Thảo luận:Mỹ học

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi 113.190.172.191 trong đề tài Góp chút ý kiến về sử dụng khái niệm nghệ thuật

Untitled

sửa

Có nên đặt tên mục từ chính là mỹ học không khi nó có thể gây nhầm lẫn với bộ môn khoa học nghiên cứu về nước Mỹ? Theo tôi nếu tên mục từ chính là thẩm mỹ học sẽ không gây ra sự hiểu nhầm này.

Không nên, làm bảng định hướng đúng hơn. Lí do: Chữ Thẩm 審 ở đây là phán xét, thẩm định. Thẩm mĩ như vậy là xem xét cái đẹp, lệch ý từ Mĩ học nguyên của người ghi bài --Baodo 00:31, ngày 04 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
  • Mỹ học là thuật ngữ chính xác nhất để chỉ bộ môn này rồi, bởi nó là môn "nghiên cứu cái đẹp". Nếu là "thẩm mỹ học" thì có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề thẩm mỹ, không đúng với định nghĩa bộ môn. Đây cũng là một ngành quan trọng trong các bộ môn nghệ thuật đấy ạ, và là cơ sở cho các môn lý luận nghệ thuật nên chắc cũng nhiều người biết, không bị nhầm đâu. Bộ môn khoa học về nước Mỹ thì gọi là "Nghiên cứu nuớc Mỹ" chứ làm sao nhầm sang "Mỹ học" được:)

Nếu cần, ta đổi thành "Mĩ học" chăng? Phạm Ngọc Trâm 01:09, ngày 04 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ôi không, xin đừng viết thành Mĩ học, trông kì cục lém.
Mỹ học là chính xác rồi (vd. cuốn Mỹ học của Hegel, Phan Ngọc dịch). Bộ môn nghiên cứu về nước Mỹ gọi là Hoa Kỳ học. --Avia (thảo luận) 01:45, ngày 04 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Mỹ" hay "mĩ" cũng thuộc một trong các phạm trù mỹ/mĩ học :).--Á Lý Sa| 01:49, ngày 04 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vầng, em cảm ơn các bác. Thế cứ để là Mỹ học nhỉ!:"> Phạm Ngọc Trâm 04:42, ngày 04 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chẳng sao cả

sửa
Ấy là nói vẫn có thể viết "Mĩ học". Vì ngay cuốn sách mà Avia dẫn ra cũng có chuyện thế này:
Dịch giả Phan Ngọc từ lâu đã nổi danh, ông có sách dịch từ 6 thứ tiếng, lại toàn các loại sách "khó nhai" như triết học cả. Vậy mà cuốn Mĩ học Hêghen (in như thế ngoài bìa 1 và 4) bên trong lại toàn là "mỹ học". Hơn nữa đây lại do Nxb có hạng (Nxb. Văn học) làm, nhà in lớn (Nhà in Khoa học và Công nghệ) in, chứ đâu phải các tạp chí nhỏ, các lò "in chui".

Nguyễn Văn Đại 06:10, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn ĐạiTrả lời

