Thảo luận:Máy truy tìm dữ liệu
Tần suất vs. tần xuất
sửaTần xuất: được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một chữ hay một cụm từ của từ khoá trong nội dung một trang Web nào đó.
Bạn User:Netwalker đã muốn đổi thành tần suất xin cho biét rõ lí do. Nếu lí do chính đáng, tôi sẽ dùng từ tần suất.
Thân mến Làng Đậu
LĐ dùng chữ "Xuất" (出) là chữ Hán-Việt thuộc bộ Khảm (凵) chỉ sự xuất hiện
Chữ "suất" có nhiều nghĩa nhưng không dùng trong trường hợp này! Ở đây không phải dùng danh từ kep như trong định nghĩa của từ điển mà là dùng phép ghép hai từ Hán Việt! OK?
Định nghĩa chữ xuất tôi dùng nghĩa thứ 6 của chữ này. Nếu chỉ viết sai chính tả tôi đã không dám đặt lại câu hỏi chot NetWalker
Trích trong từ điển của Thiều Chửu (xin tra lại tận gốc trong bộ hai nét số 17 từ điển Hán Việt về chữ xuất)
出 xuất, xúy (5n)
- Ra ngoài, đối lại với chữ nhập 入 vào.
- Mở ra. Như xuất khẩu thành chương 出口成章 mở miệng nên văn chương.
- Bỏ, đuổi. Như xuất thê 出妻 bỏ vợ.
- Sinh ra. Như nhân tài bối xuất 人才輩出 nhân tài ra nhiều.
- Phàm cái gì tự không mà ra có thì gọi là xuất. Như xú thái bách xuất 醜態百出 lộ ra trăm thói xấu.
- Hiện ra. Như hà xuất đồ 河出圖 sông hiện ra bản đồ.
- Hơn. Như xuất loại bạt tụy 出類拔萃 siêu việt hơn cả mọi người.
- Tiêu ra. Như nhập bất phu xuất 入不敷出 số vào chẳng bằng số ra.
- Một âm là xúy. Phàm vật gì tự nó nó ra thì đọc là xuất, vật gì tự nó không ra mà cứ bắt ra thì đọc là xúy.
Hy vọng như vậy đủ giải nghĩa còn nếu bạn nào nghĩ mình dùng đúng chữ "suất" thì hãy làm ơn viết lại đây nghĩa mà bạn muốn và giải thích tại sao dùng nó là đúng hay là tại cái từ điển viết danh từ kép là "tần suất" mà bỏ vô ?
Trân trọng! MyBox
- Ô, trích chữ Hán nhưng lại trích sai chữ. Frequency = Tần suất là từ thuần Hán-Việt!, được viết 頻率 (cũng có khi viết chu suất 周率). Có Oxford Eng-Chinese Dict tra sẽ thấy nếu muốn tìm về etymology.--Baodo 22:13, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Oh no again my Baodo: the probleme is: I want to use the term " the frequency of the occurrence" not using of "frequency" alone. If using only single word "frequency", then "your command is my duty"! Ông ơi, tui biết rõ chữ "tần suất" và không đụng tới nó vì nghĩa chữ "suất" không hợp với ý tôi muốn đưa vào!
- " the frequency of the occurrence": Trong chữ frenquency đã có ý tái diễn đều đều này, nhưng muốn nhấn mạnh occurence thì là Tần suất phát sinh hoặc Tần suất phát hiện. Như Anh suy diễn bên trên thì có lẽ Anh tạo từ mới... ha ha, nhưng tạo từ phải có luật, nếu không Anh dùng một mình, không ai hiểu rồi cứ ghi thêm: "Sorry, but I mean 'the frequency of the occurrence'":D. --Baodo 22:46, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Nếu dùng chữ "Tần suất phát sinh" thì nghe còn được, nhưng ở đây anh đòi dùng chữ tần suât; Anh bảo tui phát minh chữ thì anh sai rồi... Tui chỉ ghép theo luật chữ thôi "Hắc kê" "hồng miêu"... đều ghép kiểu này anh có tính cho rằng mấy chừ này là phát minh hông zậy ? Nếu có thì có chổ nào ?
