Thảo luận:Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Handyhuy trong đề tài BQ tên bài

Thắc mắc

sửa

Sao cả Du Trí Trung và Vương Chấn Vũ là 2 người kế tiếp nhau lại cùng bổ nhiệm 1984 và mãn hiệm 1985?--125.235.103.172 (thảo luận) 12:52, ngày 26 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trung Quốc cùng 1 thời điểm có 3 phát ngôn viên (hiện nay có: Khương Du, Mã Triêu HúcHồng Lỗi).--Linhnga (thảo luận) 12:53, ngày 26 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

"Phát ngôn viên" hay "người phát ngôn"?

sửa

Mời handyhuy gõ chữ "phát ngôn viên" lên Google để xem có bao nhiêu kết quả nhé! Thế nào là không thuần Việt? Nhân viên, kỹ thuật viên..... ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 05:59, ngày 7 tháng 9 năm 2011 (UTC) Tiếng Việt chưa có chuẩn. Và dùng như thế nào là tuỳ theo người viết, miễn là chúng được sử dụng một cách rộng rãi. Cụm từ "người phát ngôn" thực ra cũng đâu "thuần Việt", nếu muốn thì phải gọi là "người phát ra lời nói" đó chứ! Còn vấn đề thống nhất, bài này được viết trước, và các bài kia chỉ có 2 bài! Đừng cố gây bút chiến ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 13:07, ngày 8 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiếng việc chưa có chuẩn?. Bạn nhầm rồi, tiếng Việt đã có chuẩn song cũng như các ngôn ngữ khác, nó có nhiều cách sử dụng. Mời bạn vào: Đây, ĐâyĐây để đừng bảo thủ nữa nhé. Handyhuy (thảo luận) 01:38, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đây chỉ là thói quen sử dụng, việc bộ Ngoại giao dùng hay có nhiều kết quả hơn thì là "chuẩn" ư? Và điều này liên quan gì đến thuần Việt, cũng như trên Wikipedia chúng ta dùng từ "bảo quản viên", "hành chính viên". Bạn nói tôi là người bảo thủ? Tôi thấy bạn là người hiếu thắng và thích ăn thua? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 01:44, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cũng theo dòng ý kiến của bạn, vậy chúng ta cũng nên đổi bài lợn thành bài heo vì hiện nay kết quả từ này trên các công cụ tìm kiếm nhiều hơn? Bạn có thể tự thử ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 01:53, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không nên công kích. Bạn là người đầu tiên muốn đưa Google ra, tôi thấy lạ là giờ lại phủ nhận chính mình?. Bộ ngoại giao trước khi dùng từ nào đã nghiên cứu rất kỹ rồi. Bạn rất hay đưa ra so sánh cái này cái nọ, sao vậy?.