Nói sơ về Mỹ học.1

sửa
Đúng như bài viết đã cho biết, tên Mỹ học do Baumgarten, nhà lý luận văn học người Đức đặt, do cuốn Aesthetic (Mỹ học) của ông ra mắt bạn đọc (tập I năm 1750). Còn những mảng nội dung đơn lẻ của nó thì đã được các nhà tư tưởng Mỹ học Hy Lạp cổ đại bàn đến từ thế kỷ thứ VII, VI trước Công nguyên (như Talét (624-547 tr.CN), Pitago (580-500 tr.CN), Hêraclit (530-470 tr.CN)...).
Về tên gọi "Mỹ học"(Aesthetics) này, nhiều người đương thời với Baumgarten không nhất trí. Nhưng vài chục năm sau, có một người như sao Khuê trên bầu trời triết học nhân loại là Heghen (1770-1831), cho rằng mặc dù tên gọi ấy không hoàn toàn thích hợp, nhưng bản thân tên gọi không phải là quan trọng, ông sẵn sàng giữ danh từ "Mỹ học", "Nhất là vì nó đã được khẳng định ở trong tiếng nói hàng ngày" (Xem Heghen: Mĩ học, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999, t.1, tr.55-56) Có lẽ từ đó về sau tên gọi này không phải bàn cãi gì thêm.
Nếu học Mỹ học trong nước mà định nghĩa như trong bài viết thì hơi bị phiền toái đấy. Vì diễn đạt như thế là đứng trên lập trường triết học duy tâm. Vậy phải nói thế nào?
Hơn chục năm qua, nhiều trường Đại học và Học viện có đào tạo giáo viên PTTH, cử nhân các ngành KH Xã hội và Nhân văn đã ra sách Mỹ học. Do mục tiêu đào tạo khác nhau, do xuất phát điểm và sở trường của người dạy khác nhau mà nơi này nơi kia chú trọng vào các nội dung khác nhau của Mỹ học đại cương. Nhưng dù có diễn đạt khác nhau thế nào đi chăng nữa thì trong định nghĩa Mỹ học vẫn phải có mấy ý sau:
  1. Mỹ học là một khoa học triết học, nghĩa là nó phải đóng vai trò thế giới quan, nhân sinh quan, hơn nữa phải diễn đạt quan niệm của mình dưới dạng các khái niệm, phạm trù, nhăm nhe bàn chuyện có "quy luật chung nhất" chứ không phải chuyện tào lao thường nhật. Chẳng hạn không phải vì được điểm cao về mỹ học mà ép buộc người khác phải thừa nhận hoa sen đẹp hơn hoa hồng, quyết định mọi người phải cắt tóc ngắn chứ không được để tóc dài... Khi người ta nói rằng "con người có vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn" thì có nghĩa là người ta đã tỏ ra không biết gì về Mỹ học rồi.
  1. Mỹ học nghiên cứu quan hệ thẩm mỹcủa con người với hiện thực. Nhiều trường Đại học có sách Mỹ học dùng thuật ngữ này (các tác giả như Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên,Hoài Lam, Vũ Trọng Dung, Lê Đình Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân...). Có người diễn đạt quan hệ ấy là "cái thẩm mỹ" (Vũ Minh Tâm: Mỹ học Mác-Lênin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, 1991, nhóm Lê Ngọc Trà, Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương:Giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb. Giáo dục, Huế 1999).
Dù sao thì các cách diễn đạt trên vẫn cho thấy có sự thống nhất giữa Khách thể thẩm mỹ (có người đòi phải gọi là đối tượng thẩm mỹ) -sự vật được chiêm ngưỡng với các thuộc tính đặc biệt của nó- và chủ thể thẩm mỹ- người chiêm ngưỡng.
Quan hệ thẩm mỹ là gì? Đó là quan hệ của con người với hiện thực, là sự liên hệ tinh thần của chủ thể và khách thể trên cơ sở sự hứng thú không vụ lợi trực tiếp, được gợi lên bởi khoái cảm tinh thần ở chủ thể khi tiếp xúc với khách thể (Xem Nguyễn Văn Đại: Mỹ học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, tái bản 2006, tr.88).
Nói như trên chữ nghĩa nhiêu khê quá? Có người hỏi diễn đạt thô kệch, ngắn gọn, dễ nhớ thì thế nào? -"Những sự vật làm ta sướng mắt, sướng tai và tâm trạng của ta khi ấy". Biểu tượng của cái đẹp? -"Bộ phận sinh dục của thực vật!". Nói gì kinh khủng thế? -"Hoa đấy mà! Hoa là bộ phận sinh dục của cỏ cây. Thường chẳng nói Đẹp như hoa là gì?".

