Thảo luận:Mikoyan-Gurevich MiG-21
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Mikoyan-Gurevich MiG-21. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Mikoyan-Gurevich MiG-21 | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Mikoyan-Gurevich MiG-21 đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 14 tháng 6 năm 2016. Nội dung như sau: |
--en` en` (thảo luận) 15:31, ngày 17 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Untitled
sửaTôi xin có một vài ý kiến.
Phương Tây thường cho các YE (Е tiếng Nga) là MiG-21. Thật ra không đúng. Việc tìm ra thứ máy bay kiểu mới thay cho các máy bay cánh xuôi sau đuôi ngang treo cao là tất yếu, do các động cơ mới cho vân tốc máy bay tốt hơn, cánh xuôi sau đuôi ngang treo cao không hợp nữa. (Các máy bay cánh xuôi sau đuôi ngang treo cao có từ Đức thời Thế chiến 2, ở MiG gồm MiG-15, MiG-17, MiG-19, càng ngày đuôi càng hạ thấp xuống do động cơ tốt hơn đẩy máy bay nhanh hơn). Liên Xô đưa ra kiểu động cơ hai trục lồng nhau (hai tầng máy nén, mỗi tầng gồm nhiều lớp turbine nén), lần đầu tiên trên thế giới sẽ được sử dụng thực tế sản xuất lớn trong MiG-21, tên kiểu đầu là Tumansky R-11. Sau này MiG-21 hay dùng R-13-300. Kiểu động cơ này cho áp suất đốt đến 8-9 atm, vượt xa các động cơ cũ chỉ 3-4-5 atm, khi tốc độ lên đến khoảng 1900km/h thì kiểu động cơ mới càng trội. Các YE là chuỗi nỗ lực tìm kiếm máy bay hoạt động tốt với loại động cơ mới, phương thức chiến đấu mới, cho ra đời ba loại máy bay là MiG-21, MiG-23 và MiG-25. Động cơ thì đẩy máy bay nhanh hơn xa hơn, còn phương thức chiến đấu thay dần súng bằng tên lửa và radar tầm xa. MiG-21 là những máy bay đầu tiên trong đó.
Các mấu thử sớm
sửaYE-1 là máy bay thử nghiệm đầu tiên thay thế các mẫu thử I (các mẫu thử I cho ra đời các máy bay từ MiG-1 đến MiG-19). Máy bay mang động cơ Mikulin AM-5. Những áp dụng radar được thực hiện đầu tiên trên MiG-15P. Kiểu mũi MiG-21 trông rất khác đời trước vì dành khoang rộng hơn cho ăng-ten radar (radar antena). Hạ thấp đuôi máy bay và mũi hút gió mới tạo nên kiểu thân đặc trưng của MiG-21. YE-2 được phương Tây gọi là MiG-21 Faceplate vì thân khá giống, nhưng đây là máy bay cánh xuôi sau giống MiG-19 hơn là MiG-21. YE-2 chỉ khác YE-1 động cơ. Máy bay ban đầu mang động cơ Mikulin AM-9. Năm 1955, máy bay đóng lại thành mẫu thử YE-2A mang kiểu động cơ Tumanssky R-11 đầu tiên. Máy bay YE-50 là loại YE-2 mang động cơ tên lửa để đánh chặn máy bay trinh sát U-2 Mỹ. (YE-50 đem đến một cơ hội nghiên cứu máy bay siêu âm).
Máy bay Thử nghiệm YE-4 có canh tam giác, nhưng không may, các đặc điểm vận động không tốt, chưa là một sản phẩm hoàn chỉnh, là phòng thí nghiệm bay để đóng YE-5. Máy bay YE-4 sửa lại chút mang động cơ R-11 thành YE-5, chính thức ra đời MiG-21. Ngày nay, người ta quan niệm YE-5 là MiG-21 đầu tiên năm 1957. Còn các trước đó chưa là MiG-21. YE-5 là mẫu thử của MiG-21 sản xuất hàng loạt đợt đầu. YE-7 là MiG-21PF. Máy bay MiG-21PFMA là YE-9.