- Tôi không biết "tần xuất" hay "tần suất" đúng nên tôi tìm chúng trên Internet. Dùng Google tôi thấy:
- "tần xuất" cho khoảng 149.000 hit
- "tần suất" cho khoảng 44.100 hit
- Tôi dùng một từ điển Việt-Việt tại http://www.vietlex.com./vietlex-dict/ và tìm ra là nó không có "tần xuất".
- Tôi dùng một từ điển Việt-Anh tại http://gkws0.informatik.uni-leipzig.de:8080/ và tìm ra là không có cả "tần xuất" lẫn "tần suất"! Sai cái gì anh hiểu sai ý thì có (chữ tần suất thì khôngai dám đụng tới) nhưng chữ "tần số xuất hiện" thì có khác chứ
- Tôi chưa dùng các từ điển trên giấy.
- (Tôi nghĩ là tôi phải tìm một từ điển Việt-Việt và Việt-Anh trên Internet tốt hơn 2 từ điển trên.)
- Mekong Bluesman 22:27, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Chỉ một mẹo: Đến trang Tần suất, bấm interwiki trang Trung Văn và xem thử chữ 'Suất giống tôi viết đây 率 hay không. Đừng lo nhận không ra chữ vì giản phồn như nhau;-). --Baodo 22:40, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- The problem is not the already existed word in the dictionaty -- For example "con gà đen" viết là "hắc kê", con mèo đỏ là "hồng miêu" chỉ có vậy thôi anh kiếm xem có từ điển nào có chữ "hắc kê" và chữ "hồng miêu" hay không rồi hẳng cải. Nếu có chữ "Hắc kê" và chữ "hồng miêu" mà không có chữ "tần xuất thì hãy đụng đến emytho... something!
- Còn ở đây không dùng "suất" vì "suất" đâu có chỉ sự xuất hiện, sinh ra -- Hy vọng viết như vầy Baodo hiểu cách ghép chữ chứ không phải chữ kép!
- Ultimatum (hiệp định đình chiến): Tui chỉ nghe dược chữ "tần số phát sinh" thôi nếu anh chịu kí văn bản hòa bình thì phê chữ "y" vào tui thi hành điều chỉnh lập tức còn nếu anh phê chữ khác tui với anh cải "lộng" tới mai!
- Nằm trong hầm vẫy cờ trắng... Waffenstillstand akzeptiert. Y và... chạy nhanh...:D --Baodo 23:03, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Anh thắng (victory from Baodo) mà anh còn làm bộ nữa thiệt là... tui nhắc anh nhớ nhe chữ "phiên thiết" có ngày bị cái nghiệp anh gieo nó nói là "tui hổng thấy chữ phiên thiết trong Việt Nam từ điển" lúc đó đừng có mà... kêu tui bênh anh (lúc dó tui trốn mất tiêu rồi)
- Ultimatum (hiệp định đình chiến): Tui chỉ nghe dược chữ "tần số phát sinh" thôi nếu anh chịu kí văn bản hòa bình thì phê chữ "y" vào tui thi hành điều chỉnh lập tức còn nếu anh phê chữ khác tui với anh cải "lộng" tới mai!
OK! Anh Bluesman Mekong có nghĩ dùng chữ "Tần số phát sinh" là dể hiểu và ít tranh cãi hon thì nhờ anh làm người làm chứng kí chung kết tuyên bố cho Baodo thắng giúp
Mật độ từ khóa
sửa- Mấy ông cãi nhau cả mấy paragraph làm tôi phải tham khảo 3, 4 website (vì nghe thấy ai cũng có lẽ đúng và cái máy Google thì không giúp được gì khi nó nêu ra cả hai từ). Nguyễn Thanh Quang đợi mấy ông cãi song rồi đổi thành... "mật độ từ khóa"! Không dùng "tần suất", "tần số", "tần số xuất hiện"...
