", "Hội bảo vệ ký giả", "Nhóm ái hữu công nhân Việt Nam", "Hội dân oan", "Công đoàn độc lập"...
  2. Báo Công An “Mặc áo” tu hành, nhận tiền phản động Thứ Bẩy, 01/09/2007 - 9:16 AM nguồn có uy tín của cơ quan có chức năng.
  3. Thu thẻ hành nghề của 2 luật sư phản động Thứ Hai, 12/03/2007 - 11:09 AM: nguồn độc lập và trung lập.
  4. RFA Dân chủ không thể có bằng “xin-cho” 2007-03-28 nguồn phản động có sự trợ giúp của nước ngoài.
  5. Tạp chí cộng sản Bộ mặt thật của "Những tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam"(Cập nhật: 13/6/2007) Trần Duy Hương Số 11 (131) năm 2007 nguồn uy tín có kiểm chứng từ trong nước của Tổ chức chính trị xã hội được hiến pháp quy định.
  6. Báo Nhân Dân Bảo đảm sự bình yên của Tổ quốc và nhân dân Cập nhật 11:03 ngày 12-07-2009 phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Ủy viên T.Ư Ðảng, Thứ trưởng Công an là quan chức có chức năng nói về sự sai trái khi một số báo chí và dư luận ở nước ngoài vì thiếu hiểu biết thực tế hoặc cố tình xuyên tạc sự thật:
    Trích: tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như "Ðảng nhân dân hành động", "Tập hợp thanh niên dân chủ", "Ðảng Việt Tân"... nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Ðịnh đã biên soạn và tham gia biên soạn nhiều tài liệu tán phát trên các đài báo, các trang web của bọn phản động lưu vong với những lời lẽ kích động, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, lợi dụng những vấn đề nhạy cảm đưa tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật nhằm gây rối nội bộ ta, kích động những hành vi và tư tưởng chống đối Ðảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung lập ra tổ chức phản động "Tập hợp thanh niên dân chủ" phối hợp những phần tử phản động trong và ngoài nước để chống Nhà nước ta, đòi thay đổi chế độ chính trị hợp hiến ở nước ta. Nguyễn Tiến Trung đã câu kết với Trần Anh Kim để thực hiện sự chỉ đạo của bọn cầm đầu phản động lưu vong công khai tổ chức cái gọi là "Ðảng Dân chủ Việt Nam" nhằm lôi kéo những người khác tham gia tổ chức phản động này.
Với chừng đó nguồn đã đủ chưa?Ngậm miệng (thảo luận) 04:35, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đối với những cụm từ như "phản động", "xuyên tạc" là rõ ràng không trung lập, cho nên khi Wikipedia sử dụng những cụm từ này phải nói rõ là ai nói. NHD (thảo luận) 19:11, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phương châm 16 chữ vàng thường bị những người yêu nước, nhận rõ hiểm họa từ Trung Quốc sửa thành thành[1][2][3][4][5]:


"Láng giềng khốn nạn. Cướp đất toàn diện. Lấn biển lâu dài. Thôn tính tương lai"