các mẫu thử nâng cao
sửaMáy bay YE-6 là máy bay thử nghiệm khí động góc đón gió AoA lớn, lắp bào khí trước. Đây là máy bay đầu tiên của MiG thử nghiệm bào khí trước. Máy bay YE-8 là máy bay thử nghiệm cửa hút gió dưới bụng, cải tiến từ Ye-6, cũng có bào khí trước tháo ra được. Ye-8 là một chiếc máy bay rất thú vị, nó mang nhiều cơ cấu tự động bằng nguyên lý cơ khí, một giải pháp khi máy tính điện tử yếu. Ye-8 đặt ra nhu cầu sử dụng máy tính hàng không mà MiG-23, đặc biệt là MiG-25 sẽ áp dụng để đạt tính năng vận động mạnh mẽ. Có hai máy bay YE-8, kí hiệu là YE-8-1 và YE-8-2. Chiếc đầu tiên rơi trong thử nghiệm. Sau này, YE-8-2 dùng trong chương trình chế tạo MiG-23. Đây là kiểu máy bay nhỏ tiên tiến, sau này sẽ được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và châu Âu (ví dụ F-16). Nhưng năm 1958-1962, phương tiện chưa đáp ứng đủ độ tin cậy. Cũng sau này, hãng MiG có những máy bay cửa hút gió dưới bụng là MiG-29 (bào khí trước cố định) và MiG-35 (bào khí trước điều khiển được).
Mẫu YE-152 được phát triển từ YE-6, động cơ hoạt động rất mạnh. Sau này, hướng này tiến đến YE-155, năm 1963, chính là mẫu thử nghiệm của MiG-25.
NHư vậy, gọi các YE là các ấn bản MiG-21 là không đúng. Ngoài ra, còn một số loại YE khác khá thành công như:
- Ye-23DPD, 23-01, Ye-231 là máy bay MiG-23 cất cánh thẳng đứng.
- Ye-23IG / 23-11 là một kiểu MiG-23 thử nghiệm.
- Ye-26 là một kiểu MiG-25 thử nghiệm.
- Ye-150 là máy bay MiG giống MiG-21 có tốc độ rất cao để đánh chặn U-2.
- YE-155, YE-155R là các mấu thử nghiệm chiến đấu và trinh sát của MiG-25.
- YE-166, YE-266 là mẫu bay đánh chặn thử nghiệm tốc độ rất cao. Đây là máy bay YE-155 lắp động cơ R-15, sau đó là động cơ D-30, các thử nghiệm nhằm làm ra các đời MiG-25 được đóng thực tê.
Vài điều về khí động
sửaKiểu cánh xuôi dược người Đức áp dụng trong Thế Chiến II, được các MiG-15 MiG-17 MiG-19 sử dụng. Cành ngày cánh càng xuôi hơn cà đuôi càng thấp hơn, tốc độ cao hơn theo sự phát triển của động cơ. MiG-21 là máy bay cánh tam giác có đủ đuôi, loại cánh này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Cánh tam giác tăng diện tích cánh gần thân, mỏng, khỏe, nhẹ. Tuy lực cản thấp nhưng ở tốc độ thấp không tốt. MiG-23 cũng như F-111 cùng thời dùng cánh cục xòe, xòe rộng để thăng bằng khi chậm và cụp vào thành cánh tam giác khi nhanh, tuy nhiên, loại cánh này nặng. MiG-25 và các máy bay sau đó sử dụng ổn định điện tử, thường dùng cánh tứ giác xuôi sau diện tích lớn. MiG-21 không phải là máy bay có diện tích cánh trội, khá mất tốc độ khi đổi hướng, được bù vào bởi gia tốc lớn khi leo cao hay phục hồi tốc độ. Thân máy bay tròn đều chứ không rộng như MiG-23, MiG-21 chỉ có khả năng không chiến tầm ngắn trội, còn không chiến tầm xa và đối đất yếu.
MiG-21 cũng là máy bay chiến đấu trên không cuối cùng của MiG sử dụng tự cân bằng khí động. Sau này, các máy bay khác dùng cân bằng cưỡng bức điện tử.