Nguyễn Văn Đại 06:10, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Góp chút ý kiến về sử dụng khái niệm nghệ thuật

sửa
Trong số một loạt các cách hiểu về nghệ thuật như đã nêu trong bài, khoa học mỹ học thường dùng cách hiểu thứ nhất và thứ hai.
Mặc dù những định nghĩa đó là do các chuyên gia nước ngoài đưa ra (có thể như vậy, nhưng vẫn gây một số điều đáng băn khoăn:
Nói "nghệ thuật là sự sáng tạo ra những vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức" sẽ loại rất nhiều những tác phẩm mà người đương thời không chấp nhận ra khỏi ngoại diên nghệ thuật như các sáng tác của Van Gogh, tháp Effel, thậm chí cả nhà hát ôpêra Xítnây và nhiều công trình khác. Những cái nói trên đã từng bị phản đối mạnh mẽ, nghĩa là chúng không "rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức".
Nói "nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo vượt lên trên mức độ thông thường phổ biến . Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể nào đó". Song rất nhiều sản phẩm chẳng ra gì vẫn được ngợi ca, lăngxê là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong một cộng đồng rộng rãi nào đó. Rồi sau đó nó chìm nghỉm vào lãng quên... Không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng hay, cũng đẹp, thậm chí chúng có thể xấu. Thời đại nào cũng đầy rẫy thí dụ tương tự.
Nghệ thuật thật diệu kỳ, song nghệ thuật không phải là thần thánh. Bám theo những tác phẩm hay, đẹp có vô số thứ tạp nham vẫn được gọi là nghệ thuật . Hàng lô xích xông các bài hát trên các sàn diễn không thể đưa lên truyền hình Trung Ương, truyền hình Hà Nội (không phải vì lý do chính trị, chỉ vì "chất lượng nghệ thuật". Ngay cả các phim truyền hình "hàng nội" dân chúng cũng phải xem để "giết thì giờ". Nhiều nhiều thơ photocoppy "kinh khủng" mô tả thô lậu chuyện làm tình... được sản sinh ra do một số nhà "nghệ sĩ".
Đây là câu chuyện đùa, nhưng không phải hoàn toàn không có thật. Có một ông họa sĩ xấu xí kinh khủng, nhưng đã song đời vợ thứ tư, và ..."mỗi vợ khi chia tay đều đã trở thành họa sĩ. Chàng có biệt tài biến tất cả những người đàn bà từng lên giường với chàng thành họa sĩ, cho dù trước đó họ là cô bán phở, cô kế toán, cô Ôsin" . Sao lại có thể như thế? Vì "hình họa kém ta trốn vào trừu tượng nghệch ngoạc mù mờ nhìn lâu thấy đẹp. Trừu tượng mãi không ăn thua thì ta trốn sang sắp đặt installation, trốn sang hội họa biểu diễn performance art" (Hồ Anh Thái: Trại Cá sấu)
Nói thế để thấy rằng hai định nghĩa đã đưa ra vừa quá rộng, vừa quá hẹp.
Không biết có quá chủ quan không, nhưng có thể nói những người làm mỹ học ở Việt Nam theo mácxít có đóng góp đáng kể khi định nghĩa rằng: "nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới con người thông qua các hình tượng (nghệ thuật )".