- OK, có ai muốn thảo luận về cái phát minh có tên là "mật độ từ khóa" này không?
- Không có ai sao?!!!
- Vậy thì tôi phải cãi với Nguyễn Thanh Quang.
- Nguyễn Thanh Quang sai rồi -- phải gọi nó là "mức độ của chữ muốn tìm".
- Mekong The Non-agreable Bluesman 00:44, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Một trong các tiêu chí mà các thuật toán của các máy tìm kiếm dữ liệu dùng để xếp hạng các trang Web là en:keyword density dịch sang thuật ngữ tiếng Việt là mật độ từ khóa, còn dịch nghĩa là tỉ lệ từ muốn tìm so với các từ khác trên trang Web (ratio of the keyword(s) to other words on the page). Chữ mức độ không chính xác vì chỉ dùng cho tính chất; chữ (letter) không chính xác bằng từ (word). Tần số phát sinh không chính xác trong trường hợp này.
- Quang le Silencieux 19:35, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC).
Nói hay và đúng quá, tôi không cãi được. Mekong Amorti par le Silencieux Bluesman 19:50, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Vấn đề ở chổ tôi không lấy bài từ nguồn Anh ngữ của Wiki và thuật ngữ định nghĩa có thể khác --:: Bài này xuất nguồn từ bên Vietsciences từ loạt bài khảo cứu (nguồn gốc các định nghĩa đều có thể tìm thấy trong các tài liệu tham khảo ghi trong bài và các database của các ĐH) không phải bài dịch lại nên các thuật ngữ cần phải được so sánh lại định nghĩa trước khi dùng vì có thể từ mới của bạn đề nghị không phải là trường hợp của định nghĩa trong bài. Dĩ nhiên chưa chắc gì các người viết bên Anh ngữ đã bỏ nhiều công ra để theo dõi một đề tài như vậy nên tôi đề nghị nếu muốn dùng chữ "keyword density" thì làm ơn viết vào đây định nghĩa của chữ đó xem có khớp với định nghĩa nội dung ghi trong bài hay không!
70.247.36.243 01:06, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Đây là định nghĩa trong en:wiki.
Keyword density is the percentage of words on a web page
that match a specified set of keywords. In the context of search engine optimization keyword density can be used as a factor in determining whether a web page is relevant to a specified keyword or keyword phrase. Due to the ease of managing keyword density, search engines usually implement other measures of relevancy to prevent unscrupulous webmasters from creating search spam through practices such as keyword stuffing.
Các anh ráng dịch giúp cái này ra tiếng việt xem nó có giống cái định nghĩa sau đây hay không ? Đây là định nghĩa của tần số phát sinh
Tần số phát sinh : được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một chữ hay một cụm từ của từ khoá trong nội dung một trang Web nào đó
. Theo sự đánh giá của các chuyên gia, thì Tần số phát sinh của một trang Web càng cao sẽ chứng tỏ nội dung của trang Web đó càng liên quan hay càng đề cập nhiều đến những gì nêu trong từ khoá. Do đó, Tần số phát sinh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phân hạng một trang Web.
Hai định nghĩa này hoàn toàn khác nhau mà tại sao có người nỡ đem "râu ông này cắm cằm bà kia"!
Xin lỗi trước đừng giận tôi viết câu này. Nếu ai đó cho rằng định nghĩa của hai khái niệm này là đồng nhất thì xin xem lại vocabulary của mình đi nhé.
Chúc vui vẻ
70.247.36.243 01:28, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Hãy thử cho tôi vài tài liệu đáng tin cậy bằng tiếng Anh về SEO và định nghĩa bằng tiếng Anh của neologism tần xuất và tần số phát sinh, ngoài tài liệu của vietscience. Cám ơn trước. Nguyễn Thanh Quang 11:38, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Anh Quang thân mến,
- Địa chỉ e-mail của anh có để trong Wiki không? Tôi không còn thì giờ để filter các tài liệu cũ nửa...(Xin lỗi tôi còn phải làm việc cho hãng) -- nhớ trả lời tôi câu hỏi này tôi mới mail đi được.