Máy bay YE-5 sẵn sàng cho thử nghiệm ngày 9 tháng 1 năm 1956, sau đó máy bay được đưa về nhà máy số 31 cải tiến lại thiết kế. Ngày 1 tháng 4 năm 1957, mẫu máy bay YE-5 mới lần đầu tiên cất cánh. Hội đồng bộ trưởng quyết định đặt tên MiG-21 kiểu 65 cho loại máy bay mới, chuyển sang giai đoạn sản xuất hạn chế dùng cho đánh giá chiến thuật, quyết định ngày 18 tháng 6 năm 1957. Trong năm 1957, khoảng 10 chiếc máy bay gần như giống hệt chiếc cất cánh ngày 1-4 được đóng. Sau khi được chấp thuận, trong năm 1958, lô sản xuất hàng loạt đầu tiên bắt đầu. Vì những lý do đó, có thể coi ngày ra đời của MiG-21 là 1-4 hay 18-6 năm 1957. Trên góc nhìn khác, có thể coi năm MiG-21 ra đời là năm 1958.
Về động cơ.
sửaGọi động cơ MiG-21 đốt hai lần cũng được (theo tôi hiểu thì người viết bài gọi động cơ đốt hai lần là "affter burner", còn gọi là đốt đít, đốt lại, hâm lại, động cơ phản lực nhiệt. Nghĩa là ống xả kéo dài ra, phun thêm nhiên liệu vào đốt cùng oxy buồng đốt chính chưa dùng hết). Nhưng hầu hết các động cơ máy bay chiến đấu đều thế. Máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19 cũng vậy. Máy bay MiG-23, MiG-25, MiG-31 và SU-27 hay F-22 cũng thế. Thường người ta phân loại động cơ R-11 của MiG-21 là loại động cơ phản lực một lưồng khí. Đây là động cơ hai trục lồng nhau dùng cho máy bay chiến đấu đầu tiên của thế giới. Động cơ phản lực một luồng khí là động cơ tuốc-bin (turbine) mà toàn bộ khí nén từ của hút gió đều được đưa vào đốt trong buồng đốt. Lực đẩy của động cơ được tính bằng tốc độ dòng khí phụt ra sau (so với không khí đứng yên) nhân với lượng thông qua (tức số kg không khí qua động cơ một giây). Động năng dòng khí phụt ra sau tăng khi tốc độ dòng phụt tăng. Năng lượng thất thoát qua dòng phụt bằng nhiệt năng cộng với tích bình phương tốc độ và lượng thông qua (tích này là động năng thất thoát). Để giảm động năng dòng phụt mang đi, cần tăng lượng thông qua, nhưng điều đó lại làm giảm thành phần nhiên liệu cháy, nhiệt độ cháy hoặc ngừng cháy. Vậy nên các động cơ hai luồng khí là các động cơ chỉ cho một phần khí nén qua buồng đốt, vừa tăng lượng thông qua vừa giữ thành phần cháy tốt.
Động cơ một luồng còn gọi là TurboJet. Động cơ hai luồng còn gọi là TurboFan, còn gọi là động cơ phản lực tuốc-bin phân luồng khí. Tỷ số giữa luồng khí không qua và luồn khí qua buồng đốt, gọi là tỷ số bỏ qua (bypass ratio), tỷ số này càng cao thì động cơ càng có lực đẩy mạnh mà cần đốt ít nhiên liệu, sử dụng tốt khi máy bay bay chậm. Người ta gọi là TurboFan khi tỷ số này trên 0,5. Thật ra, động cơ R-11 của MiG-21 có hai luồng khí, kết cấu luồng rất đặc biệt. Luồng không qua buồng đốt không đi bên ngoài như các động cơ khác, mà nó luồn vào trục, phụt ra giữa luồng đốt. Kết cấu luồng này ban đầu dùng để làm mát, tỷ số nhỏ, thuộc nhóm TurboJet. Khi cải tiến thành động cơ R-95 của máy bay SU-25, tỷ số này cao lên thành TurboFan.
