Thảo luận:Luân lý học
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Đạo đức học (hay Luân lý học)
sửa- (Sở dĩ còn có đề mục như trên là vì tên gọi "Luân lý học" vẫn còn đang được chấp nhận trên trang chính, chưa có thay đổi).
- Đạo đức học có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ èthos, sau đó chuyển sang tiếng latinh thành ''Ethica'', nghĩa là nơi ở, chỗ ở chung, phong tục, luân lý... dần dần được bổ sung thêm nghĩa: thói quen, tính khí, tính cách, lối suy nghĩ. Thế kỷ III tr.CN, từ ''Ethica'' được Aritstốt dùng chỉ Đạo đức học, tên gọi này vẫn dùng cho đến ngày nay.
- Suốt từ thời cổ đại, đạo đức học bao giờ cũng là một bộ phận của triết học. Những vấn đề của đạo đức học nhiều khi còn là vấn đề trung tâm của nhiều hệ thống triết học. Các bộ phận khác như bản thể luận, nhận thức luận thường chỉ đóng vai trò cơ sở cho việc xây dựng hệ thống đạo đức học. Điều này biểu hiện rõ nét trong triết học của Platôn, Aritstốt, trường phái Êpiquya, [trường phái ích kỉ]], , Kant, trong triết học của Khổng tử, Mạnh tử, Lão tử, Tuân tử và nhiều trường phái khác. Tại sao vậy? Bởi vì đạo đức học chính là triết học của đời sống thực tiễn, mà lợi ích của đời sống thực tiễn thường lấn át lợi ích lý thuyết thuần túy.
- Tư tưởng đạo đức học của người Hy Lạp cổ đại chú trọng lý giải sự hình thành các chuẩn mực luân lý và tập tục, tìm cách phân biệt thật- giả, thiện- ác... Đạo đức học lúc này được coi là học thuyết về phẩm hạnh.
- Người Trung Quốc cổ đại cũng có những quan niệm đạo đức học rất sớm. Đạo ban đầu chỉ có nghĩa là con đường đã đi theo Thuyết Văn giải Tự), về sau có thêm nghĩa là con đường có chí hướng nhất định, hướng dẫn hành vi con người theo một phương hướng nào đó. Nói tóm lại: đạo là con đường sống của con người trong xã hội. Đức trong nghĩa thông dụng của người Trung Quốc cổ đại chỉ đức hạnh tốt, phần tốt đẹp, thẳng thắn của con người. Đức thường được hiểu là biểu hiện của đạo. Nói đạo đức liền nhau thường để chỉ những yêu cầu, những nguyên tắc cuộc sống đặt ra, đòi hỏi mọi người tuân theo.
- Ở Việt Nam hiện nay, theo các sách của các trường Đại học, thường hiểu đạo đức là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức đạo đức, một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người
trong quan hệ với người khác và với cộng đồng.
- Còn đạo đức học là khoa học chủ đạo nghiên cứu đạo đức. Nói như vậy vì đạo đức còn có nhiều ngành khoa học khác nghiên cứu như dân tộc học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học v.v.. Nhưng chỉ có đạo đức học mới nghiên cứu đạo đức như một hệ thống trọn vẹn, có lôgíc vận động và phát triển riêng với những quy luật đặc thù. Đạo đức học cũng nghiên cứu các hình thức đạo đức khác nhau với các chất lượng khác nhau phụ thuộc vào thời đại, cộng đồng khác nhau. Đạo đức học cũng nghiên cứu các giá trị đạo đức trong đời sống xã hội các thời đại đã qua và những yếu tố của một nền đạo đức mới đang hình thành. Tóm lại, đạo đức học là khoa học triết học, nghiên cứu bản chất, các quy luật xuất hiện và phát triển trong lịch sử, các chức năng đặc trưng và các giá trị của đạo đức trong đời sống xã hội. Diễn đạt vắn tắt nhất, có thể nói: đạo đức học là khoa học triết học về đạo đức.
