Thảo luận:Nghèo
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Nghèo. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
“Nghèo”, hay đúng hơn là phiên bản trước đây của nó, từng là một bài viết chọn lọc và được đưa lên Trang Chính từ từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 2006. Nhưng theo thời gian, hoặc một số thông tin trong bài đã lỗi thời, hoặc những đòi hỏi từ cộng đồng đối với chất lượng của bài chọn lọc đã nâng cao khiến bài viết không đáp ứng được yêu cầu mới, và cộng đồng đã quyết định đưa bài ra khỏi danh sách các bài viết chọn lọc. Nếu có thể xin bạn hãy nâng cấp bài viết để đưa bài trở lại ứng cử sao chọn lọc. |
Nghèo đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 16 tháng 1 năm 2006. Nội dung như sau: "Bạn có biết |
Lượt xem trang hàng ngày của Nghèo | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Nghèo tại Việt Nam
sửaThông tin từ bài sắp bị xóa
sửaĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Hậu quả nhãn tiền phải khắc phục của kinh tế thị trường là việc Chính phủ, cộng đồng phải giải quyết vấn đề đói nghèo. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xoá đói giảm nghèo.
Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một lựa chọn đúng đắn. Đảng, Chính phủ , các đoàn thể đã kịp thời nhận rõ nguy cơ đói nghèo, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào “ xoá đói giảm nghèo”. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay!
Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái “ trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa…” Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17-10 là “ Ngày vì người nghèo” đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày “Thế giới chống đói nghèo” . Đói nghèo là vấn đề toàn cầu. Trong nhiều chương trình nghị sự Liên hợp quốc đã thảo luận vấn đề này và kêu gọi thế giới chống đói nghèo với tinh thần nhân văn bằng các giải pháp kinh tế, hành chính trong cơ chế kinh tế thị trường đã và đang toàn cầu hóa và hội nhập. Ngày 21-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam (VDG). Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên..
Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã công bố chiến lược ‘’tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo’ Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu :
1- Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. 2- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. 3- Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. 4- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 5- Tăng cường sức khỏe bà mẹ. 6- Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. 7- Đảm bảo bền vững môi trường. 8- Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế- xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD. Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo. Ngày 29-3-2005, tại Hội thảo ‘‘Hợp tác giữa các nhà tài trợ và các Tổ chức phi Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo’’ theo định hướng giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt Nam sẽ nâng chuẩn đói nghèo lên gấp hai lần. (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thu nhập bình quân người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trước năm 2000 là 45.000 đồng, 70 000 đồng và 100 000 đồng; Sau năm 2000 là 80000- 100 000 – 150 000 đồng) Theo chuẩn đói nghèo mới có hai mức: thu nhập bình quân tháng 200 000 đồng ở nông thôn và 260000 đồng ở thành thị. Tuy nhiên một số thành phố chuẩn đó có thay đổi do yếu tố giá sinh hoạt. Ví dụ, Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội đã đệ trình UBND thành phố mức chuẩn nghèo mới: 350.000 và 270.000 đồng/người/tháng tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn
Kết quả dưới đây đây được TCTK tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nông thôn qua các năm để loại từ yếu tố biến động giá. Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau:
Năm 2002 Năm 2004
Cả nước 23,0 18,1 Chia theo khu vực Thành thị 10,6 8,6 Nông thôn 26,9 21,2 Chia theo vùng Đồng bằng sông Hồng 18,2 12,9 Đông Bắc 28,5 23,2 Tây Bắc 54,5 46,1 Bắc Trung Bộ 37,1 29,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 23,3 21,3 Tây Nguyên 43,7 29,2 Đông Nam Bộ 8,9 6,1 Đồng bằng sông Cửu Long 17,5 15,3
Nguồn: TCTK tháng 7 năm 2005 “Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”
Kết qủa xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được nghi nhận trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, giảm từ 20% số hộ đói nghèo xuống còn dưới 10 % theo chuẩn cũ (tương ứng với 2 triệu hộ). Tuy nhiên, theo chuẩn mới và xét đến tính bền vững thì trong kế hoạch 2006-2010 đối tượng xóa đói giảm nghèo là 25% số hộ (tương ứng với 4 triệu hộ) như đã trình bày ở trên. Các vùng có số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trong vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ. Tính chung thì số người nghèo trong cả nước ở miền núi là 51% và Đồng bằng là 49%.