- Vì nghĩ đến người trong nước tôi đã hết sức tham gia và hy sinh rất nghiều thì giờ. Nay tôi đang bận với các phát triển mới "bootable media" mà tôi không có quyền tiết lộ. Tôi sẽ gửi những gì tôi còn lưu giữ về dề tài này cho anh hay bất kì người nào yêu cầu đọc qua. Chắc chắn các khái niệm đều có trong các links tham khảo mà nó có để trong bài viết (trừ khi họ đã xóa sửa)! Ngay cả các bài khác do tôi khởi viết tới hôm nay tui đã làm tròn với lương tâm. Từ hôm qua, tôi đã và sẽ không xía vào chuyện ai muốn sửa chửa hay chứng minh kiến thức giỏi/dở đúng/sai gì hết. Nếu vui thì tui sẽ góp ý nếu không thì cứ để đó. Dĩ nhiên, hãy nhớ thông tin đến và đi rất nhanh những cái anh đã viết đang viết và sẽ viết có ngày nó sẽ trở thành out-of-date. Đây chỉ là yếu tố nhân quả đương nhiên của một kỉ nguyên mà trong ban luận phiếm tôi đã với TĐH tôi đã đề nghị dịch là "ki nguyên của khái niệm"-- Nếu bạn làm trong môi truờng nghiên cứu tin học bạn sẽ cảm nhận áp lực này nặng nề nhất vì sự sự thay đổi của kiến thức quá nhanh. Những thứ chính tôi phát triển 2 năm trước, hôm nay đã trở thành cũ đó là sự phản ảnh thực tế của ngành tin học. Tôi vẩn phải cắp sách học nhiều lớp đào tạo chuyên sâu mặc dù người ta kêu tôi là "expert".
- Đây là lời nhắn cuối cùng chân thành của tôi với anh có thể anh sẽ cười và contempt và không tin về các điều tôi viết ở đây
- Anh rất nhiệt tình cái đó sẽ giúp anh thành công nhưng hãy nhìn kĩ xem mục tiêu tối hậu của anh là gì? Cách nào để đạt đến? Mọi thứ đến với anh xử lí thế nào để anh đạt mục tiêu tối hậu trong đời.
- Nếu thấy vì người trong nước tôi sẽ viết nhưng viết xong là xong, sửa chửa là do người khác sai thì ngừoi đó lãnh trách nhiệm; tôi cung ứng cho anh để anh viết bài SEO hay muốn làm gì vói nó cũng được nhé! Nói vậy chắc đủ!
- --Chúc may mắn
- LĐ
- Địa chỉ email của tôi: anh chỉ cần click vào đây. Nếu không mail được xin cho tôi biết. Nguyễn Thanh Quang 22:53, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- hộp mail của Wiki không có chổ attachement tôi làm sao gửi ? LD
- Tôi vừa email cho anh, anh có thể gửi attachment thoải mái. Nguyễn Thanh Quang 19:02, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Cám ơn anh Nhân đã gửi tài liệu cho tôi qua email. Tài liệu này có vẻ là tổng hợp từ nguồn Internet (độ tin cậy không cao) và chỉ nói về Google. Tôi hiện có chút sách cũng như phần mềm SEO chuyên nghiệp giá khá cao như SitePromotion, AddWeb. Chỉ riêng phần Help của những phần mềm này đã nói rất nhiều về các kỹ thuật nâng hạng không chỉ trong các máy tìm kiếm web như Google, Yahoo, Altavista mà còn cả danh bạ web như DMOZ hay Yahoo, cũng như đề cập đến nhiều kỹ thuật nâng hạng khác nhau. Riêng tôi còn có một số thủ thuật riêng nhưng chỉ là mánh lới cá nhân, đưa vào BKTT thì không hay lắm, có lẽ các chuyên gia SEO cũng có võ riêng của mình. Nếu có thời gian tôi sẽ đóng góp những thông tin cơ bản về SEO. Nguyễn Thanh Quang 12:25, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- hộp mail của Wiki không có chổ attachement tôi làm sao gửi ? LD
- Chuyện tham gia Wiki mà bảo là thích xía vào chuyện người khác hay chứng minh kiến thức giỏi/dở đúng/sai chắc chỉ anh mới nghĩ thế, còn tôi hoàn toàn không, tôi chỉ tham gia vì là trò giải trí và niềm vui trí tuệ, đồng thời không muốn người đọc gặp phải thông tin sai mà cứ đinh ninh là đúng. Nguyễn Thanh Quang 22:53, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Sau đây là câu tôi trích lại từ bài mà anh viết sửa thành - xin đừng buồn mà xem kĩ nội dung -- chính vì bạn (và tôi nưã) nóng quá thôi tôi xin trích lại:
- Mật độ từ khóa: (keyword density)
được hiểu là tổng số lần xuất hiện của một chữ hay một cụm từ của từ khoá trong nội dung một trang Web nào đó.
