Thảo luận:Nội Thân vương Chikako
Cách ghi tên nhân vật?
sửaTôi thấy rằng trong bài có tên của nhiều nhân vật trong lịch sử Nhật Bản, nhưng các tên này đều được viết bằng từ Hán-Việt. Tôi thấy việc này sẽ làm mất tính chất của tiếng Nhật nói chung, nhiều người đọc có thể nhầm lẫn các tên này thành tên của người Trung Quốc. Ví dụ tên mẫu thân của công chúa Kazu được viết là "Kiều Bản Hằng Tử", trên thực tế, nếu không biết tiếng Nhật, không ai biết "Kiều Bản Hằng Tử" trong tiếng Nhật được viết như thế nào, phát âm ra sao, gây khó khăn cho người đọc nếu muốn tra cứu thêm thông tin về nhân vật lịch sử này. Theo tôi, tên của người Nhật nên được viết bằng tiếng Nhật (âm romaji) và có bản dịch song ngữ đi kèm; các tên khác như tước hiệu mới nên viết bằng từ Hán-Việt để dễ hình dung. Ví dụ tên nhân vật sẽ viết là Hashimoto Tsuneko (橋本恒子 (Kiều Bản Hằng Tử)) ; tước hiệu sẽ viết là Nội thân vương (内親王; Naishinnō). Thêm nữa, trong tiếng Nhật, để phiên âm chữ Hán, người ta sử dụng hiragana đi kèm, ví dụ 漢字(かんじ). Tuy nhiên trong tiếng Việt, ta đã có chữ La-tinh để ghi âm nên không cần thiết phải ghi kèm chữ hiragana cạnh chữ Hán nữa vì nó nhìn rất rối mắt kiểu như đoạn này trong bài: "Hòa Cung Thân Tử Nội thân vương (chữ Hán: 和宮親子内親王; Kana: かずのみやちかこないしんのうKazu-no-Miya Chikako naishinnō; 3 tháng 7 năm 1846 – 2 tháng 9 năm 1877) là chính thất của Shogun thứ 14 của Mạc phủ Tokugawa, Chinh Di Đại tướng quân Tokugawa Iemochi." Người đọc phải nhìn một đống chữ viết mà mình chẳng biết đọc như thế nào trước khi thấy nội dung chính cần biết?! Tôi nghĩ nên viết giản lược thành "Hòa Cung Thân Tử Nội thân vương (和宮親子内親王; Kazu-no-Miya Chikako Naishinnō) " Như vậy, người biết sẽ vừa biết tên Hán-Việt của nhân vật, đồng thời cũng biết luôn cách viết tên bằng chữ Hán và cách đọc bằng chữ La-tinh rất rõ ràng. ShiraAki 18:55, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)