Câu này không những xuyên tạc mà còn là khiêu khích nữa. Thế những người không xuyên tạc là không không yêu nước à? Tôi rất hâm mộ văn hóa TQ, biết chút ít chữ Hoa, nhưng tôi vẫn phản đối cách chính quyền TQ chèn ép đất nước tôi. Dù vậy, tôi không phải thằng điên để gây chuyện. Đoạn này tôi tạm cóp vào đây để tham khảo. Bring Vietnam to the world 01:50, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)
  1. Diễn biến sửa đổi:
    • Trước đây mục xuyên tạc có câu Phương châm 16 chữ vàng thường bị các thế lực phản động xuyên tạc thành "Láng giềng khốn nạn. Cướp đất toàn diện. Lấn biển lâu dài. Thôn tính tương lai". Mọt số thành viên đã băn khoăn về “tính trung lập” của wikipedia khi dùng từ phản động và xuyên tạc nhưng không thấy ai sửa đổi gì.
    • Đến ngày 6/1/2010 thành viên 97.126.10.235 sửa cụm từ (Phương châm 16 chữ vàng thường bị các thế lực phản động xuyên tạc thành)--> (Phương châm 16 chữ vàng thường bị những người yêu nước, nhận rõ hiểm họa từ Trung Quốc sửa thành)
    • Sau đó thành viên Thái Nhi xóa cả mục "Xuyên tạc" đem ra trang thảo luận để tham khảo.
  2. Phân tích sửa đổi của thành viên Thái Nhi:
    • Xóa bỏ và đem một đoạn nội dung, có nguồn dẫn, đang có nhiều tranh cãi theo nhiều xu hướng nhãn quan (nhất là nhãn quan chính trị) ra ngoài trang thảo luận với lý do để tham khảo cũng tương đương với hành động xóa nội dung có nguồn dẫn chứng.
    • Lý do sửa đổi của Thái Nhi là: "Câu này không những xuyên tạc mà còn là khiêu khích nữa. Thế những người không xuyên tạc là không không yêu nước à? Tôi rất hâm mộ văn hóa TQ, biết chút ít chữ Hoa, nhưng tôi vẫn phản đối cách chính quyền TQ chèn ép đất nước tôi. Dù vậy, tôi không phải thằng điên để gây chuyện. Đoạn này tôi tạm cóp vào đây để tham khảo."
      • "Câu này khiêu khích..": tức không phải câu "Láng giềng khốn nạn. Cướp đất toàn diện. Lấn biển lâu dài. Thôn tính tương lai" mà là câu "Phương châm 16 chữ vàng thường bị những người yêu nước, nhận rõ hiểm họa từ Trung Quốc sửa thành" là khiêu khích vì chứa cụm từ "yêu nước". Một là, cách đơn giản khi gặp sửa đổi có nội dung bị ta cho là khiêu khích là thảo luận và hồi sửa tới nội dung trước đó đến khi có đồng thuận hoặc yêu cầu chú thích ngay tại cụm từ "yêu nước". Hai là, suy luận "Thế những người không xuyên tạc là không yêu nước à" của Thái Nhi không đủ chặt chẽ, không có tính bao quát. Vì có nhiều người "yêu nước" với những cách khác nhau, không có tiêu chí định tính "yêu nước", không có tiêu chí "ứng xử" của những người yêu nước trước các tình huống khác nhau (ví dụ: có người đánh giá người Việt hay xả rác tức người Việt không yêu nước)
      • "Tôi rất hâm mộ văn hóa TQ, biết chút ít chữ Hoa, nhưng tôi vẫn phản đối cách chính quyền TQ chèn ép đất nước tôi. Dù vậy, Tôi rất hâm mộ văn hóa TQ, biết chút ít chữ Hoa, nhưng tôi vẫn phản đối cách chính quyền TQ chèn ép đất nước tôi. Dù vậy, tôi không phải thằng điên để gây chuyện": Thái Nhi đã tâm sự đôi chút nhưng "tôi không phải thằng điên để gây chuyện" có thể hiểu Thái Nhi đánh giá ai đó ứng xử (xuyên tạc) như thế là điên? Đánh giá riêng tư của Thái Nhi thế nào là quyền của Thái Nhi thôi và mỗi người lại sẽ có một đánh giá khác nhau.
  3. Đề xuất sửa đổi:
    • Phương châm 16 chữ vàng thường được những người tự nhận là yêu nước nhận rõ hiểm họa từ Trung Quốc nhưng theo các nguồn tin chính thống trong nước thì họ là những người phản động, sửa lại thành:"Láng giềng khốn nạn. Cướp đất toàn diện. Lấn biển lâu dài. Thôn tính tương lai"
    • Nguồn dẫn cho "yêu nước", "phản động" đã có bên trên.Nbq (thảo luận) 02:48, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thái độ trung lập