Khi từ nào phổ biến hơn thì dùng, Wiki cần thống nhất. Người phát ngôn là từ mà Bộ ngoại giao Việt Nam chính thức dùng, nó cũng chính là từ chính thức trong tiếng Việt. Từ Phát ngôn viên không sai, nên tôi làm nó là trang đổi hướng. Nhắc lại: Bạn đừng lạm dụng ngôn ngữ mà bạn thành thạo. Hãy dùng tiếng Việt chuẩn hết mức có thể trước khi dùng từ khác nhé. Handyhuy (thảo luận) 01:58, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi phủ nhận điều gì? Bạn mới là người khơi mào việc công kích và gây bút chiến. Tôi đưa Google ra vì bạn nói đây không phải là từ "thuần Việt" và kết quả đã chứng minh là đây không phải từ lai căng và được sử dụng rộng rãi. Bộ ngoại giao Việt Nam không phải là viện ngôn ngữ học, Wikipedia không bắt buộc phải tuân theo cách dùng của các cơ quan chính quyền Việt Nam, cũng như không cần phải tuân theo cách gọi tên riêng của họ. Bạn không thể nói rằng vì họ dùng từ đó nên đây là từ "chuẩn" trong tiếng Việt! Còn về "phổ biến hơn" thì tỷ lệ chênh lệch là rất nhỏ [2] [3], và thậm chí còn thấp hơn rất nhiều trường hợp về lợn/heo như đã trình bày ở trên. Không thể lấy lý do đó mà đổi ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 02:52, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nếu nói về tính phổ biến và được dùng nhiều, theo tôi nhớ trong những lần xem thời sự ít ỏi của mình thì hình như VTV dùng chữ "phát ngôn viên của bộ ngoại giao" thường xuyên hơn, "người phát ngôn" chỉ là cụm từ mới thấy xuất hiện dạo gần đây mà thôi, nếu là thế hệ người Việt lớn tuổi tôi nghĩ chắc chẳng ai dùng từ "người phát ngôn" cả. Còn vấn đề thuần việt hay không thì thiệt là không chính đáng, trong tiếng Việt mình thì từ hán-việt chiếm 1 số lượng rất lớn, nếu nói từ Hán việt không phải là tiếng Việt thì tôi nghĩ đó là 1 tầm nhìn hẹp. Huống chi khi 2 tựa bài là tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa, thì quyền lựa chọn nên thuộc về người khởi tạo bài viết, vì chí ít chúng ta cũng tôn trọng quyết định của họ. Tôi nghĩ những tựa bài nếu nó không sai lệch về ngữ nghĩa và học thuật, tốt nhất không nên đem ra thảo luận vì chúng ta còn chức năng chuyển hướng mà? majjhimā paṭipadā Diskussion 03:16, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vì là người khởi tạo bài?. Mong CNBH hạn chế dùng từ không phổ biến, một khi có thể dịch rõ nghĩa thì nên dịch. Không lạm dụng ngôn ngữ (tiếng Hoa) mà bạn sử dụng thành thạo mà thôi. Handyhuy (thảo luận) 08:11, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không thể khẳng định một cách dùng nào đó là không phổ biến chỉ dựa vào ý thích cá nhân của bạn. Tiếng Việt vốn đa dạng, mỗi phương tiện truyền thông và vùng miền có cách sử dụng khác nhau. Mong bạn sau này chịu khó tìm hiểu thêm, đừng nên chỉ dựa vào môi trường sinh hoạt hàng ngày hay những tờ báo mà bạn hay đọc rồi đi đến những kết luận là từ này sai, từ này không đúng, từ kia không phổ biến. Thêm nữa, từ Hán Việt vốn chiếm khoảng 70% từ vựng tiếng Việt,[1][2] và chẳng có quy định nào về "thuần Việt" cả, trên Wikipedia chúng ta dùng từ bảo quản viên, trong xã hội chúng ta dùng từ "kỹ thuật viên", " nhân viên", "xã viên", "giáo viên", "giảng viên"... ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 16:41, ngày 9 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

