Thảo luận:Nguyễn Văn Hiệu
Dự án Nhân vật Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Quen quá
sửaSao câu sau giống như một công thức, đọc rất quen tai, mà không đem lại thông tin gì đáng kể Trải qua quá trình học tập và rèn luyện, đi lên từ ..... cán bộ nào cũng có câu này thì buồn quá.Meomeo 07:38, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Nhà vật lý có nhiều công trình nhất
sửaGS Nguyễn Văn Hiệu là một trong những nhà vật lý nổi tiếng nhất ở VN thì không ai bàn cãi, nhưng mà nói là "Ông là nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu về Vật lý nhiều nhất Việt Nam trong thế kỷ 20" thì có vẻ không chính xác. Mong tác giả kiểm tra và chỉnh lý (nếu sai sót) — thảo luận quên ký tên này là của Deshi (thảo luận • đóng góp).13:18, ngày 2 tháng 5 năm 2007
- Để các bạn có một cảm nhận sơ qua về số lượng các công trình nghiên cứu, tôi xin đưa ra vài số liệu lấy từ trang ISI Web of Knowledge (nơi liệt kê đầy đủ nhất các ấn phẩm khoa học trên toàn thế giới). Sau đây là số lượng các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế của vài nhà khoa học Việt Nam:
- Nguyễn Văn Hiệu (từ khóa "Hieu NV"): 34 bài (từ năm 1963-2007)
- Nguyễn Xuân Vinh (từ khóa "Vinh NX"): 41 bài (từ 1964-2000)
- Trịnh Xuân Thuận (từ khóa "Thuan TX"): 151 bài (từ 1972-2006)
- Trần Thoại Duy Bảo (Phân Viện Vật lý tp.HCM; từ khóa "Thoai DBT" và "TranThoai DB"): 62 bài (từ 1978-2008).
- Lưu ý quan trọng: (1) Số lượng bài báo thực sự có thể nhiều hơn hoặc ít hơn con số ở trên (vì cách viết tên tác giả không thống nhất, hoặc trùng tên); (2) Ngoài số lượng các bài báo, nên chú ý đến chất lượng các bài báo (cũng như tạp chí đăng bài) để đánh giá; v.v... và v.v... Hkhang (thảo luận) 20:45, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)
Công trình của GS Hiệu được ai trích dẫn?
sửaNếu GS Hiệu là GS nổi tiếng thế giới thì công trình của ông thường xuyên được trích dẫn, nhưng khi tôi tra ISI thì thấy bài của ông rất ít được trích dẫn. Ngoài ra, về Việt Nam ông Hiệu cũng không đào tạo ra được một trường phái của mình. Học trò của ông Hiệu ở Việt Nam toàn là những người không có tên tuổi, nên tôi nghi ngờ về tính độc lập của ông Hiệu khi thoát ra khỏi cái ô của ông thầy - tình trạng chung của hầu hết các học giả Việt Nam học ở Liên Xô về! Vovanvi (thảo luận) 16:57, ngày 15 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- báo mình nói thì mình tin, không nên nghe "đài địch". ISI đã chắc gì không bị nước ngoài giật dây và chi phối hoạt động. Anhbalung (thảo luận) 08:18, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)