sửa

Tôi treo biển thái độ trung lập cho toàn bộ bài này vì có quá nhiều vấn đề: bài viết nêu nhiều quan điềm, ý kiến, nhận xét...nhưng không nói rõ là của ai, làm như đó là những nhận xét của Wikipedia. NHD (thảo luận) 11:11, ngày 21 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin xem lại thông lệ của wikipedia tiếng Việt.
Ngoài ra, tôi là người cóp nhặt thông tin để tạo ra bài này. Tôi không phải chịu trách nhiệm nếu các nguồn có thể kiểm chứng này ngợi ca 16 chữ vàng hoặc không phải chịu trách nhiệm với việc các nguồn này chê trách 16 chữ vàng. Tôi cũng không thấy bài hiện nay đang thiên vị ai để bị gọilà thiếu trung lập vì nguồn rất là có uy tín và chính thống kia mà.
NHD hãy phân tích rõ đoạn nào, ý nào thiên vị ai mà bảo là thiếu trung lập? Ngậm miệng (thảo luận) 05:21, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đây là một số vấn đề của bài: đưa nhận xét, ý kiến mà không nói rõ là nhận xét, ý kiến của ai ("hai bên có quyền tự hào", "chí tình và đầy hiệu quả", "chắc chắn sẽ sống động hơn", "chưa...vạch ra sự tráo trở của Trung Quốc", "thế lực phản động xuyên tạc"...). NHD (thảo luận) 07:06, ngày 22 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Còn nếu sửa lại dù chỉ một từ và chỉ một từ thôi thì sẽ bị vi phạm quy định của wikipedia là xuyên tạc, bóp méo sự thật về quan hệ chủ đạo Việt Trung khi cắt xén thông tin.
Hãy xem lại thông lệ của wikipedia tiếng Việt khi viết một thông tin còn chưa có một nguồn có uy tín khác tranh cãi. NHD và nhiều người có thể khó tin được về việc nhân dân hai nước có quyền tự hào 16 chữ vàng chí tình đầy hiệu quả, nhưng ... Ngậm miệng (thảo luận) 04:55, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chả có ai yêu cầu bạn đổi từ ngữ của lời nói người khác. Tôi yêu cầu bạn nêu rõ ai nói gì, và nếu bạn chép lại y nguyên lời người khác thì phải dùng ngoặc kép. Dồn lại một đống lời nói mà không có context gì hết thì cũng thành vô nghĩa thôi. NHD (thảo luận) 19:14, ngày 24 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bổ sung nguồn

sửa

Sau đây là một số nguồn có thể ai đó cần tham khảo nếu cứ mãi thắc mắc về sự trung lập của bài. Người đọc các nguồn này phải tự chịu trách nhiệm nếu các thông tin trong đó gây ra sự không vừa ý với quan điểm của mình.

  • Ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đã trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân (nguồn chính thống uy tín có thể kiểm chứng)Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là nguyện vọng chung và lợi ích lớn của nhân dân hai nướcCập nhật 00:29 ngày 02-01-2008. Trích nguyên văn không xuyên tạc một từ:
    • "Thực tiễn cũng chứng minh rằng, xây dựng mối quan hệ Việt - Trung "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" thật sự là nguyện vọng chung, là lợi ích lớn của nhân dân hai nước. Quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp và chắc chắn sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn".
    • PV: Một số mạng nước ngoài đưa tin thất thiệt rằng, Việt Nam bị mất đất. Ông có bình luận gì về ý kiến này? -- Trả lời: Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Ðối với dân tộc Việt Nam thì chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. ... Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình PGCM trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Vì vậy, không thể có chuyện "Việt Nam mất đất", "cắt đất" cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin.... Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.
  • Sau bài trả lời với Vietnamnet Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng:Không thể chấp nhận thăm dò dầu khí trên vùng biển VN Cập nhật lúc 15:34, Thứ Ba, 02/12/2008 (GMT+7) ông đã được nhhiều bạn đọc của vietnamnet khen (một nguồn diễn đàn có thể kiểm chứng)
    • Chúng ta cương quyết bảo vệ chủ quyền đất nước Cập nhật lúc 15:10, Thứ Tư, 03/12/2008 (GMT+7). Trích nguyên văn không sai 1 chữ: ""Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động của tập đoàn Cnooc là đi ngược lại Công ước Luật biển và 16 chữ vàng""
    • Người dân ủng hộ việc xác định chủ quyền Việt Nam Cập nhật lúc 17:55, Thứ Hai, 01/12/2008 (GMT+7). Trích nguyên văn "Điều đáng nói, động thái trên của phía Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng nước ta vừa có chuyến thăm Bắc Kinh. Truyền thông hai nước đã đưa rất đậm những tuyên bố hữu nghị, hợp tác giữa hai bên, tái khẳng định nguyên tắc "hòn đá tảng" cho quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân Việt Nam - Trung Quốc cho hiện tại và tương lai với 16 chữ vàng mà chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc khái quát đề xướng là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và phương châm “Bốn tốt”: “láng giềng tốt, hợp tác tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt”."
  • Ông Vũ Dũng Trực tuyến: Ngoại giao Việt Nam thời WTO Cập nhật lúc 10:24, Thứ Sáu, 18/05/2007 (GMT+7): nguồn uy tín
    • Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ngoại giao được đi trước, tiếp xúc thông tin mạnh mẽ từ các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Với ưu thế đó, năm qua, ngoại giao đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước chính sách, tư duy gì mới, mang tính đột phá không? --Thứ trưởng Vũ Dũng: Ngành ngoại giao có hai thế mạnh chính: ... Năm qua, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, chúng tôi đã hết sức tận dụng điều kiện trên và có những kiến nghị, việc làm có ý nghĩa đột phá. Có những kiến nghị chúng tôi có thể kể ra đây và có những kiến nghị không kể được ra đây....Ví dụ, trong quan hệ nước lớn, chúng tôi đã kiến nghị phải đưa quan hệ chúng ta hiện có với các nước lớn đi vào chiều sâu. Chúng ta đã thống nhất với Mỹ xây dựng quan hệ ổn định lâu dài; với Nhật là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược; với Trung Quốc là 16 chữ vàng và 4 tốt.
  • Nguồn uy tín có thể kiểm chứng VietNamNet - Quan hệ Việt – Trung với phương châm 16 chữ vàng thực hiện tốt phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện ...
  • Nguồn uy tín có thể kiểm chứng là Báo Thanh NiênLời nói phải đi đôi với việc làm của tác giả Tương Lai trên báo Thanh Niên ngày 7 tháng 12 năm 2007: Quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc như "núi liền núi, sông liền sông", đã từng được các lãnh đạo hai nước trân trọng bằng những chữ vàng.
  • Báo Hà Nội mới, nguồn chính thống có uy tín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương11/09/2008 07:28. Trích nguyên văn:
    • Ngày 10-9, trong buổi tiếp Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam coi trọng và luôn nỗ lực để vun đắp mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, phương châm 16 chữ vàng được triển khai ngày càng thiết thực và sâu sắc hơn. Thủ tướng đánh giá cao việc đông đảo doanh nghiệp Quảng Đông cùng đi với Đoàn dịp này đã ký kết nhiều thỏa thuận ghi nhớ quan trọng, khả thi với các đối tác Việt Nam, coi đây là một trong những sự kiện thu hút đầu tư thành công của Việt Nam, thể hiện không khí hữu nghị đặc biệt, sự hiểu biết lẫn nhau và mong muốn hợp tác thiết thực, sống động giữa hai nước. Thủ tướng khẳng định các cơ quan Chính phủ cũng như địa phương của Việt Nam luôn quan tâm và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Uông Dương bày tỏ ấn tượng sâu sắc về một Việt Nam kinh tế lành mạnh ổn định, xã hội phát triển hài hòa. Ông tin tưởng sau chuyến thăm sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Quảng Đông đến Việt Nam để đầu tư, mong muốn Chính phủ, các địa phương Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Đông triển khai có kết quả nhiều dự án hợp tác quan trọng, góp phần đưa đầu tư của Quảng Đông vào Việt Nam tăng gấp đôi trong 3 năm tới, đạt 5 tỷ USD.
  • Phản động Việt Tân: Nỗi Nhục 16 Chữ Vàng: Trung Quốc truy đuổi tàu đánh cá VN.Ngậm miệng (thảo luận) 10:44, ngày 23 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phương châm 16 chữ vàng

sửa

Mình giữ tựa đề Phương châm 16 chữ vàng vì tên này ai cũng dùng cả, ngay cả giới trí thức và các nhân vật cao cấp trong chính phủ. Nếu cần nên nhờ một BQV đem ra biểu quyết. DanGong (thảo luận) 09:59, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

  1. ^ 16 chữ vàng mới truyền tụng ở VN về mối quan hệ với Trung Cộng
  2. ^ cache Thang Tiến
  3. ^ Calitoday 16 chữ vàng mới truyền tụng ở VN về mối quan hệ với Trung CộngFeb 11, 2009
  4. ^ cache Calitoday
  5. ^ Trần Khải Thanh Thủy
Quay lại trang “Phương châm 16 chữ vàng”.