CNBH có cách nói quá chủ quan, có những cách dùng nếu rõ ràng là không phổ biến thì đương nhiên nó là không phổ biến nếu đại đa số công nhận (có rất nhiều ví dụ). Tiếng Việt rất đa dạng và mỗi vùng miền có khác nhau song tôi cũng xin nhắc cho bạn rõ là nó có chuẩn và không tùy tiện dùng trên các văn bản chính thức (văn nói khác văn viết). Tôi thừa nhận 2 từ Người phát ngôn và Phát ngôn viên đều đúng và thường được dùng, song cần nhìn vào các văn bản chính thức của Việt Nam (Trang Web Bộ ngoại giao) mà lấy từ nào là bài gốc, từ nào là đổi hướng. Tôi không đôi co với bạn vì dù sao bạn là người khởi tạo bài. Đề nghị bạn viết bài phải viết ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng, không lạm dụng ngôn ngữ mà bạn thành thạo hơn. Chúc vui. Handyhuy (thảo luận) 01:11, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn lấy đâu ra thông tin tin rằng tiếng Việt đã có "chuẩn"? Xin thưa là ngay cả các địa danh ngay tại Việt Nam còn chưa thống nhất cách viết. Ví dụ, báo Nhân dân của đảng ta dùng từ Bắc Cạn, Đắc Lắc, Plây Cu còn Thông tấn xã của Đảng ta thì dùng Bắc Kạn, Đắk Lắk, Pleiku vậy thì lấy đâu ra chuẩn. Tôi nghĩ bạn mới là người chủ quan thì đúng hơn ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 02:14, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi nhất trí với Handyhuy. Đây là wikipedia tiếng Việt, chữ "người phát ngôn" là tiếng Việt và được dùng chính thức, quen thuộc trong nhiều năm. Đã từ lâu google chỉ là phương tiện để tham khảo chứ không có giá trị quyết định. Danh từ trong tiếng Việt có nhiều dạng mà những chữ "kỹ thuật viên", "nhân viên", "xã viên", "giáo viên", "giảng viên" mà bạn CNBH dẫn ra thực chất là những trường hợp danh từ Hán Việt chiếm 1 bộ phận trong tiếng Việt, bên cạnh những từ Việt hóa hoàn toàn (như "giấy đi đường" chứ không "công vụ lệnh") hoặc Việt hóa bộ phận (như "người phát ngôn"). Cái gì Việt hóa được rồi thì Việt hóa cho dễ hiểu, vì wikipedia có tính phổ cập cao.--Vietuy (thảo luận) 02:52, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ngôn ngữ nào cũng có vay mượn và pha trộn từ này từ kia, không có hoàn toàn một "gốc" (toàn Hán, toàn Anh, toàn Việt...). "Chuẩn" là ở từ điển ngôn ngữ mới nhất, và chúng ta đang bàn về cách dùng từ Việt hay Hán, không bàn tới chính tả như bạn CNBH ví dụ.--Vietuy (thảo luận) 02:57, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Có thể dẫn ra những ví dụ khác về sự Việt Hóa toàn bộ : bánh bao (không dùng "màn thầu"), nhà báo (không dùng "thông tín viên"), nhà tù (không dùng "ngục thất") và bộ phận: loa phóng thanh, đài phát thanh, dàn âm thanh, thẻ sinh viên; một số tên quốc gia cho thấy từ Hán ngày càng bị đẩy lùi bằng vay mượn ngôn ngữ khác (bên cạnh những Tây Ban Nha, Pháp, Đức... còn sót lại): Scotland thay Tô Cách Lan, New Zealand thay Tân Tây Lan, Iceland thay Băng Đảo, Ailen thay Ái Nhĩ Lan.--Vietuy (thảo luận) 03:16, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn Vietuy có thể tra xem từ "phát ngôn viên" có được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt không nhé, mức độ phổ biến của hai từ gần tương đương nhau đó, thậm chí chênh lệch còn ít hơn "heo" và "lợn". Tôi xin nhắc lại là tiếng Việt chưa có chuẩn và Bộ ngoại giao không phải là viện ngôn ngữ. Tôi lấy ví dụ đó để trả lời việc bạn handyhuy nói rằng tiếng Việt "có chuẩn". Trường hợp này cũng giống như hiện nay đảng ta đang thích dùng từ "quyền con người" thay cho từ " nhân quyền", vậy chắc Wiki ta cũng phải đổi hết lại chăng. À, nhưng mà nếu chính phủ ta vài năm nữa lại đổi ý, lại thích dùng từ "nhân quyền" như trước thì chúng ta lại đổi lại? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 03:20, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Từ mấy năm trước Google đã chỉ còn được coi có giá trị tham khảo, không có giá trị quyết định chân lí. Nếu nhiều website không uy tín (các diễn đàn cọp của nhau) theo nhau dùng sai thì điều mà nó nói thành chân lí sao?--Vietuy (thảo luận) 03:25, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Điều bạn nói về cách dùng, không chỉ trong chính phủ mà ngay trong xã hội cũng dùng như vậy. Trường hợp "người phát ngôn" giống với tên những quốc gia mà chữ Hán đã không còn dùng nữa. Khả năng đổi lại là không thể nói trước, vì wiki là từ điển mở, luôn update cho phù hợp. Nếu chúng ta đang viết wiki vào những năm 1970 thì tôi khẳng định 100% là bạn đúng, còn bây giờ là hơn 30 năm sau, đã khác. 20 năm sau nữa có thể lại khác tôi không dám khẳng định.--Vietuy (thảo luận) 03:30, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn căn cứ vào đâu để nói rằng từ này không còn được dùng? Rõ ràng rất nhiều báo chí dùng và độ phổ biến tương đương nhau. Hay vì tờ báo bạn hay đọc không dùng từ này nên từ này là không phổ biến. Việc đặt tên bài căn cứ vào độ phổ biến, nếu độ phổ biến tương đương nhau thì đổi làm gì? Lý do đổi tên của bạn rõ ràng không xác đáng ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 03:37, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Căn cứ vào các sách báo xuất bản hàng chục năm trở lại đây không còn dùng. Quanh mình không ai nói nữa, chỉ thấy trong sách cũ thì nghĩa là nó từng được dùng và không còn được dùng. Bạn muốn nhìn thấy các chữ bạn thích trong sách báo (không "chơi" web) thì chỉ có thể vào thư viện tra sách cũ.--Vietuy (thảo luận) 03:44, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Báo chí, truyền hình là phổ cập và có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Chỉ cần bạn chỉ ra giúp tôi xem từ năm 2000 tới giờ có ông bình luận bóng đá nào nói "đội Tô Cách Lan gặp đội Anh Cát Lợi" thì tôi ngả mũ chịu bạn, chấm dứt tranh luận.--Vietuy (thảo luận) 03:49, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xin mời bạn tự tra, đừng có phát biểu vội vàng như vậy, tôi đã nói là việc sử dụng chúng hiện nay phổ biến gần như ngang nhau vậy mà bạn vẫn cố tình không chịu tìm rồi nói như vậy, tôi xin chịu đó, đây, Vietnamnet [4], Công an nhân dân [5], VTC News [6], hay là phải dẫn độ vài chục dẫn chứng ra để phục vụ bạn vì bạn không muốn tự tìm kiếm? Nói như bạn thì xung quanh mình không ai dùng từ "lợn" thì nghĩa là từ "lợn" nó không phải là tiếng Việt? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ)