Theo sự đánh giá của các chuyên gia, thì mật độ từ khóa của một trang Web càng cao sẽ chứng tỏ nội dung của trang Web đó càng liên quan hay càng đề cập nhiều đến những gì nêu trong từ khoá. Do đó, mật độ từ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân hạng một trang Web. (00:18, ngày 15 tháng 11 năm 2005 Nguyễn Thanh Quang) - Như vầy tôi tin bạn sẽ xử sự đúng với điều bạn viết và tôi tin bạn đã "sơ ý" không so sánh lại hai cái định nghĩa này! Anh xem xem có phải nghĩa en:keyword density không! Tôi thì chỉ đinh ninh là anh nhận ra. Nội dung định nghĩa của bạn là không chính xác và tôi cũng không muốn người đọc gặp phải thông tin sai mà cứ đinh ninh là đúng. xin đừng buồn tôi buộc lòng đã phải chỉ ra.
- LD
- Xin lỗi nhưng phải nói thẳng là anh luôn luôn chủ quan, sao anh lại có thể khẳng định là tôi đang nóng? Chỉ có người bảo thủ mới đi revert bản tốt hơn thành bản dở hơn;) Nói ngắn gọn: xin anh cho biết luôn không cần nói dài là equivalent tiếng Anh của tần số phát sinh là gì? Nguyễn Thanh Quang 19:19, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- OK tui chủ quan -- Còn việc truy tìm lại thì sau khi anh viết xong bài SEO anh tự khắc hiểu và hiện thời anh định nghĩa kiểu nào cùng được viết vào bài máy truy tìm dữ liệu sao cũng được -- khỏi nhớ tới chữ "tần số phát sinh" cho mất công. Chúc anh an lành xin chịu thua tuyệt đối không dám viết nưã. LD
- Cám ơn anh có vài điều dạy bảo. Theo tôi, không phải là mình là chuyên gia thì có quyền nói người khác là sai, quan trọng là trung thực với kiến thức và thực tế. Vì anh nói cũng khá dài nên tôi nói mấy câu ngoài chủ đề chuyên môn như vậy cho phải đạo. Nguyễn Thanh Quang 22:53, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi đã biết trước anh sẽ viết điều này! Thôi thì tùy anh.
