Thảo luận:Mani giáo

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Mhung121 trong đề tài Minh giáo

Untitled

sửa

Không tìm thấy tài liệu nào nhắc đến phái này. Casablanca1911 05:42, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Là tên một môn phái trong games online Thiên Long bát bộ.Lưu Ly 05:53, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Là một giáo phái trong Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung. Lê Thy 05:56, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nghĩa là chỉ là môn phái trong trò chơi và trong truyện ? Nội dung bài hiện nay như viết về 1 môn phái nào đó trong xã hội. Casablanca1911 05:57, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Giáo phái trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng có thể phỏng theo giáo phái ngoài đời là en:Zoroastrianism. Xem Thảo luận Thành viên:HellFlame#Minh giáo. Nguyễn Thanh Quang 05:59, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không những bài này mà còn nhiều bài như Nga Mi phái; Võ Đang phái; Côn Lôn phái...chưa tách được cái nào là tiểu thuyết, môn phái games và đời thực. Lưu Ly 06:55, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thì trước tiên phải nói về ngoài đời trước, còn tiểu thuyết hóa hay game hóa thế nào thì cho vào các tiểu mục. Liên kết wiki hiện tại của bài là en:Manichaeism, tôi đọc qua bài này chẳng thấy chi tiết nào nói về lửa cả. Nguyễn Thanh Quang

Bài viết về ngoài đời mà chẳng có 1 tí nguồn dẫn hay tài liệu tham khảo nào. Bài về các môn phái khác cũng có nhắc đến các tài liệu khác thì còn đáng tin cậy được. Casablanca1911 13:36, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Minh giáo theo Kim Dung trong Ỷ thiên đồ long ký, ko hiểu do vô tình hay cố ý, là sự pha trộn của Bái hỏa giáo (Zoroastrianism) do Zarathushtra thành lập từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên tại vùng nay là biên giới của Afganistan (còn gọi là Tiên giáo, Hỏa tiên giáo, Ba Tư giáo); và Ma Ni giáo(Manichaeism) do Mani người Ba Tư sáng lập thế kỷ 3 trước công nguyên. Ngày xưa tôi download một tài liệu do Nguyễn Duy Chính viết về cái gọi là Minh giáo này khá hay, nay thấy tại đây: [1]. Khương Việt Hà 13:42, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hic. Đã nhắc đến Kim Dung mà KVH còn "phân vân" về "vô tình hay cố ý".Lưu Ly 15:18, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu "vô tình hay cố ý" là tôi lấy trong bài viết của tác giả Nguyễn Duy Chính mà anh có thể đọc tại link đưa trên, và tôi tin rằng tác giả dùng câu đó là có lý do của nó. Khương Việt Hà 17:27, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hu hu. Đã nhắc đến Kim Dung mà bác sĩ Chính còn "phân vân" về "vô tình hay cố ý" Lưu Ly 23:56, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

tôi xin hợp nhất bài này với bài Hỏa giáo vì bài Hỏa giáo có thông tin chính xác hơn và tầm nhìn rộng hơn về tình hình Hỏa giáo trên TG chứ không chỉ gói gọn trong tiểu thuyết của Kim Dung. thảo luận quên ký tên này là của Harry Pham (thảo luận • đóng góp).

Bên tiếng Anh, Minh giáo là en:Manichaeism, còn Hỏa giáo là en:Zoroastrianism, là 2 khái niệm khác nhau ??? 85.183.144.251. Hay là bài này nên viết về Mani giáo đi, (đọc ý kiến của Khương Việt Hà phía trên) (thảo luận)

Minh Giáo là Manichaeism

sửa

Manichaeism hay Ma Ni Giáo () có nhiều điểm tương đồng với Bái Hoả Giáo (Zoroastrianism) về xuất xứ và niềm tin cho nên có thể đã bị lẫn lộn, hoặc là cố ý gộp chung cho tiện việc diễn giải.

