Thảo luận:Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu

Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi NhacNy2412 trong đề tài Về việc có thai trước khi cưới
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Về việc có thai trước khi cưới

sửa

Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép rõ:

Mậu Ngọ, [Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), mùa xuân,[....] tháng 2, ngày 24, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng, lui về ở Bắc Cung. Thái tử lên ngôi Hoàng đế, cải niên hiệu thành Thiệu Long năm thứ 1. [....] Mùa thu, tháng 8, lấy con gái thứ 5 của An Sinh vương là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân. Ít lâu sau phong làm Hoàng hậu. Mùa đông, tháng 11, ngày 11, sinh hạ hoàng trưởng tử Khâm (tức Nhân Tông).

Như vậy thấy rõ, Thiên Cảm Hoàng hậu là được Thánh Tông cưới vào cung sau khi ông lên ngôi Hoàng Đế mà hoàn toàn không phải thê thiếp từ tiềm để phong lên, đồng nghĩa với việc từ tháng 8 năm 1258, hai người mới chính thức là vợ chồng. Nhưng chỉ 3 tháng sau, Hoàng hậu đã sinh hạ Nhân Tông, việc mang thai trước khi cưới đã quá rõ ràng. Chưa kể đến việc chọn Hoàng hậu từ nhánh của Yên Sinh vương hầu hết là chọn con gái cả hoặc con gái thứ, sao lại để tận con gái thứ 5? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:11, ngày 8 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

lấy ví dụ về Quách quý phi tức Ý An hoàng hậu của Đường Hiến Tông. Chồng bà lên ngôi vào tháng 9 năm 805 mà phải 1 năm sau mới phong bà làm Quý phi, trong khi địa vị của bà sử sách đều công nhận là vợ cả và đã sinh được con trai trước đó 10 năm. Nên tôi mới nói chuyện chậm phong hậu cung là chuyện thường. Và nói con gái thứ 5 chứ không nói là con vợ lớn hay vợ bé gì ở đây cả, có thể 4 người chị của bà mất sớm chăng, với tình trạng y học thời xưa thì đó cũng là chuyện bình thường. Và quan trọng nhất là bạn cần có dẫn nguồn uy tín của " giới chuyên gia" nào bảo là có thai trước khi cưới. Theo tôi biết thì thường các hoàng tộc rất khắt khe trong chuyện này nên nếu đó là sự thật thì đứa con đó rất khó có khả năng kế vị như Trần Quốc Khang là 1 ví dụ.--TT 1234 (thảo luận) 12:26, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Trần Quốc Khang là trường hợp không phải con vua rõ ràng (các bộ sử đã ghi chép rõ mang thai khi đang làm vợ người khác). Bạn so sánh với Ý An Hoàng hậu là quá vô lý. Ý An Hoàng hậu vốn là Quảng Lăng Vương phi được cưới hỏi đàng hoàng, đây là lý do bà trở thành vợ cả, việc vợ cả không được phong Hoàng hậu ngay từ đầu không phải là trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, chưa kể tiền trình cưới xin sinh con của bà trước đó được ghi chép rõ ràng. Còn Thiên Cảm Hoàng hậu đã được chép rõ là "cưới" vào tháng 8 năm 1258, đồng nghĩa với việc bà hoàn toàn từ 1 Tông nữ được cưới vào cung trở thành phi tần mà không phải từ thê thiếp tiềm để "phong" lên làm Phu nhân. Chỉ 3 tháng sau khi "cưới" đã sinh con thì việc có thai "trước khi cưới" chẳng phải là quá đương nhiên sao? Đây là luận điểm dựa trực tiếp trên ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, bạn có lý lẽ phản biện mời nêu rõ, không thể dựa trên lý lẽ "theo tôi biết" mà xóa nội dung được. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:02, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu”.