Đó là tôi nói những trường hợp tôi chỉ ra là đã chết hẳn (tên một số nước). Còn quay về với trường hợp bạn nói, tôi biết là không ít nơi chính thống dùng. Nhưng bạn cũng đã thấy việc sử dụng chúng hiện nay phổ biến gần như ngang nhau, do đó ý kiến tôi như Handyhuy, thiên về "người phát ngôn" hơn, ngoài lí do chính thống còn có lí do nên ưu tiên từ Việt hóa hơn là từ Hán Việt, vì đây là wiki tiếng Việt.--Vietuy (thảo luận) 03:59, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy bạn đã công nhận là mức độ phổ biến là "gần ngang nhau" (20/28). Lý do đổi tên chỉ vì từ đó được dùng nhiều hơn một chút thì quả thật là không ổn, và hãy thử liên tưởng đến trường hợp của loài động vật mà tôi kể trên khi mà tỷ lệ chênh lệch đó còn cao hơn? Ta nên kết thúc thảo luận tại đây cho đến khi... tiếng Việt "có chuẩn". Được chứ! ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ)

Bạn luôn nói tiếng Việt không có chuẩn thật là tự tin?. Chuẩn ở đây nghĩa là gì và ngôn từ đa dạng phong phú nghĩa là gì?. Nếu nói như CNBH thì rất ít nước có chuẩn tuyệt đối. Tôi chỉ nhắc bạn, hãy Việt hóa nếu có thế. Thế thôi. Handyhuy (thảo luận) 04:29, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn rất thích gây bút chiến nhằm thỏa mãn... thì phải. Và theo bạn thế nào là Việt hóa, nghe lọt tai của bạn thì được gọi là "thuần Việt"? Nếu như sửa đổi không được một thành viên khác chấp thuận mà vẫn cứ cố đưa vào rồi lùi sửa thì gọi là gì? Thêm nữa, mời bạn handyhuy tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ có số người dùng đáng kể trên thế giới, chúng đều có chuẩn ở các mức độ khác nhau cả, tiếng Việt là một trong các ngôn ngữ lớn hiếm hoi không có chuẩn, kể cả chuẩn ở mức thấp nhất là tên gọi các địa danh ngay tại nước mình. Thành viên Wiki đều bình đẳng, nếu không đạt được đồng thuận thì để như cũ, bạn nên suy nghĩ lại về hành động gây bút chiến của mình! ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 05:39, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

