Thảo luận:Mai Hoa (công chúa)
Tiêu chuẩn
sửaCông chúa này, theo nội dung bài, tôi thấy chưa có điểm nổi bật. Lưu Ly (thảo luận) 03:10, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Đồng ý rằng bài thì ngắn mà nội dung lan man ở tận đẩu đâu, đoạn về công chúa có mỗi 2 dòng đầu. Việt Hà (thảo luận) 03:24, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Tôi đã viết lại bài, tìm được thông tin bà là Bề trên Tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm đầu tiên tại Việt Nam và được rửa tội vào năm 1591 nhưng ko chắc có phải bà là người Việt Nam đầu tiên theo Công giáo hay không vì chưa tìm thấy ở đâu, nên tất cả thông tin ko có kiểm chứng đó tôi tạm bỏ ra khỏi bài. Mong mọi người tiếp tục bổ sung. Việt Hà (thảo luận) 04:14, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Theo cái Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào thì chỉ cần có tên trong sử liệu là đủ. Giờ không biết mọc đâu ra "có tên trong sử liệu" nhưng cần có "hành trạng nổi bật". Mà xét tiền nhân hành trạng nổi bật ra thì tôi không dám làm, vì chỉ cần khi xưa những người chép sử đã viết họ vào cuốn gì đó thì đủ nổi bật rồi.--Kuang (thảo luận) 04:51, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Thông tin trong bài này cũng nên kiểm chứng lại nhiều, vì tôi nhớ không lầm từng đọc đâu đó linh mục (về sau được phong Á Thánh) Ordonez de Cevallos từng tuyên bố đã rửa tội cho cả chúa Nguyễn Hoàng và đặt tên thánh cho chúa là Grégoire Nguyễn Hoàng.--Kuang (thảo luận) 04:58, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Hơi tiếc là chưa tìm được thông tin nào cho thấy ý nghĩa đặc biệt của sự kiện có người trong hoàng thất, tại một quốc gia Đông phương khép kín như Việt Nam giai đoạn đó, theo Công giáo và còn trở thành đức mẹ của một chính tòa. Việt Hà (thảo luận) 12:33, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Maria Flora
sửaMình hơi bất ngờ vì một vị công chúa Việt Nam thế kỉ 16 lại có tên tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp). Vẫn biết rằng đạo giáo du nhập vào nước ta bằng các nhà truyền giáo nước ngoài thế kỉ 16, nhưng không ngờ việc xưng tên nước ngoài lại nhanh đến thế. Xin bạn xem kĩ lại tên này. EsVie (thảo luận) 03:09, ngày 26 tháng 12 năm 2008 (UTC).
- Đây không phải là xưng tên bằng tiếng nước ngoài. Trong đạo Gia-tô, sau khi được rửa tội, người theo đạo được đặt thêm một tên thánh, theo tên một vị thánh nước ngoài để phù hộ cho mình. Lúc đó chỉ có thánh có tên nước ngoài, nên sẽ có một tên nước ngoài ghép với tên tiếng Việt sẵn có. Dieu2005 (thảo luận) 08:31, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)
Công chúa MAI HOA
sửaThật bất ngờ khi nhận được thông tin về Bà Công chúa Mai Hoa. Đây là người mà bấy lâu nay trong dong họ tổ tiên nhà tôi dã được kể lại. Nhưng không phải ai cũng để vào trí nhớ, tâm khảm mình. Các cụ nhà tôi đã kể lại vì loạn lạc, đất nước binh đao nên họ tộc nhà tôi đã phải ly hương từ Thanh hóa. Không dám để lộ tung tích gia tộc minh, thay tên đỏi họ để duy trì nòi giống. Nhưng tổ tiên tôi vẫn truyền nhau bà cô tổ của chúng tôi là Mai Hoa công chúa. Tôi thầm khấn BÀ cho phép chúng tôi được nhận BÀ và viếng thăm mộ chí và tạ tội với tổ tiên vì đã lưu lạc quá lâu không tìm được nguồn gốc của mình. lạy trời ý nguyện chúng con đã đạt!
Vào một ngày cuối năm, con đã về thăm viếng mộ Bà. Lòng con bồi hồi xúc động, run run cảm động đến dâng trào khi thắp nén hương thơm quỳ lạy trước mộ chí của Bà. Thầm khấn về nguồn cội của gia tộc và Bà đã thấu đạt được tâm can của con:
"Con đã về đây đất Mẹ xưa! Nâng niu hơi ấm tiếng cội nguồn. Trong lòng sâu thẳm con thầm khấn Cội rễ lâu bền tỏa bóng che con." (Một ngày tháng chạp năm 2010)
MỘ CÔNG CHÚA MAI HOA
sửatừ nhỏ tôi đã được nghe mấy người già nói về phần mộ của 1 công chúa tên là Mai Hoa người ta thường gọi bà là (Mai Hoa Công Chúa) bà mất ở Thanh Hóa, hiện nay mộ của bà vẫn đang còn ở Thanh Hóa, Đọc bài đăng của bạn tôi rất cảm động, nếu như bạn và người thân muốn tìm lại mộ của Công Chúa Mai Hoa thì gửi mail cho tôi nhé. minhlyktkt@gmail.com. Tôi không muốn ghi địa chỉ lên đây nếu bạn đọc có nhiết tình thi tối sẽ trả lời sau.