Thảo luận:Nguyễn Thiện Nhân/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi 222.252.254.207 trong đề tài ÔNG NHÂN CÓ PHảI LÀ GIÁO SƯ RởM?

Công trình nghiên cứu khoa học đăng ở đâu?

sửa

Lý lịch của ông Nhân cho thấy ông là nhà quản lý nhiều hơn là một nhà khoa học, vậy mà ông vẫn là giáo sư! Thử tìm các công trình (các bài báo nghiên cứu của khoa học) của ông Nhân trên Internet thì không có công trình nào. Một người không có các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín mà lãnh đạo ngành giáo dục của nước nhà, chủ tịch hội đồng giáo sư nhà nước thì thật là tai hại! Nhà lãnh đạo như thế thì làm sao nâng cao được chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học của đất nước? Toivovi 12:57, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ông Nhân được phong Giáo sư theo tiêu chuẩn Việt Nam (Giáo sư TCVN) nên có thể k có công trình tầm cỡ quốc tế cũng là chuyện bình thường. Cứ đủ điểm là phong thôi. Vấn đề là cần phải thay đổi tiêu chí phong Giáo sư là phải có công trình đăng tên tạp chí quốc tế để nâng cao trình độ cho các Giáo sư TCVN. Ông Nhân làm lãnh đạo thì nên đánh giá ở năng lực lãnh đạo hơn là những công trình tầm cỡ về mặt chuyên môn 195.19.48.146 18:53, ngày 21 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nghiên cứu lĩnh vực nào?, đăng ở đâu, hội đồng khoa học nào thẩm định?...,Nếu chưa đủ tài liệu và nguồn dẫn chứng thì đừng đưa vào, đưa sau đâu cần vội, xí chỗ sợ mất xuất à?.83.217.66.50 14:22, ngày 24 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài Kick:MetoΜαγντφτερ 08:21, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

ÔNG NHÂN CÓ PHảI LÀ GIÁO SƯ RởM?

sửa

Ông Nhân viết luận án Phó tiến sỹ ở Đông Đức về điều khiển (luận án: Untersuchungen zur automatischen Steuerung der optimalen Fahrweise von Fernwärmeversorgungssystemen Magdeburg, Techn. Hochsch., Diss., 1979) không dính dáng gì đến Kinh tế. Từ 1983-1985 mới chân ướt chân ráo về làm giảng viên ở ĐHBK Saigon, thì ngay sau đó (1985-1988) ông Nhân chuyển sang làm công tác Đoàn, rồi từ 1988-1991 làm tùy viên ở Đông Đức. Trong tiểu sử có ghi trong thời gian 1988-1991 ông có học thêm về kinh tế thị trường ở Magderburg (Đông Đức cũ). Sao ông ta không học luôn ở Berlin, nơi Sứ quán Việt Nam đóng? Cần phải để ý rằng, trong thời gian này các trường đại học của Đông Đức đang thay đổi theo hệ thống của Tây Đức, nên các chương trình học rất tạm bợ, nhất là các môn về khoa học xã hội. Trong tiểu sử có ghi ông Nhân học thêm kinh tế thị trường (ở Đông Đức) phải chăng chỉ để vớt vát cho ông Nhân có biết chút đỉnh về môn Kinh tế? Tiếp theo từ 1992-1996 rồi 1996-2002 (khi ông Nhân được phong GS Kinh tế) thì ngoài hai năm đi học thạc sỹ (sau đó về được phong Phó Giáo sư về Kinh tế!!!), còn lại thì ông Nhân toàn làm cán bộ phong trào và làm lãnh đạo. Vậy thời gian đâu để ông Nhân nghiên cứu khoa học? Một minh chứng cho thấy rẩt rõ ràng là tra trên Internet thì không thấy một công trình nghiên cứu khoa học nào của ông Nhân! Vậy ông Nhân có phải là một nhà khoa học rởm và một giáo sư rởm? Toivovi (thảo luận) 18:49, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn kiếm cho mình cái tư liệu về vấn đề bạn nêu, mình sẽ đưa vào bài. Magnifier () 05:52, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tới năm 1993, ông sang Hoa Kỳ du học: Cao học Quản lý Nhà nước, chuyên ngành Tài chính công tại Đại học Oregon; Khóa Đào tạo Chuyên gia Thẩm định dự án đầu tư, Đại học Harvard.

Toivovi đọc kỹ lại hen. Magnifier () 06:16, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thành Longgiáo sư sao không thắc mắc. 222.252.254.207 (thảo luận) 05:51, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nguyễn Thiện Nhân/Lưu 2”.