Các động cơ máy bay MiG-15, MiG-17, MiG-19 là những động cơ Nene. Đây là những động cơ phản lực một luồng, có thể có đốt đít. Cấu tạo gồm máy nén ly tâm một tầng và tuốc-bin phát động 1 tầng, một trục. Buồng đốt rộng, ống lửa hình cung bao bởi luới chắn lỗ cấp khí ngang. Áp suất đốt trên 3atm đến trên 4atm. Khi máy mở rộng loại động cơ này cho lực đẩy khỏe hơn, gặp vấn đề giới hạn của máy nén và hiệu suất đốt nhioeen liệu. Khi hiện đại hóa động cơ loại này để máy bay bay nhanh hơn, nó gặp trở ngại bị cản mạnh, đến tốc độ khoảng 1900km/h có thể coi là giới hạn.
R-11 có nhiều tầng nén, tùy các phiên bản sau này, có trên 5 tầng nén dọc trục. Tuốc-bin phát động và máy nén chia làm hai nhóm, nhóm tốc độ cao, áp suất cao gắn trên trục to, trong trục này là trục áp thấp, truyền động mặt trời. Có 1 tầng tuốc-bin áp thấp và một tầng áp cao. Ngoài hai trục này ra, sau buồng đốt còn một trục phụ kéo máy bơm và máy phát. Buồng đốt R-11 giống các buồng đốt đời đầu hơn, hình cung cấp khí qua khe nghiêng. So sánh với các động cơ đời trước, R-11 có tỷ số nén cao 8-9atm, nên hiệu suất tốt hơn. So với các động cơ cùng thời, nó rất gọn nhẹ và rẻ. Điều này đảm bảo sản suất một lượng lớn MiG-21. Động cơ R-11 là động cơ máy bay không chiến tiên tiến nhất thế giới lúc đó, so với yêu cầu sử dụng, nó đẩy máy bay với gia tốc lớn, tốc độ leo cao lớn, tốc độ cao và gia tốc lớn ở độ cao thấp. So với các TurboJet đời sau dùng cho MiG-23 thì các động cơ đời sau nặng, phức tạp, hoàn thiện hơn. Máy bay MiG-25 dùng nhiều loại động cơ. Yêu cầu động cơ của nó quá phức tạp. đây là máy bay chiến đấu điển hình, kết cấu này của Mikoyan tồn tại lâu bằng các loại máy bay F-15 và MiG-31. Ban đầu, MiG-25 sử dụng loại động cơ TurboJet áp suất đốt thấp (4atm), chỉ là phóng to ra những động cơ phản lực đời đầu. Động cơ này có tên R-15, khi MiG-25 bay hết tốc độ thỉ thọ được vài giờ. Sau này, MiG-25 sử dụng động cơ TurboFan D-30F6 năm 1974. Động cơ TurboFan hoạt động bền, tiết kiệm nhiên liệu hơn và giảm tốc độ tối đa từ M3,2 xuống M2,8.
Như vậy, MiG-21 là máy bay không chiến đầu tiên đạt ưu thế động cơ bằng nguyên lý thiết kế Liên Xô. Nhưng động cơ của MiG-21 không cho nó mang nặng, bay xa và lâu như những máy bay diệt mục tiêu trên không sau này.
Về phương thức chiến đấu.
