Thảo luận:Giải Nobel Văn học

(Đổi hướng từ Thảo luận:Những người đoạt giải Nobel Văn chương)
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Avia trong đề tài Nhà văn đa quốc gia
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tên sách

sửa

Tên các tác phẩm, các sách... trong bài này chỉ nên có tiếng Việt khi chúng đã được dịch sang tiếng Việt, nếu không thì nên giữ tại dạng gốc để các người đọc, nếu cần, có thể tìm các sách đó. Mekong Bluesman 01:03, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài

sửa

Tôi đề nghị đổi tên bài này thành Giải Nobel Văn học, tôi xin phép sửa luôn và dịch thêm phần lịch sử từ bên wiki tiếng Anh. Rungbachduong 11:39, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giải Nobel văn học là một tên chấp nhận được đối với bài này, nên như thế thì hay hơn là làm một cái danh sách đơn thuần. Tuy nhiên, tôi thích tên Giải Nobel văn chương hơn. Vì rằng, văn chương thiên về sáng tác, văn học bao gồm cả lý luận văn học, phê bình văn học, dịch thuật văn học. Mà có ai được trao giải vì các tác phẩm lý luận, phê bình, dịch thuật đâu? Mê cung ngôn ngữ nhiều khí tạo nên sự nhập nhèm khái niệm, sai nhưng người ta cứ chấp nhận nó một cách đương nhiên thì thành đúng. Khương Việt Hà 17:31, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vấn đề tại đây là chúng ta nên dịch literature thành gì (vì cái tên gốc của nó trong tiếng Thụy Điển là Nobelpriset i litteratur)? Nên dịch là:

  • văn học: vì... (nêu ra các định nghĩa tại các tự điển kiểm chứng được)
  • văn chương: vì... (nêu ra các định nghĩa tại các tự điển kiểm chứng được)

Sau khi có consensus thì đổi tên bài (nhưng tên kia vẫn được redirect về đây). Tôi tham gia nhiều cuộc thảo luận gần đây và đã gặp nhiều trường hợp có các người nói cách dùng của họ là "thuần Việt" hơn cách khác mà không đưa ra một dẫn chứng nào nên tôi yêu cầu có dẫn chứng -- các câu như "tôi chưa nghe thấy bao giờ", "tại Việt Nam mọi người dùng xxx", "đó là cách dùng ngoại lai", "yyy là từ thuần Việt tôi nghe thấy từ nhỏ"... là không có giá trị tại Wikipedia.