Xuất phát từ cái khung của triết học mácxít, chia ý thức xã hội theo năm hình thái: ý thức chính trị , ý thức pháp quyền , ý thức đạo đức , ý thức khoa học , ý thức nghệ thuật , ý thức tôn giáo ; giới mỹ học ở Việt Nam coi ý thức nghệ thuật là cốt lõi tinh thần của nghệ thuật . Ý thức nghệ thuật là trình độ cao nhất, tập trung nhất của ý thức thẩm mỹ (cao nhất chưa hẳn đã đẹp). Còn ý thức thẩm mỹ phản ánh toàn bộ thế giới của con người dưới góc độ thẩm mỹ (nghĩa là có đối tượng phản ánh riêng): những gì ở thế giới ấy làm con người rung động, mang lại cho con người khoái cảm hoặc khổ đau... Ý thức thẩm mỹ chưa hẳn đã phải cần đến hình tượng , nó là sự rung cảm trực tiếp, do những sự vật, hiện tượng gợi lên. Còn nghệ thuật khi phản ánh thế giới ấy nó cần phải dùng đến hình tượng (nghệ thuật) . Nghĩa là cái phương tiện, phương thức mà ở đó có sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan yếu tố chủ quan , giữa cái chung cái riêng , giữa cảm tính lý tính , có thể ít nhiều hư cấu và nhất thiết phải ước lệ .

Như vậy, người xem chưa hẳn đã thấy một "tác phẩm" nào đó là đẹp. Thậm chí cả cộng đồng rộng lớn, suốt thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn không thèm quan tâm đến sự "sáng tạo" của một số người. Những sản phẩm đó không phải là tác phẩm nghệ thuật được công chúng thừa nhận. Nói cách khác, nó không có giá trị thẩm mỹ to lớn, cũng chẳng làm cho công chúng khâm phục... Đầy rẫy "tác phẩm" như thế. Nhưng đối với "cha đẻ" của chúng, chúng vẫn gợi lên những cảm xúc, những kỷ niệm...

Tóm lại, nghệ thuật chưa hẳn đã đẹp, chỉ có một số ít được thừa nhận là đẹp thôi. Nó chỉ là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh thế giới con người thông qua các hình tượng nghệ thuật. Nói thế vắn tắt nhất, chưa phải là tất cả, nhưng đã có những gì là căn bản.

Nguyễn Văn Đại 13:43, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)58.187.104.210 07:45, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thật ra "mỹ" và "mĩ" đều là âm Hán Việt, nghĩa là "đẹp"(Kể cả tên của nước Mỹ cũng có nghĩa như vậy!). Trong tiếng Việt, khi "y" là vần chính thì có viết là "i" cũng như nhau mà thôi! Các bác suy xét lại xem có nên quá câu nệ như thế hay chăng.

Thực ra tên nước Mỹ (Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ) là cách gọi tắt của A Mỹ Lợi Gia (phiên âm từ chữ America), mời xem Hoa Kỳ#Nguồn gốc tên gọi-- tl(+) 07:50, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời


Năm 2011, chúng tôi bố trí lại nội dung như sau:

Phần I: LƯỢC SỬ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG MỸ HỌC


I. HOẠT ĐỘNG THẨM MỸ TRƯỚC THỜI KỲ HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI


II. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI


III. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ TRUNG CỔ


IV. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG


V. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC CỦA CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN


VI. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ KHAI SÁNG


VII. MỸ HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC


VIII. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ CÁCH MẠNG NGA


IX. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN TRỌNG CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH MỘT TRƯỜNG PHÁI MỸ HỌC MỚI


1. Những đóng góp của Mác và Ăngghen


2. Những đóng góp cơ bản của Lênin (1870 - 1924)


X. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG S ẢN VIỆT NAM VỀ VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT


1. Quan niệm về cái đẹp


2. Phát huy bản sắc dân tộc đồng thời kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại


3. Vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ


4. Đối tượng phục vụ của nghệ thuật


Phần II: LÝ LUẬN CƠ BẢN


I. TỔNG QUAN VỀ MỸ HỌC MÁC-LÊNIN


II. QUAN HỆ THẨM MỸ


1. Khái niệm quan hệ thẩm mỹ


2. Nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ


3. Đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ


4. Những tính chất cơ bản của quan hệ thẩm mỹ


III. KHÁCH THỂ THẨM MỸ


1. Các hiện tượng thẩm mỹ


2. Phạm trù cái đẹp

a. Bản chất thẩm mỹ của cái đẹp

b. Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp

3. Phạm trù cái bi

a. Bản chất thẩm mỹ của cái bi

b. Cái bi trong nghệ thuật

4. Phạm trù cái hài

a. Bản chất thẩm mỹ của cái hài

b. Đặc trưng của tiếng cười hài

5. Phạm trù cái cao cả

a. Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả

b. Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả

IV. CHỦ THỂ THẨM MỸ

1. Khái niệm chủ thể thẩm mỹ

2. Ý thức thẩm mỹ và các thành tố cơ bản của nó

a. Ý thức thẩm mỹ

b. Cảm xúc thẩm mỹ

c. Thị hiếu thẩm mỹ và mốt

d. Lý tưởng thẩm mỹ

3. Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm mỹ

a. Nhóm chủ thể thưởng thức

b. Nhóm định hướng các giá trị thẩm mỹ

c. Nhóm sáng tạo (bao chứa các phân nhóm sáng tạo, biểu hiện và tổng hợp)

4. Giáo dục thẩm mỹ

a. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ

b. Các hình thức giáo dục thẩm mỹ

V. NGHỆ THUẬT VỚI TƯ CÁCH LÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC

1. Bản chất và phương diện xã hội của nghệ thuật

a. Bản chất- nguồn gốc nghệ thuật

  • Thuật ngữ nghệ thuật
  • Nghệ thuật với tồn tại xã hội
  • Nguồn gốc nghệ thuật

b. Những chức năng xã hội cơ bản của nghệ thuật

• Thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ

• Chức năng nhận thức - phản ánh

• Giáo dục (cảm hóa con người)

c. Nghệ thuật với các lĩnh vực tinh thần khác của đời sống xã hội

• Nghệ thuật và khoa học

• Nghệ thuật và chính trị

• Nghệ thuật và đạo đức

• Nghệ thuật và tôn giáo

d. Phương diện chính trị- xã hội của nghệ thuật

• Nghệ thuật đặc tuyển và tính nhân dân của nghệ thuật

• Tính giai cấp và tính toàn nhân loại của nghệ thuật

• Tính Đảng trong nghệ thuật và tự do sáng tác


2. Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

a. Hình tượng nghệ thuật

• Sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan

• Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng

• Sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm

• Hư cấu và ước lệ

b. Nội dung và hình thức của nghệ thuật

• Nội dung nghệ thuật

• Hình thức nghệ thuật

• Quan hệ giữa nội dung và hình thức của nghệ thuật

c. Các loại hình nghệ thuật

Phần III: KHÁI LƯỢC VỀ CÁC TRÀO LƯU TRIẾT HỌC- MỸ HỌC NGOÀI MÁCXÍT

I. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ MỸ HỌC NGOÀI MÁCXÍT

II. THUYẾT TÔMÁT MỚI TRONG MỸ HỌC

III. CHỦ NGHĨA TRỰC GIÁC

IV. CHỦ NGHĨA PHRỚT

V. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

VI. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

VII. TRIẾT HỌC ĐỜI SỐNG


Nguyễn Văn Đại 13:43, ngày 01 tháng 6 năm 2011


    1. Lâu lại vào trang này. Thấy các admin đưa lên:...Mỹ học được coi có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về "cái đẹp cụ thể" trong tự nhiên và "cái đẹp trừu tượng". Nhưng những người làm triết học thường hiểu "trừu tượng" là "bỏ qua" một số thuộc tính nào đó của sự vật. Còn cụ thể lại chia ra thành "cụ thể trong tư duy", nghĩa là hiểu, nắm được đầy đủ các khía cạnh, các thuộc tính, các quan hệ... của sự vật hay một khái niệm nào đấy. "Cụ thể cảm tính" là các sự vật hiện tượng khách quan, thường được hình dung bày ra trước mắt chủ thể.

Thành viên Nguyễn Văn Đại 113.190.172.191 (thảo luận) 11:41, ngày 27 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Mỹ học”.