sửaMiG-21 là máy bay trung gian, nó đã có radar và tên lửa có điều khiển. Nhưng phi công MiG-21 vẫn phải ngắm bắn bằng mắt thường. MiG-23 có khoang radar to hơn, còn MiG-25 có khoang radar rất lớn. MiG-25 hoàn toàn chuyển sang phương thức chiến đấu bằng radar. MiG-15 MiG-17 MiG-19 là những máy bay chiến đấu bằng súng điển hình. Phương thức chiến đấu ngắm bắn bằng mắt thường có tầm ngắn, còn gọi là dogfigth. Phương thức chiến đấu bằng các phương tiện quan sát điện tử và tên lửa có điều khiển tầm xa gọi là phương thức chiến đấu quá tầm nhìn, có tầm xa. Fire Beyond Vision, bắn quá tầm nhìn, viết tắt là FBV. Yêu cầu của máy bay không chiến tầm xa quá tầm nhìn là máy bay phải nhanh, bay xa để đuổi kịp mục tiêu, máy bay phải to lớn để mang tên lửa và thiết bị hạng nặng. Yêu cầu của phương thức chiến đấu tầm ngắn là máy bay phải linh hoạt, cần nhỏ gọn. Như vậy, hai phương thức chiến đấu mâu thuẫn nhau, rất khó thực hiện cùng nhau. Do ngành điện tử phát triển, nên phương thức chiến đấu bằng quan sát điện tử càng ngày càng thắng thế. Chiến đấu kiểu hỗn chiến dogfigth gặp nhiều rủi ro, nên cần số lượng máy bay rất lớn. Ví dụ, các phi công xuất sắc lái máy bay phản lực Đức cuối chiến tranh cũng đành chịu bó tay trước những máy bay không chiến cánh quạt của Đồng Minh. Ngược lại, tác chiến điện tử FBV đảm bảo chắc thắng, chắc sống. Vì vậy, cơ cấu đông đảo các máy bay rẻ tiến thay bởi số lượng hạn chế máy bay đắt tiền. Kích thước máy bay không chiến từ 2-3 tấn của hồi MiG-15, tiến lên gần 50 tấn của MiG-31. Đồng thời, do không cần nhỏ gọn, nên các máy bay không chiến có khả năng mang nặng, đối đất tốt hơn, vậy nên không phải chế tạo hai dội máy bay không chiến chuyên nghiệp và ném bom bổ nhào riêng rẽ nữa.
MiG-21 là máy bay trung gian, vũ khí chính của nó đã là tên lửa, nhưng tầm ngắn và phụ thuộc nhiều vào mắt phi công để ngắm bắn. MiG-21 có hai radar sử dụng chung màn hình, lắp trong chóp mũi. MiG-21 có thể coi là máy bay không chiến tầm ngắn bằng điện tử. Vì đặc điểm trung gian đó, nên nó vẫn cần sản xuất, trang bị với số lượng lớn. Cũng vì cần nhỏ linh hoạt, nên nó tỏ ra kém khi cải tiến cho các nhiệm vụ đối đất.
MiG-23 có khoang điện tử lớn, thuận tiện để lắp nhiều loại khí tài, nên được áp dụng rộng rãi trong đối đất, nhiệm vụ yêu cầu các phương tiện điện tử đa dạng. MiG-25 là máy bay chuyên nghiệp không chiến, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu chiến đấu tầm xa. Nó là máy bay chiến đấu bay nhanh nhất thế giới, khoang điện tử rất lớn chứa radar không chiến mạnh nhất thời đó. Nó mang được những loại tên lửa không chiến nặng nhất. Máy bay cũng có tầm bay xa và gia tốc rất lớn để đuổi bắt mục tiêu. Một thời gian dài, kiểu máy bay này là kiểu máy bay không chiến tiêu chuẩn, với những máy bay không chiến mạnh nhất của Nga và Mỹ là MiG-31 và F-15. Đến gần đây, yêu cầu giảm phản xạ radar và mang theo máy tính lớn mới tạo ra những máy bay không chiến mới thích hợp hơn.
Nhìn chung, trong gia đình các máy bay diệt mục tiêu trên không hiệu MiG, MiG-21 xếp vào thé hệ 2. Thế hệ đầu là những máy bay chiến đấu bằng súng điển hình MiG-19 về trước. Thế hệ 2 là những máy bay sử dụng radar và máy tính, nhưng còn sử dụng chủ yếu tín hiệu tương tự, như MiG-21, MiG-23. Một thế hệ nhỏ, gọi là bước đệm, step mode, hiệu MiG có MiG-9. Tuy nhiên, với tính năng đã mô tả, MiG-21 chỉ là máy bay trung gian.
MiG-21 hồi đó khá cũ, nó vẫn là máy bay không chiến tầm ngắn trong khi F-4 đã có khả năng không chiến bằng radar khá mạnh. Tuy nhiên, MiG-21 vẫn là máy bay hiện đại nhất Không Quân Việt Nam có.