- Chúc anh vui vẻ. LD
Nguyễn Thanh Quang 19:04, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tôi muốn nói là tôi đọc kĩ lưỡng cuộc thảo luận này, đặc biệt là "mật độ từ khóa" và "tần số xuất hiện" (keyword density vs. frequency of occurrence). Tôi chưa biết tôi sẽ nghiêng về bên nào. Dĩ nhiên là "tần xuất" (tuy có hiện hữu - dùng Google sẽ thấy) không còn nằm trong cuộc thảo luận này. Mekong Bluesman 12:08, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Anh BluesMan và các thành viên thân mến, đã đủ vướn vấy rồi, ai muốn làm gì hay nghĩ gì về tôi về bài này hay bất kì bài nào thì cứ làm, tôi đã làm hết và làm xong. Anh không cần đứng giữa chi cho mệt - Cảm ơn anh nhiều
- Chúc các các có 1 ngày thu đẹp trời. LD
SEO et al
sửaKỹ thuật SEO và các thủ thuật tăng thứ hạng khác chỉ nên trình bày sơ lược và nên trình bày chi tiết hơn trong một bài riêng về SEO. Bài này nói về máy tìm kiếm dữ liệu (trên Web) còn SEO là cái phát sinh sau này. Nguyễn Thanh Quang 00:14, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Thế thì bạn viết đi. Các thuật toán dùng để ranking cũng bị thay đổi tùy theo "search engine" và tùy theo tìhh hình thực tế mà có lẽ chỉ có người thiết kế/cập nhật các algorithm mới nắm 100% họ làm gì! Tôi còn khá nhiều tài liệu nhưng không mới (khoảng hơn 6 tháng) nếu bạn cần thì mail cho tôi tôi gửi cho bạn có thêm tài liệu. (chỉ tội nó hơi dài và từ nhiều nguồn).
- Chúc thành công
- LĐ
Cám ơn anh Nhân, tài liệu thì tôi cũng có nhiều, nếu cần gì tôi sẽ hỏi anh. Tuy nhiên không dám hứa sẽ viết được trong một sớm một chiều. Nguyễn Thanh Quang 22:01, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Tên gọi
sửaLại vấn đề tên gọi: theo tôi nên để tên chính là "máy tìm kiếm dữ liệu", chữ "truy tìm" trong tiếng Việt tôi thấy thường dùng trong "truy tìm tội phạm". Nguyễn Thanh Quang 09:58, 14 tháng 10 2006 (UTC)
- Nghĩa chữ "truy" đi với chữ "truy cập". "Truy" nghĩa chính xác hơn vì các máy search không chỉ "đi tìm kiếm" mà là truy theo các dòng link và theo các phương pháp khác nữa. Do đó, nên cân nhắc việc dùng từ cho rõ nghĩa hơn là cứ dùng sự chủ quan của một chữ hay dùng vả lại "thường dùng" là gì? Nếu bạn muốn đổi thì nên phân tích cho hết lợi hại và nghĩa của chữ rồi đưa ra trưng cầu ý kiến. LĐ
- Vậy chữ "truy" trong "truy tìm tội phạm" khác chữ "truy" trong "truy cập" như thế nào? Nguyễn Thanh Quang 16:02, 14 tháng 10 2006 (UTC)
- Nghĩa có thể giống/khác nhưng việc liên tưởng gán cho 1 chữ có tính chất xấu hay tốt là không hợp. Bạn có thể mở các từ điển Hán Việt và cả tự điển Việt ngữ để tra cứu thêm về nghĩa của nó. Nói như kiểu truy tìm của bạn thì các chữ "truy cập, truy nhập, truy cứu" đều phải sửa lại hết hay sao? Trong khi đ/v tôi chữ truy không hề mang "liên tưởng negative nào" ngay cả chữ truy tìm cũng chẳng có ý chi xấu... có khác chăng là do người đọc liên tưởng thôi. Thí dụ tôi thường đọc thấy "truy tìm hạnh phúc" trong các tài liệu văn chương sao không thấy nêu ra đây?
Xin phép không bàn thêm.
- Chúc may mắn LĐ
Truy trong "truy bắt", "truy tìm/tầm", "truy vấn", "truy cứu",... là truy 追, có nghĩa là "đuổi theo, đoái lại...", không hiểu phải đuổi theo các link để làm gì. Tôi chỉ thấy chữ "truy tìm" thường hay dùng trong "truy tìm tội phạm", tôi không hề khẳng định các truy *** khác là negative. VDict giải thích "truy tầm": Theo dõi để tìm cho ra: Truy tầm hung thủ. Nếu bạn không bàn thêm thì tôi đề nghị biểu quyết chọn tên chính cho bài này:
- Máy tìm kiếm dữ liệu:
- Nguyễn Thanh Quang 16:32, 14 tháng 10 2006 (UTC)
- Máy truy tìm dữ liệu:
Nguyễn Thanh Quang 16:32, 14 tháng 10 2006 (UTC)
- Tôi google "truy tìm dữ liệu" còn thấy nhiều hit hơn "tìm kiếm dữ liệu", lại được mấy nơi "oách" như: báo Nhân dân, vnexpress, diễn dàn edu.net, VDC-vnn, vietnamnet... có cả 1 quyển sách [1] dùng từ này. Google "truy tìm hạnh phúc" cũng thấy, tôi nghe từ này không thấy chướng vì chữ "truy" tí nào.
