Thảo luận:Phùng Quán
Dự án Nhân vật Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Phùng Quán | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Untitled
sửa...là một nhà văn bắt đầu viết trong khoảng thời gian của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng được biết đến nhiều hơn sau Đổi mới. Ông nổi tiếng vì các tác phẩm nói về người lính Vệ quốc quân và vì biến cố liên quan đến chính trị trong sự nghiệp văn chương của mình.
- Tôi chưa rõ nghĩa đoạn trên lắm. Theo tôi được biết là ông nổi tiếng vì 2 tác phẩm Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội thì đúng hơn. Về sau, cả 2 tác phẩm này đều được dựng thành (hoặc một phân đoạn) phim. Còn về chính trị thì ông cũng không phải là thủ lĩnh nên cũng không nổi tiếng lắm.Bring Vietnam to the world 01:21, 25 tháng 8 2006 (UTC)
- Tôi cũng không hiểu lắm ý này nhưng thấy nó cũng khó sửa vì đúng là Phùng Quán bị vùi dập trong một thời gian dài và không ai biết đến thật. Thậm chí một số tác phẩm của PQ còn phải ký tên người khác để xuất bản. Nhân tiện nói về nhà văn, tôi vừa search, số hits về Phùng Quán chưa tới 1000 ;)Coco 07:13, 25 tháng 8 2006 (UTC)
- Phùng Quán nổi tiếng bằng văn tài của mình, như bao văn sĩ đàng hoàng khác, ngoài ra người ta còn thương cho ông vì những biến cố khắc nghiệt liên quan tới chính trị, những biến cố ấy làm tăng tình cảm của ng ta với ông chứ dĩ nhiên ko phải ông nhờ đó mà nổi tiếng. Những người không biết Phùng Quán là do kiến thức của họ thôi. @ Coco: Search trên google thì nói lên được gì ? Thử tìm "Phạm Quỳnh Anh" đi, xem nó có nhiều hơn "Phạm Quỳnh" ko ? Quycuocthat 04:20, ngày 21 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Tôi nhất trí cần sửa lại một chút đoạn "Ông nổi tiếng vì các tác phẩm nói về người lính Vệ quốc quân và vì biến cố liên quan đến chính trị trong sự nghiệp văn chương của mình", ông nổi tiếng với Vượt Côn đảo (không phải nói về Vệ quốc quân mà nói về những người tù Côn đảo), Tuổi thơ dữ dội và những bài thơ của mình. Các biến cố liên quan đến chính trị không làm ông nổi tiếng nếu người ta không biết đến ông với tư cách là một người cầm bút có tài.tieu_ngao_giang_ho1970 14:51, ngày 2 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Năm sinh
sửaBài viết của Hoàng Khởi Phong đề thời gian sống của Phùng Quán là "(1933-1995)", nhưng bài viết ở đây nói ông sinh vào năm 1932. Bài nào đúng, hoặc có lẽ bài này có năm theo lịch Gregory còn bài đó sử dụng âm lịch? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 20:48, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Ú ớ
sửaVì bài viết không được đầy đủ, ko nói bật lên cái gì. Trích "Lời mẹ dặn" mà không hướng dẫn người ta xem xét Phùng Quán đã ngoan ngoãn làm theo cái lời ấy để nhận được kết cục thế nào. Tôi nghĩ về 1 nhà thi sĩ thì những nét về tính cách mới đáng nêu lên hơn là ba cái danh hiệu rẻ tiền. Tệ hơn nữa là giành ra một hàng cho cái giải thưởng giẻ rách thêm vào sau khi người ta chết. Xiaoao (thảo luận) 13:56, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)
- Theo những thông tin tôi từng đọc thì Phùng Quán tham gia Nhân Văn Giai Phẩm. Vì vậy thông tin về giải thưởng kiểu Nhà nước, Sao vàng... rất có ý nghĩa. Nó cho thấy việc tác giả được công nhận trở lại.