CNBH hay nhắc đến từ bút chiến, không nên. Đây là trao đổi. Việc này mất thời gian (có thể là vô ích) nên không ai muốn cả bạn à, Tôi (và bạn?) đều còn có những việc khác quan trọng hơn là việc này. Bạn sai lầm ở chỗ coi việc mấy địa danh mà một số tờ báo có cách viết khác nhau rồi quy kết là tiếng Việt không có chuẩn, kể cả chuẩn thấp nhất. Tôi gọi như vậy là nông cạn. Vấn đề này có thể gặp ở bất cứ quốc gia nào. Khi gặp việc này mỗi quốc gia đều có cách giải quyết cụ thể, Việt Nam cũng vậy. CNBH hãy bình tĩnh để cùng thuyết phục nhau, đừng nhắc đến từ bút chiến. Bạn dùng ngôn ngữ lạm dụng (lúc đầu là khó hiểu, giờ đã tốt hơn) vậy nên tôi sửa và chúng ta trao đổi. Handyhuy (thảo luận) 06:23, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ở khả năng hiểu biết của 3 chúng ta: CNBH, tôi và Handyhuy đều có thể phân biệt đâu là Hán, đâu là Việt, với những gì các bạn đã đóng góp thì tôi khẳng định như vậy. Do đó không lí do gì CNBH lại không rõ cái gì Việt hơn và cái gì Hán hơn, chứ không phải vì nghe lọt tai của tôi và Handyhuy thì được gọi là "thuần Việt". Theo kiến thức của tôi thì "người phát ngôn" vẫn còn yếu tốt Hán ("phát ngôn", nên tôi gọi là Việt hóa bộ phận chứ không toàn bộ) chứ không thuần Việt như "anh lái đò", "bà bán nước", chúng tôi đề nghị dùng "Người phát ngôn" chỉ vì nó có tính chất Việt hơn là "phát ngôn viên" (đặc Hán).--Vietuy (thảo luận) 07:17, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thảo luận không giải quyết được thì hãy làm như bên Wiki tiếng Anh, mở cuộc bỏ phiếu tại chỗ kết thúc chuyện này. Good luck everybody. ~ Violet (talk) ~ 09:10, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bút chiến là gì? Là liên tục lùi sửa đổi của nhau và Handyhuy luôn khơi mào cho chuyện đó. Lý do đổi tên của bạn rốt cuộc chỉ là tôi thích có một từ 'thuần Việt' trong tên gọi chứ đâu có lý do nào hợp lý? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 09:58, ngày 12 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

