Thảo luận:Nguyễn Phúc Hồng Bảo
Tên bài
sửaVì sao tên bài không là Nguyễn Phúc Hồng Bảo mà chỉ là Hồng Bảo tiếng Việt gọi trống trống như thế này có vẻ hơi hỗn. Augusta (thảo luận) 15:02, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Cha ông này còn được gọi hỗn hơn thế nữa mà :D. Lưu Ly (thảo luận) 15:07, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Vậy Hồng Bảo cũng là hiệu của ông này? Augusta (thảo luận) 15:14, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Người Việt có thói quen gọi tắt, lâu ngày trở thành tên thường dùng, chứ người soạn không có ý "hơi hỗn". Mình đã chỉnh lại tên trang. Cảm ơn các bạn.Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 22:34, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Ý tôi là vậy, gọi tên trống thì trong tiếng Việt phải thuộc dạng bề trên mới là đúng. Như ông, bà, cha, mẹ với con cháu chẳng hạn; bạn có thể cẩn trọng và cân nhắc hơn trong vấn đề này. Augusta (thảo luận) 02:40, ngày 6 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Trước đây tôi có đọc đâu đó 1 bài thơ rất hay của An Phong Công Hồng Bảo. Bài thơ đặc sắc ở điểm đứng đầu mỗi câu là Vân, Hoa, Tuyết, Nguyệt, Cầm, Kỳ, Thi, Họa và ứng với thứ tự các câu trong bài thơ có nhất, nhị, tam, tứ,... Bản dịch có thể chưa đúng (do trí nhớ tồi), có thể chưa hay hoặc chưa thoát ý. Xin cập nhật để mọi người cùng chia sẻ và bổ sung thông tin:
Nguyên bản: Vân đạm phong nghinh nhất diệp châu/ Hoa cù ẩn ước nhị tàng lâu/ Tuyết ngưng địa thượng tam đông lãnh/ Nguyệt đáo trung thiên tứ bích sầu/ Cầm vận ngũ huyền ca nhã hứng/ Kỳ vi lục cuộc thúc doanh thâu/ Thi thành thất bộ chung hoài cổ/ Họa nhập tiêu tương bát cảnh đồ.
Tạm dịch: Mây êm gió nhẹ một thuyền nan/ Hương thoáng đưa qua gác hé màn/ Tuyết đọng lạnh lùng khơi giá rét/ Trăng soi buồn bã gợi niềm oan/ Đàn hòa năm điệu cao ca hứng/ Cờ đi sáu nước vẫn chưa tàn/ Thơ xong bảy bước thêm hoài cổ/ Họa nhập tiêu tương tám cảnh nhàn. Tung.npvh (thảo luận) 04:51, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)