- Cũng như Văn Cao, sự nghiệp âm nhạc và vị thế của tác giả quốc ca đã quá đủ cho danh tiếng. Nhưng vẫn cần nêu các giải thưởng. Nói giải thưởng giẻ rách e rằng quá lời.--195.83.178.10 (thảo luận) 14:03, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Đối với một văn sỹ, thi sỹ thì tác phẩm là quan trọng nhất, tính cách là gia vị thôi. Ai cũng biết cuộc đời Phùng Quán ba chìm bảy nổi kể từ ngày ông viết Lời mẹ dặn, như một giọt nước làm tràn ly nhưng ông vẫn kiên định với lời dặn ấy; ai cũng nghe về giai thoại ông tặng sinh nhật người yêu bằng cách viết thơ lên một quả bí xanh....Vấn đề là tìm tài liệu kiểm chứng được. Tôi hiểu ý Xiaoao về cái "danh hiệu giẻ rách" đó nhưng không nên diễn đạt theo cách như vậy. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 20:30, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)
- Nói là "khăn liệm" thì đúng hơn là "giẻ rách" người ta không hiểu lắm, ở thảo luận đầu tiên tôi chưa nói tới "tác phẩm", mà "tính cách" ở đây chính là tính cách thể hiện trong tác phẩm, tính cách nếu vững thì không thay đổi, không bao giờ "yêu" mà nói rằng "ghét", còn 1 vài tính cách khác thì có thể làm nổi bật ở Xuân Diệu Xiaoao (thảo luận) 20:59, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)
Trích từ trang viết...
sửaNhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, kể: Tôi kết bạn với Phùng Quán hơn hai mươi năm, nhìn thấy ở họ Phùng một cốt cách nghĩa khí suốt đời không thay đổi...
Đọc thơ Phùng Quán, thật tôi khó quên hình ảnh cây vạn niên thanh sống toàn bằng nước lã và khí trời mà tràn trề sức xanh biếc; cây xương rồng thẳng đứng trên cát lửa như hóa thân của một người hành nghĩa; cây cọ dù mọc trong vườn hay trên đồi sỏi vẫn sống đời đại thụ…Tất cả toàn là những bài tụng ca dành cho cây cối đã vươn lên khỏi số phận nghiệt ngã để đơm hoa kết trái, làm nên những phẩm chất cao cả bất ngờ, giống như những điều kỳ diệu của cuộc sống....
Năm xưa Phùng Quán cùng tôi giang hồ lang thang qua miền đất đỏ Vĩnh Linh. Trời nắng đổ lửa, đất Ba-dan bát ngát không một giếng nước, làng thì xa tít, chúng tôi bị cơn khát hành hạ đến rát bỏng cả cổ họng. Bèn lần tìm đến một đám ruộng trồng dưa hấu, toàn thấy lá khô và ba trái dưa cỏn con đã héo quắt vào cuối mùa. Bỗng nhiên Phùng Quán phát hiện ra trong đám cỏ úa, một quả dưa tròn lẳn, vỏ đen huyền, cuống còn dính trên dây dưa vẫn lây lất sống. Chúng tôi cùng reo lên như hai đứa trẻ con...
Phùng Quán dùng dao găm bổ đôi quả dưa hấu: ruột đỏ như son, nước chảy ròng ròng theo lưỡi dao. “Chỉ có mấy cái rể cắm nông trong đất khô, làm sao cây dưa hấu lại có thể làm ra một bầu nước đầy ứ, ngọt lành đến thế này”. Và thật bất ngờ đối với tôi, sau khi nói xong, Phùng Quán sụp xuống lạy quả dưa...
Trong văn chương, tôi biết có ba người sống trên đời không biết cúi đầu bao giờ, thế nhưng lại lạy những vật vô tri. Thứ nhất là Cao Bá Quát, lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái mai hoa). Người thứ hai, Phan Bội Châu lạy đá (Bái thạch vi huynh). Và bây giờ, đến lượt Phùng Quán lạy dưa hấu.(Phùng Quán lại dưa, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 3. Nxb Trẻ, 2002, tr. 277-279.)