CNBH đừng nói từ bút chiến. Hãy thật bình tĩnh, tại đây mọi người đều bình dẳng. Các thứ bạn viết ra không có nghĩa là đúng, nó tạm thời chỉ đúng với CNBH, với suy nghĩ trong đầu của CNBH. Với tôi nó chưa đúng, vì vậy phải trao đổi. Bạn dùng ngôn ngữ quá nặng Hán Việt (trong đó có những từ thay thế mà tôi nghĩ bản thân bạn cũng biết, song bạn cố tình không dùng), nên tôi sửa và chúng ta bất đồng, dẫn đến trao đổi này. Bạn không thể dung ngôn ngữ của bạn cho Wiki tiếng Việt. Handyhuy (thảo luận) 00:57, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Handyhuy không biết rằng liên tục lùi sửa đổi của nhau thì được gọi là bút chiến sao? Vậy xin mời tự tìm hiểu thêm. Cách hoạt động của Wikipedia là gì? Là nếu có bất đồng thì thông qua thảo luận, thảo luận không thống nhất được thì một là để nguyên như cũ, hai là đem ra biểu quyết. Cách Handyhuy liên tục lùi sửa hết ngày này sang ngày khác có đáng gọi là trò trẻ con không? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 02:02, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đề nghị CNBH không lăng mạ cá nhân. Trong trao đổi phải bình tĩnh. Các sửa đổi ở bài khác không liên quan đến bài này. CNBH chắc không còn trẻ nữa, ăn nói phải văn minh. Handyhuy (thảo luận) 02:24, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lăng mạ chỗ nào? Hành động lùi sửa triền miên ngày này sang ngày khác của bạn có thể dùng từ gì để miêu tả đây? Thông thường chỉ thành viên mới hay có ý đồ nào đó thì mới làm điều đó. Và những từ mà bạn sử dụng có thể gọi là lăng mạ không. Lý do handyhuy đưa ra đơn thuần chỉ mang tính ý thích và quan điểm cá nhân, nó không khác gì các sở thích như tôi thích dùng từ miền Bắc, tôi thích dùng từ miền Nam, tôi thích dùng từ vựng Huế cho bài Huế'...

Có lẽ CNBH đã mất bình tĩnh, ở đây ta đang trao đổi về vấn đề Người Phát ngôn hay Phát ngôn viên. Không lan man. Handyhuy (thảo luận) 02:36, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lan man thế nào? Ý của bạn đơn thuần chỉ là ưu tiên dùng từ "thuần Việt" và theo bạn có gì khác biệt với ưu tiên dùng từ miền Bắc? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 02:39, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn biết rõ tại sao tôi luôn phải theo bạn? Vì cách dùng từ của bạn, như tôi đã nói, nó quá nặng về Hán Việt đến mức không cần thiết và gây khó hiểu cho người đọc. Riêng vấn đề này có lẽ nên làm môt biểu quyết?. Handyhuy (thảo luận) 02:53, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Biểu quyết thì phải có lý do, Bạn muốn đổi tên bài này thành "người phát ngôn" và lý do là theo bạn thì từ này thuần Việt hơn và theo bạn thì Wikipedia phải ưu tiên tờ "thuần Việt" hơn. Như vậy biểu quyết sẽ biến thành ưu tiên dùng từ "thuần Việt" trên Wikipedia. Bạn đã từng nói Wikipedia thì phải thống nhất, đúng không? ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 03:05, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trước tiên là chủ đề này đã. Khi 2 từ cùng nói về một chủ đề, có độ phổ biến tương đương, thì nên dùng từ nào làm bài chính và từ nào làm chuyển hướng, rất đơn giản. Handyhuy (thảo luận) 03:14, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy bạn đã công nhận là độ phổ biến tương đương và theo tôi được biết nếu vậy thì để như cũ. Tôi được biết tại Wikipedia tiếng Anh thì không thể đổi Anh-Anh sang Anh-Mỹ và ngược lại trừ trường hợp đặc biệt, Wikipedia tiếng Trung thì nghiêm cấm chuyển từ phồn thể sang giản thể và ngược lại, Wikipedia tiếng Serbia quy định nếu viết theo chữ Latinh hay chữ Kirin thì để cứ nguyên! ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 03:23, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Việc tôi công nhận hay không, không quan trọng. Vì CNBH đã đề nghị seach Google và kết quả thế nào mọi người đã rõ. Việc tôi nói tương đương cho thấy tôi đang muốn bạn bình tĩnh trở lại để biểu quyết hay gì đó. Nhắn bạn lần nữa là rất hay so sánh lung tung, lần này tôi không giải thích nữa. Sau những lần trao đổi như thế này, chắc bạn hiểu tôi muốn nhắn bạn điều gì rồi chứ?.Handyhuy (thảo luận) 01:02, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn bảo tôi so sánh lung tung ư, lý do đổi tên của bạn đơn thuần chỉ là vì bạn "thích" thế chứ đâu có luận điểm nào chính đáng, và tôi lấy các ví dụ tương đương để bạn tham khảo. Lời nhắn của bạn theo tôi hiểu nghĩa là tôi phải làm theo ý thích cá nhân và quan điểm cá nhân của bạn. Xin lỗi, tôi sẽ không làm vì chúng ta đều bình đẳng. Tôi cũng xin nhắc bạn rằng lần sau nếu có mâu thuẫn với người khác thì đừng tiếp diễn cảnh lùi sử triền miên và được biết điều này có trong quy định chứ không phải ý thích của tôi. ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 04:11, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xin nhắc lại với bạn kẻo ai đọc đến đây lại hiểu nhầm: Việc đổi tên tôi đã nói từ đầu cuộc trao đổi này: Người phát ngôn để là bài gốc Phát ngôn viên là bài chuyển hướng. Lý do:
  • Người phát ngôn là tên gọi chính thức hiện nay của Bộ ngoại giao Việt Nam (nên nhớ đây là Wiki Việt, không phải Wiki Hán Việt)
  • Số lượng dùng từ Người phát ngôn vượt trội hơn hẳn (các tổ chức chính thống) -> Phổ biến hơn -> dùng làm bài gốc.
  • Khi 2 từ cùng nói về một chủ đề, ưu tiên dùng từ có mức độ thuần Việt hơn (đây không phảo Wiki Hán Việt, xem thêm trao đổi của Vietuy)
  • Hiện trên Wiki số lượng bài dùng tên Người phát ngôn nhiều hơn Phát ngôn viên mà bạn viết ra chứng tỏ bạn là thiểu số (Wiki nên thống nhất đến mức có thể)