Không phải phi công Việt Nam thích MiG-17 hơn. Do thay đổi cách chiến đấu, nên trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 đã qua nhiều thử nghiệm chiến thuật, với các thời kỳ thắng lợi và hạn chế xen kẽ. Có hai thời kỳ ngắn, khi mà các phi công Mỹ thử nghiệm được chiến thuật tốt hơn, thì MiG-17 ưu thế hơn. Nhưng đại thể, MiG-21 vẫn là máy bay mạnh hơn MiG-17, lúc đó đã được gọi là "out of date", quá cổ. Đến cuối chiến tranh thời kỳ 1970-1972 thì phi công Việt Nam hầu như lập công bằng MiG-21. Một trong những trận đánh cuối dùng MiG-19 là trận đánh ngày 2 tháng 9 năm 1972, hai chiếc MiG-19 đánh đuổi 12 chiếc F-4, hạ 2 chiếc trên "Thung lũng MiG". Nhưng trận này, MiG-19 lập công được do MiG-21 hỗ trợ, kéo các máy bay hộ tống về phía Tây. MiG-21.
Ở chiến tranh Việt Nam đã ba lần không chiến bắn hạ pháo đài bay B-52, bằng các chiến công của Vũ Đình Rạng, Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân, đều bằng MiG-21. Vũ Đình Rạng là phi công đầu tiên trên Thế Giới hạ được pháo đài bay B-52, tuy nhiên, chiếc máy bay này vẫn hạ cánh khẩn cấp được (sau đó bỏ).
Các phi công Việt Nam đã tạo ra phương thức chiến thuật ngày nay là kinh điển của MiG-21. Chiến thuật này tận dụng ưu thế của động cơ và gia tốc, tiến công và thoát hiểm theo chiều thẳng đứng. Ban đầu, các MiG-21 phục kích trên cao, tấn công và thoát hiểm phía sau địch, xuống dưới. Sau này, chiến thuật hiệu quả nhất được áp dụng là các MiG-21 tiếp cận bí mật ở độ cao thấp, vọt lên cao rồi tấn công từ trên cao phía sau, lao xuống thấp thoát trở về. Phi công Phạm Thanh Ngân là người đề nghị và lần đầu tiên thử nghiệm thắng lợi chiến thuật này. Trận đầu, anh ở vị trí số một trong tốp 2 chiếc, bắn rơi một máy bay trinh sát điện tử RF-101C được bảo vệ chặt chẽ. (Một diều thú vị là, chiếc máy bay cuối cùng Mỹ mất do không chiến cũng là máy bay trinh sát điện tử). Phạm Thanh Ngân là phi công tài ba, anh đã chỉ huy tốp với các phi công giỏi nhất của Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Cốc. Phạm Thanh Ngân là phi công thử nghiệm chiến thuật, bắn rơi nhiều loại máy bay nhất trong các phi công Việt Nam. Sau chiến công RF-101C trên, Phạm Thanh Ngân trở thành Anh Hùng của nước Việt Nam năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Cơ Quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản), Thượng tướng. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính Trị.
Phạm Tuân sau trở thành người Việt Nam đầu tiên bay lên quỹ đạo. Nhìn chung, các phi công Việt Nam sau chiến tranh phát triển tốt.
Một trong những thời kỳ khó khăn của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam là chiến dịch Bolo. Một phi công kỳ cựu từ Thế chiến 2 Mỹ là Đại tá Robin Olds đã sử dụng các F-4 không chiến giả làm F-105 mang bom, lừa MiG đến bắn hạ. Chiến dịch bắt đầu ngày 2 tháng Giêng năm 1967, chiến thật này của F-4 gây khó khăn cho MiG-21 nửa năm. Nhìn chung, MiG-21 là máy bay được phi công Việt Nam sử dụng tốt nhất.
Huy Phúc Ninh Bình của http://ttvnol.com/quansu.ttvn 21:03, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)
MiG-21 có thể mang được các loại tên lửa đối đất, chống hạm, hay các loại bom, rocket được ko nhỉ? 113.190.216.233 (thảo luận) 16:40, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Sửa đổi làm hỏng cấu triúc của Infobox
sửa"Loidong.905851" và 2 "Khách IP" đã sửa đổi làm hỏng Infobbox. Tôi đã lùi sửa về phiên bản trước đó. --Двина-C75MT 09:52, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)--