Dự án về chương trình Đạo đức học
sửaĐạo đức học là một khoa học
sửaI. Lược sử sự phát triển của các tư tưởng đạo đức học Đạo đức học là một bộ phận của triết học
- Những tư tưởng đạo đức học của người Hy Lạp cổ đại
- Những tư tưởng đạo đức học sơ khai của người Trung Quốc
- Nội dung chính của đạo đức học ở các thời kỳ phong kiến, tư bản
- Nội dung chính của đạo đức học hiện nay
II. Đạo đức và cấu trúc của nó
- Khái niệm đạo đức
- Cấu trúc của đạo đức
- Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức: Xúc cảm và tình cảm đạo đức, Lý trí đạo đức, Tri thức đạo đức, Khái niệm đạo đức, Tư tưởng đạo đức, Quan điểm đạo đức, Lý thuyết đạo đức, Chuẩn mực đạo đức, Lý tưởng đạo đức, Đánh giá đạo đức, Thực tiễn đạo đức, hành vi đạo đức, hành vi vô đạo đức, hành vi phi đạo đức.
Quan hệ đạo đức, Tập quán đạo đức,
Đạo dức xã hội và đạo đức cá nhân
III. Đối tượng và phương pháp của đạo đức học
- Đạo đức học là khoa học chủ đạo nghiên cứu đạo đức
- Các phương pháp nghiên cứu đạo đức học
IV. Quan hệ của đạo đức học với các khoa học lân cận
- Quan hệ với triết học
- Quan hệ với các khoa học nghiên cứu cơ chế hoạt động tinh thần: mỹ học, tâm lý học, giáo dục học.
- Quan hệ với các khoa học nghiên cứu phong tục tập quán: nhân chủng học, sử học, dân tộc học.
Nguồn gốc, bản chất, các chức năng cơ bản của đạo đức
sửaI. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức
- Quan niệm của tôn giáo và thần học
- Quan niệm cho rằng đạo đức là tự nhiên, sẵn có: thiện tính, ác tính, bản năng đạo đức
- Quan niệm cho rằng đạo đức là sự thỏa thuận chung của xã hội
- Quan niệm của đạo đức học hiện đại về nguồn gốc của đạo đức
- Quan niệm của đạo đức học hiện đại về bản chất của đạo đức
II. Các chức năng cơ bản của đạo đức
- Chức năng điều chỉnh hành vi
- Chức năng giáo dục
- Chức năng phản ánh
Sự phát triển của đạo đức
sửaI. Các dạng đạo đức xã hội
- Đạo đức trong xã hội công xã nguyên thủy
- Đạo đức trong xã hội phong kiến
- Đạo đức trong xã hội tư bản
- Đạo đức của giai cấp công nhân, mầm mống của một nền đạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo
II. Quy luật vận động, phát triển của đạo đức
- Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức đạo đức
- Quy luật kế thừa
- Quy luật tương tác giữa các ý thức xã hội với ý thức đạo đức
- Quy luật đấu tranh giữa hai nền đạo đức trong xã hội có giai cấp
- Quy luật tiến bộ đạo đức là chủ yếu
Quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần xã hội
sửaI. Quan hệ giữa đạo đức và chính trị
II. Quan hệ giữa đạo đức với pháp luật
III. Quan hệ giữa đạo đức với tôn giáo
IV. Quan hệ giữa đạo đức với khoa học
V. Quan hệ giữa đạo đức với nghệ thuật
Các phạm trù cơ bản của đạo đức học
sửaI. Khái quát về phạm trù đạo đức học
- Phạm trù là phương tiện nhận thức
- Tính lưỡng trị của phạm trù đạo đức học
- Sự khác biệt giữa phạm trù đạo đức học và khái niệm đạo đức
II. Hạnh phúc
- Những quan niệm trước đây về hạnh phúc: hạnh phúc là thỏa mãn nhu cầu vật chất, hạnh phúc là thỏa mãn nhu cầu tinh thần, hạnh phúc là thảo mãn tất cả các nhu cầu.
- Quan điểm hiện đại về hạnh phúc: nguồn gốc của hạnh phúc, các khía cạnh tinh thần và vật chất của hạnh phúc, hạnh phúc giản đơn, các phương diện của hạnh phúc, định nghĩa hạnh phúc, vai trò của hạnh phúc.
III. Nghĩa vụ
- Các quan niệm trước và ngoài mácxít về nghĩa vụ đạo đức: quan niệm của các tôn giáo, quan niệm của các nhà duy vật thế kỷ XVIII, quan niệm nghĩa vụ của Kant.