Cuối cùng bạn hãy ngẫm lại tại sao tôi lại cứ phải đôi co với bạn, mất thời gian của cả 2, tuy nhiên nó cũng nhắc bạn về cách dùng ngôn từ của bạn trên Wiki tiếng Việt, Một từ điển đang càng phổ cập. Handyhuy (thảo luận) 01:02, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Với đầu óc nông cạn của mình thì tôi hiểu rằng bạn thích tranh luận kéo dài với tôi đơn giản chỉ là vì bạn Không thích dùng từ đó và thêm nữa là do cá tính của bạn là như vậy. Tôi xin trả lời lại như sau:

  1. Bộ ngoại giao không phải là viện ngôn ngữ và hơn nữa đây không phải là Bộ NGVN.
  2. Vượt trội hơn "hẳn" ở chỗ nào? Lấy ví dụ coi, và kể cả có gấp đôi, gấp ba, gấp bốn thì đã sao. Tiếng Anh-Mỹ phổ biến gấp mấy lần Anh-Anh đây?
  3. Ưu tiên "thuần Việt hơn" hơn là do bạn tự nghĩ ra và là quan điểm cá nhân của bạn. Mời bạn bấm vào tham khảo (2) và sẽ thấy câu khái niệm thuần Việt rất lỏng lẻo và nhiều từ bạn nghĩ là "thuần Việt" thực ra là gốc các ngôn ngữ khác và còn nhiều điều khác nữa. "gạo" cũng không phải từ thuần Việt đâu bạn à.
  4. Không hiểu ai nông cạn khi không biết rằng mấy bài có tên người phát ngôn kia đều do một người tạo ra.ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 02:46, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nói cách nào bạn vẫn nghĩ rằng vì chúng tôi cảm tính "thích" và "không thích". Thôi tùy bạn tham gia br phiếu.--Vietuy (thảo luận) 04:21, ngày 15 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sao thiên vị thế, gạch từ của tôi đi mà không gạch từ của người khơi mào viết trước. Lý luận của bạn chỉ là "ưu tiên" và điều này không phải cảm tính thì là gì? Là chân lý chắc ㄌㄧ.ㄇㄥˋ.ㄩㄝˋ (ㄊㄠˇ.ㄌㄣˋ) 05:19, ngày 15 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tham khảo

sửa
  1. ^ data.ulis.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/1492/1/35.doc
  2. ^ [1][

BQ tên bài

sửa
Quay lại trang “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.