Các chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2010
- Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005 - Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu - 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi - 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư - 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề - 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm - 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường - 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm (Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tháng 9-2005 : Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006–2010)
Quan điểm xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện là hệ thống tác động cộng hưởng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước- doanh nghiệp- và cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hòa nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ xóa đói nghèo trong hiện tại, làm giàu bền vững trong tương lai gần, xa.
Mô hình xóa đói giảm nghèo đang hoàn thiện từ kết quả, kinh nghiệm của việc thực hiện các dự án và đánh giá dự án của cơ quan nhà nước các cấp, các đối tác tài trợ và phát biểu của chính người dân.
Mô hình hiện nay cấu trúc thiên về hệ thống hành chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, Chính phủ giao trách nhiệm cho các Bộ “chủ trì, phối hợp’’ với các Bộ, ngành thực hiện một số dự án được phân công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Lao động- Thương binh và Xã hội là ba bộ chủ trì cân đối vốn cho các chương trình dự án của các bộ và địa phương từ nguồn vốn ngân sách và vốn ODA theo hiệp định. Các địa phương cũng theo cấu trúc đó triển khai đến vùng dự án, có sự tham gia của cộng đồng (đoàn thể). Các dự án có xây dựng cơ bản thực hiện theo cách chỉ định thầu và đấu thầu.
Trong triển khai, chi phí cho công tác quản lý dự án bao gồm các công việc có tính hành chính đã chiếm tỷ lệ cao có hướng tăng trong tổng nguồn vốn của ngân sách trước khi thực hiện giải ngân vào công trình, chuyển vốn vay, vốn hỗ trợ, tuyên truyền đến người nghèo. Cần có sự đánh giá chi phí này và thiết kế lại quy trình giải ngân nhanh nhất, đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng thời điểm.
Về mặt nhận thức, trong xã hội cho rằng xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của nhà nước, các doanh nghiệp tham gia với tư cách được giao nhiệm vụ thực hiện phần đầu tư xây dựng cơ bản và những khoản tiền được hỗ trợ nhiệm vụ phục vụ vùng dự án, dân chúng hy vọng vào trài trợ của nhà nước là cơ bản.
Mô hình đó, tư duy đó mang nặng dấu ấn của cơ chế hành chính tập trung bao cấp, sử dụng biện pháp tác động trực tiếp nhiều hơn gián tiếp, chưa phát huy được sức mạnh nội lực của nền kinh tế tiềm ẩn ở tiềm năng, thế mạnh tài nguyên, sức dân của vùng dự án và khả năng sẵn có của hệ thống doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, hệ thống thông tin báo cáo cập nhật không thường xuyên tiến độ dự án, tiến trình công tác, thậm chí không đánh giá được số các dự án của các NGO và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, khả năng trùng lặp rất lớn, đồng thời bỏ sót đối tượng do không lồng ghép, do đề xuất từ địa phương vẫn thiếu căn cứ. — thảo luận quên ký tên này là của Ctmt (thảo luận • đóng góp).
Thể loại
sửaCó thể loại Nghèo không, để tôi cho VN vào thể loại này? 118.71.171.27 (thảo luận) 01:21, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)
- Mời bạn, nếu bạn thấy đủ tiêu chuẩn. 203.160.1.74 (thảo luận) 10
- 50, ngày 20 tháng 11 năm 2008 (UTC)
Thiếu dẫn chứng
sửaBài số liệu thì nhiều nhưng lại quá ít nguồn dẫn. Mong người tạo bài thêm nguồn để xác thực các số liệu.--Goodluck (thảo luận) 03:41, ngày 4 tháng 11 năm 2010 (UTC)