- Quan điểm của đạo đức học hiện đại về nghĩa vụ đạo đức: các phương diện của nghĩa vụ đạo đức, ý thức nghĩa vụ, ý chí nghĩa vụ, tình cảm nghĩa vụ, lòng tự hào, niềm vui đạo đức, say mê đạo đức, khái niệm nghĩa vụ đạo đức, đặc trưng của nghĩa vụ đạo đức, sự hình thành nghĩa vụ đạo đức, vai trò- ý nghĩa của nghĩa vụ đạo đức.
IV. Lẽ sống
- Những quan điểm khác nhau về cuộc sống con người- về lẽ sống: quan niệm của Trang tử, quan niệm của các tôn giáo, quan niệm của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, quan điểm của Khổng-Mạnh.
- Quan điểm của đạo đức học hiện đại về lẽ sống: khái niệm lẽ sống, vai trò của lẽ sống, ý nghĩa của phạm trù lẽ sống.
V. Lương tâm
- Quan điểm của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại: Platôn, Đêmôcrit, Aritstốt.
- Quan điểm của Kant, Hegel, Phơbach
- Quan điểm của Đácuyn, Spenxơ, Cauxki
- Quan điểm của đạo đức học hiện đại: định nghĩa lương tâm, nguồn gốc của lương tâm, các trạng thái của lương tâm, vai trò của lương tâm.
VI. Thiện
- Quan niệm trước đây về thiện ác: quan niệm của Khổng tử, của Mạnh tử, Mặc tử, Tuân tử, Dương Chu, phái Pháp gia, của đạo Phật, của Kitô giáo, của Kant, của Hegel, Phơbách, của thuyết duy lợi: J.Bentham, J.Mill
- Quan niệm của đạo đức học hiện đại về thiện- ác: tính lịch sử của thiện ác, tính hiện đại của thiện ác, tính giai cấp của thiện ác, tính dân tộc của thiện ác, qiem phổ biến về thiện, chuẩn mực để đánh giá hành vi thiện, quan hệ biện chứng giữa thiện và ác (sự chuyển hóa)
Các phẩm chất đạo đức Á Đông qua lăng kính của đạo đức học hiện đại
sửaI. Nhân, nhân từ và hiếu
- Khổng tử về đức nhân: đạo trung thứ.
- Nhân từ, các nội dung của nhân từ
- Hiếu, vị trí của hiếu, ba bậc hiếu, các nhà nho Việt Nam quan niệm cề hiếu, đạo hiếu thời nay.
II. Nghĩa và chung thủy
- Nghĩa- yếu tố của nhân
- Quan niệm của Khổng tử, Mạnh tử, Đổng Trọng Thư, Tự Đức về nghĩa
- Nghiã tình và chung thủy, nghĩa ở người đàn ông, nghĩa ở người phụ nữ
- Trái ngược với đạo nghĩa: tính tham- hay tranh giành, tính dâm không được kiểm soát tốt, tính ích kỷ, đành hanh
III. Tín và trung thực
- Khổng tử bàn về đức tín
- Đạo đức học hiện đại quan niệm về tín và trung thực: nội dung cơ bản của tính trung thực, các phương diện của tính trung thực, thật thà và trung thực, trung thực và khờ dại, ý nghĩa của trung thực
- Đối lập với tính trung thực: sự gian dối, sự giả dối, xảo quyệt, đạo đức giả.
IV. Lễ và khiêm tốn
- Quan niệm của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại về lễ: ba tác dụng của lễ
- Quan niệm của đạo đức học hiện đại về lễ và khiêm tốn: khái niệm khiêm tốn, biểu hiện của khiêm tốn,
- Lễ hay lễ độ, đặc trưng của lễ độ, ngọn nguồn của lễ độ, rèn luyện hành vi lễ độ
- Vai trò của đức tính khiêm tốn
- Đối lập với khiêm tốn: hống hách, kiêu ngạo, hiếu danh.
V. Dũng
- Các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại bàn về dũng: Khổng tử, Mạnh tử và các tấm gương tiêu biểu về dũng: Giới Tử Thôi, Dự Nhượng, Phàn Ô Kỳ, Kinh Kha, Yêu Ly...