- Trong giải thích Theo dõi để tìm cho ra: Truy tầm hung thủ. của từ điển, thì phần sau chỉ là một ví dụ thôi, đâu có nói là "chỉ hợp với các ngữ cảnh có sắc thái tương tự". Tmct 16:44, 14 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi thử google "truy tìm dữ liệu" vs. "tìm kiếm dữ liệu" thì được 506 vs. 561 hit, không biết bạn google ntn. Các chỗ dùng "truy tìm dữ liệu" thì thuộc họ Wiki tiếng Việt hoặc có liên quan (Wikiquote, Vietscience...) hoặc tham khảo từ Wiki tiếng Việt. Nguyễn Thanh Quang 03:42, 15 tháng 10 2006 (UTC)
- Thế chữ "truy phong" thì nên nghĩ thế nào ? Truy để mắc phong à? (hay là lại hiểu thành "quất ngựa truy phong ?") hay là nghĩa đúng đắn của chữ này ở đâu (70.252.13.224 15:57, 15 tháng 10 2006 (UTC):-)
- Tôi chỉ nói về sắc thái negative của các từ kiểu như "truy tìm" hoặc "truy bắt", "truy nã" trong tiếng Việt, còn các từ "truy *" khác tôi có ý kiến gì đâu! Trong trường hợp này, "truy phong" chắc là đuổi theo gió, ý nói ngựa chạy quá nhanh, hoặc đồng nghĩa với "truy tặng", có nghĩa ban tước, thưởng cho người đã mất. Nguyễn Thanh Quang 16:17, 15 tháng 10 2006 (UTC)
Từ khóa
sửaKeyword là từ chính chứ không phải từ khóa (is there a thing called lockword?). Đã khóa lại sao... tìm ra nổi ?:-) Cao xuân Kiên 04:16, 12 tháng 11 2006 (UTC)
- Đó chỉ là một cách gọi thôi. "Keyword" đúng là "từ khóa". "Khóa" ở đây không mang nghĩa "lock". Casablanca1911 04:24, 12 tháng 11 2006 (UTC)
- Key là chìa khóa (để mở khóa). Còn khóa là lock. eg: Key person là nhân vật chính chủ chốt, không thể dịch là nhân vật khóa. Nếu đây là cách dịch đã được chấp nhận thì tôi thua, nhưng vẫn nghe chướng tai. Cao xuân Kiên 17:59, 12 tháng 11 2006 (UTC)
- Keyword không chỉ dùng trong máy truy tìm mà còn dùng trong các ngôn ngữ lập trình nó đúng là "từ khóa". Tôi không biết còn có ai dịch chữ keyword trong ngành tin học thành "từ chính" hay không ngoại trừ người đặt ra câu hỏi này. Không chướng tai đâu, chắc nó lạ giống như trong ngành y đôi khi cũng có chữ nghe nhức đầu lắm nhưng cũng nên ráng nghe.... thí du thi Cao X Kiên biết thưà, tôi học ngành máy tính này từ hơn vài chục năm rồi chưa nghe ai dịch thành chữ khác hết cả. LĐ
- Key là chìa khóa (để mở khóa). Còn khóa là lock. eg: Key person là nhân vật chính chủ chốt, không thể dịch là nhân vật khóa. Nếu đây là cách dịch đã được chấp nhận thì tôi thua, nhưng vẫn nghe chướng tai. Cao xuân Kiên 17:59, 12 tháng 11 2006 (UTC)