Minh Giáo trong truyện kiếm hiệp bị chế nhạo là Ma Giáo, có lẽ vì cái tên phiên âm "Ma Ni Giáo." Ma Ni Giáo tôn thờ thần ánh sáng. Chữ "Minh" () trong tiếng Hán cũng có nghĩa là "ánh sáng." Chữ "Minh" đó được ghép bằng hai chữ "Nhật" () và "Nguyệt" () cho nên "Minh Giáo" còn có khi được gọi là "Nhật Nguyệt Thần Giáo." Bò kho (thảo luận) 05:38, ngày 23 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này nhầm với Hỏa giáo rồi, xem trên [2] thì Mani giáo là 1 phái có xu hướng Ngộ giáo. Thánh Augustine thành Hippo cũng đã từng là tín đồ phái này.--Greenknight dv (thảo luận) 04:36, ngày 4 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời
em đã tra trên wiki Trung văn [3] thì Minh giáo (明教) đúng là Ma ni giáo (摩尼教), phái ngộ giáo này theo thuyết nhị nguyên, do Mani sáng lập vào thế kỷ thứ 3, ông tự nhận mình là ngôn sứ và là người kế thừa các giáo chủ của cả ba tôn giáo lớn tại xứ Ba Tư lúc đó là Hỏa giáo, Phật giáo và Kitô giáo. Tôn giáo này đã phát triển mạnh sang tới Tân Cương và miền Đông Trung Quốc nên xuất hiện trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung cũng là điều dễ hiểu. Cần sửa lại bài viết hiện tại--greenknight (thảo luận) 16:03, ngày 11 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhầm lẫn giữa Mani giáo/Minh giáo (Manichaenism) với Bái Hoả giáo (Zoroastrianism)

sửa

Các thông tin trong bài (hoàn toàn không có nguồn) đều nói về Bái Hoả giáo [4] chứ không phải Mani giáo. Bái Hoả giáo do Zoroaster sáng lập thế kỉ 7 trước Tây Lịch, là một tôn giáo rất cổ xưa đồng thời là quốc giáo của nhà Sassanid, Ba Tư. Còn Mani giáo do Mani sáng lập vào thế kỉ 3 sau Tây Lịch, là một tôn giáo dung hợp nhiều tư tưởng mà thành. Bài viết lúc chứa thông tin về Mani giáo, lúc lại chứa thông tin về Bái Hoả giáo, tôi nghĩ nên xoá bài viết này cho tới khi có người khác viết ra thông tin chính xác hơn và dẫn nguồn đầy đủ. H.C.Nguyễn (ΙΧΘΥΣ) 16:30, ngày 20 tháng 7 năm 2014 (UTC)

Mani giáo?

sửa

Thấy trong truyện bác Kim chú thích Minh giáo bắt nguồn từ Mani giáo, còn Mani giáo là cái gì chắc hỏi trực tiếp bác Kim may ra mới có nguồn. (người Trung Quốc nhiều tài liệu lịch sử lắm, có khi họ không công bố trên mạng). Mhung121 (thảo luận) 15:27, ngày 5 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh giáo

sửa

Đã làm lại bài về Minh giáo, mong ý kiến đóng góp của mọi người. Mhung121 (thảo luận) 09:04, ngày 6 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Minh giáo là sự kết hợp giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.

sửa

Trong một lần đọc nghiên cứu về Phật Giáo Hy Lạp. Khoảng thế kỷ thứ 3 sau CN, một giáo sĩ thiên chúa giáo vì ngưỡng một triết lý của Phật giáo tại các thánh đường ở vùng Trung Đông nên đã hành hương tới Ấn Độ để nghiên cứu sâu thêm (đâu là một cuộc "Đông Du Ký" mà lịch sử chẳng ai nhớ tới bằng "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân). Vị giáo sĩ này sau nhiều năm học hỏi đã được khai sáng và đổi tên mình thành Buddas và quay về Jerusalem truyền dạy cho các nhà thờ Thiên Chúa Giáo nhưng bị các nhà thời coi đó là dị dáo và đuổi đi, nhưng vụ tu sĩ này vẫn tiếp tục truyền đạo và đã khai sáng được một nhóm người Iran và đứng đầu là Mani và hình thành Mani giáo lan rộng ra cả Châu Âu, và tới cả Trung Hoa. Trong Mani giáo chúa Jesus cũng được tôn thờ và được vẽ tái hiện theo phong cách tạo hình của Phật giáo Hy Lạp. Vì có sự kết hợp cả Thiên Chúa Giáo nên không ít các đức hồng y cũng theo Minh Giáo. Minh Giáo tiếp tục phát triển cho tới khi xuất hiện Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo ra sức loại bỏ các tôn giáo không phải Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Nên Minh Giáo ở Châu Âu bị diệt vong, và sống lay lắt ở Trung Á tới Trung Hoa. tới tận nhà Thanh thì biến mất hoàn toàn.

Quay lại trang “Mani giáo”.