Mekong Bluesman 19:07, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bởi vì tôi không phản đối tên Giải Nobel văn học, nên Tôi thích tên Giải Nobel văn chương hơn là một câu nói cảm tính như một hướng gợi mở. Khi Mekong đưa ra ý kiến ở trên, tôi có hỏi như một trao đổi cho vui với 2 phó giáo sư đang làm việc ở cùng cơ quan, vì lúc đó tôi đang ở trên cơ quan. Họ nói rằng Giải Nobel văn chương là chính xác nhất, vì đó là sáng tạo nghệ thuật (khác biệt với Nobel Toán học hay Vật lý học vốn thiên về lý thuyết khoa học), còn "Văn học" ở một góc độ nào đó thì thường được hiểu là "khoa học nghiên cứu văn chương". Tất nhiên, như trên đã nói, Mê cung ngôn ngữ nhiều khí tạo nên sự nhập nhèm khái niệm, sai nhưng người ta cứ chấp nhận nó một cách đương nhiên thì thành đúng, tôi khẳng định chắc chắn cách nói Giải Nobel văn học là chưa tối ưu về ngữ nghĩa khái niệm, nhưng tôi ko thể phản đối vì rằng rất rất nhiều người đang dùng như thế này từ rất rất lâu rồi, văn học = văn chương! Check Google cụm từ "Giải Nobel văn học" này còn nhiều hơn cả "Giải Nobel văn chương" ấy chứ Khương Việt Hà 12:29, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
À, tôi tìm thử từ "văn chương của..." thì thường thấy gắn với cá nhân một cây bút nào đó, ví dụ "văn chương của Nguyễn Tuân", nhưng nếu dùng "văn học của..." thì ko thấy gắn với cá nhân người sáng tác nào, mà chỉ gắn với một trào lưu, khuynh hướng, quốc gia, lãnh thổ (ví dụ Văn học của miền Nam Việt Nam) Khương Việt Hà 12:57, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
"...sai nhưng người ta cứ chấp nhận nó một cách đương nhiên thì thành đúng", tôi đồng ý vì đó gần như là một "định đề không cần chứng minh" của ngôn ngữ hoc, nhưng tôi muốn nói thêm là cách dùng phổ thông chỉ trở thành "đúng" sau khi nó tồn tại trong một thời gian dài (thí dụ, ký tự "f" thường đã được dùng trong cách viết tiếng Việt để thay thế cho "ph" và chúng ta có thể tìm ra cả trăm ngàn dẫn chứng nhưng khó khẳng định rằng ký tự "f" là một phần của bảng chữ cái tiếng Việt, tương tự như "ko" thay thế cho "không"... vì chúng biến mất với thời gian). Bình thường tôi cũng dịch literature thành "văn chương", vì, theo tôi, "văn học" là một môn học (như "toán học", "địa lý học", "khảo cổ học"...). Do đó, tôi đưa ra đề nghị dùng các dẫn chứng như bên trên để, có thể trong tương lai, không có người thắc mắc nữa. Nếu tôi được chọn thì tôi đã chọn "giải Nobel văn chương" nhưng, như Khương Việt Hà tìm ra bên trên, "giải Nobel văn học" phổ thông hơn... dù con số khác biệt là nhỏ:
  • "giải Nobel văn chương" có 165 hit [1]
  • "giải Nobel văn học" có 187 hit [2]
Mekong Bluesman 14:10, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Theo tôi thuần Việt hay Hán Việt không quan trọng, tất cả điều là tiếng Việt cả. Điều chủ yếu là chính xác, sau đấy mới xét đến, ngắn gọn, độ phổ biến. Khi cái sai được dùng phổ biến thì Wiki có "nhiệm vụ" đính chính, ví dụ như bài Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất.
Khương Việt Hà là người am hiểu văn học, nếu có thể giúp cho việc này, vả cả các bài văn học, văn chương nữa. Một vấn đề khác là chính tả, trong tên bài hiện nay Giải Nobel Văn học, chữ V có cần viết hoa như vậy không?
--Sparrow 22:51, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
"Văn học" và "văn chương", cả hai, là từ Hán-Việt. Mekong Bluesman 14:18, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Sparrow, mảng văn học tôi chưa dám nói mình am hiểu, đó chỉ là nghề nghiệp của tôi. Tuy nhiên, mặc dù trên wikipedia tôi nhìn ra nhiều thứ có thể xắn tay vào viết mới hoặc bổ sung, sửa chữa trong lĩnh vực văn học, tôi vẫn hơi...rụt rè. Có lẽ bình tĩnh rồi tôi sẽ phải xắn tay vào mấy cái mảng này một cách thực sự nghiêm túc và có kế hoạch, còn trước mắt, một số khá lớn tư liệu, bài viết tôi chưa công bố nên tạm thời chưa đưa lên. À, còn cái chữ Văn ở trên có viết hoa hay ko, dựa trên một số tiền lệ thì cá nhân tôi cho rằng nó ko cần viết hoa (tuy rằng tôi toàn đánh máy chữ đó lúc viết hoa lúc ko). Tuy nhiên về vấn đề viết hoa tiếng Việt (cũng như vấn đề i ngắn hay y dài, vấn đề bỏ dấu òa hay oà, vấn đề dùng gạch ngang (-) trong định đề xen giữa câu hay dấu phảy (,)) còn cãi nhau dài dài. Một câu Giải Nobel văn chương ở trên, trên mạng có thể có các dạng: Giải Nobel Văn chương, giải Nobel văn chương, Giải Nobel Văn Chương v.v. Khương Việt Hà 19:01, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhà văn đa quốc gia

sửa

Trong số 5 nhà văn được liệt kê dưới hai quốc gia (Cao Hành Kiện, Joseph Brodsky, Czesław Miłosz, Saul Bellow, T.S. Eliot), chỉ có Czesław Miłosz được Viện hàn lâm ghi rõ là cho hai nước đó [3]. Các nhà văn khác chỉ được liệt kê một nước. Tôi đề nghị ta nên theo danh sách của Viện hàn lâm và dùng quốc gia mà họ trao giải. Nguyễn Hữu Dng 12:20, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu có một list chính thức thì chúng ta nên theo cái list đó. Mekong Bluesman 18:34, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cao Hành Kiện: Pháp[4]. Joseph Brodsky: Hoa Kỳ[5], Czesław Miłosz: Hoa Kỳ và Ba Lan [6], Saul Bellow: Hoa Kỳ [7], T.S. Eliot: Anh. Việc này tránh một số trường hợp gượng ép như Cao Hành Kiện, một người bị chính phủ CHNDTH phản đối mà lại có quốc kỳ nước đó chình ình sát tên ông. Nguyễn Hữu Dng 18:49, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cám ơn Nguyễn Hữu Dụng. Tôi đã sửa. Ngoài ra còn có vấn đề về dùng cờ Anh cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ... tôi sẽ sửa dần dần. Mekong Bluesman 22:31, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chỉ cần đổi từ {{Cờ|Anh}} --> {{Cờ|Liên hiệp Anh}}. An Apple of Newton thảo luận 02:19, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa quốc tịch của Bellow. Và trường hợp Bunin cũng sửa luôn, vì danh sách chính thức ghi là stateless domicile in France [8]. Avia (thảo luận) 09:07, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Giải Nobel Văn học”.