- Các lãnh tụ cộng sản bàn về dũng: Ăngghen, Hồ Chí Minh
- Khái niệm dũng cảm, dũng cảm khác anh hùng, dũng cảm với liều lĩnh và anh hùng, dũng cảm và tiến bộ xã hội, vai trò của dũng cảm
- Đối lập với dũng cảm: nhu nhược, thấp hèn, hèn nhát,
VI. Tam tòng và tứ đức
- Tam tòng: các giáo lý trong Lễ ký, giáo lý Phu vi thê cương (chồng là giềng mối của vợ), Lưu Hướng với Liệt Nữ truyện, Ban Chiêu với Nữ giới (răn dạy giới nữ)
- Người Việt Nam tiếp nhận giáo lý Tam tòng, mặt tích cực và hạn chế
- Tứ đức: mặt tích cực và hạn chế của Tứ đức.
Một số phẩm chất đạo đức phổ biến thời nay
sửaI. Tính nguyên tắc
- Nguyên tắc và nguyên tắc đạo đức, vô nguyên tắc và ngoan cố, giá trị của tính nguyên tắc,
II. Tính liêm khiết
- Khái niệm về tính liêm khiết, quan hệ giữa liêm với: cần, kiệm,
- Đối lập của liêm: tính tham, tính hay tranh giành, tính thích được lợi.
III. Tính độ lượng
- Khái niệm về tính độ lượng, dĩ đức báo oán và dĩ trực báo oán (lấy đức báo oán và lấy ngay báo oán), nguồn gốc của tính độ lượng.
- Nhỏ nhen, hẹp hòi, ghen tị.
IV. Tính hào phóng
- Khái niệm tính hào phóng, thực chất và biểu hiện, điều kiện của tính hào phóng, nguồn gốc và tương lai xa của tính hào phóng.
- Đối lập với tính hào phóng: tính hà tiện, tính bủn xỉn, tính xa hoa.
V. Yêu lao động và sáng tạo
- Lao động là điều thiện quan trọng bậc nhất và là cơ sở của đạo đức, giá trị đạo đức của lao động, giáo dục thái độ yêu lao động.
VI. Tinh thần học tập không ngừng
- Khổng tử, Tăng tử nói về việc học.
- Đạo đức học hiện đại quan niệm về học tập.
VII. Chủ nghĩa tập thể
- Nguồn gốc của chủ nghĩa tập thể, khái niệm chủ nghĩa tập thể, nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể, vai trò của chủ nghĩa tập thể.
VIII. Yêu nước và trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa
- Khái niệm yêu nước, yêu nước là tình cảm tự nhiên, yêu nước và yêu dân tộc, vai trò của yêu nước, tính giai cấp của yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, yêu nước ở Việt Nam ngày nay.
- Nội dung của chủ nghĩa yêu nước.
- Trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa: quan niệm về trung trong xã hội phong kiến, quan niệm về trung trong điều kiện hiện nay.
- Nội dung của lòng trung thành với lý tưởng XHCN, điều kiện để có lòng trung thành.
Nguyễn Văn Đại 17:13, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại
Tôi không thạo về lĩnh vực này lắm, nhưng cho hỏi: Khi được học tại trường cấp 1 (hình như học từ lớp 2 đến lớp 5), tôi có được học môn toán (nghĩa là toán học), môn văn (nghĩa là văn học)... và môn đạo đức, phải chăng đó cũng là đạo đức học ? Vậy là từ cấp 1, các học sinh đã được làm quen bước đầu với triết học qua môn đạo đức học này ? Và 5 lời dạy của Bác Hồ cho thiếu nhi có thể cho vào bài viết làm ví dụ có được không ? (yêu Tổ quốc, yêu đồng bào...khiêm tốn, thật thà, dũng cảm)Casablanca1911 09:26, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại
Thật thú vị
sửa- Mình chưa bao giờ nghe được câu hỏi như thế này. Câu trả lời là vừa có vừa không.
- Chỗ này không có gì là ngụy biện cả. Nhiều khi ta trông thấy một sự vật, thậm chí cầm nắm, sờ mó... nhưng ta không biết nó là cái gì. Theo nghĩa này, trước đây chúng ta chưa từng học đạo đức học, mà chỉ được dạy bảo, uốn nắn sao cho hợp luân lý, vậy thôi. Chính phụ huynh của cúng ta, các thầy giáo cô giáo của chúng ta có mấy ai biết triết học là cái mô tê gì đâu. Vậy thì sao có thể hướng đạo cho trẻ con làm quen với khoa học triết học là đạo đức học được?
- Nhưng chúng ta cũng đã được uốn nắn theo các khái niệm đạo đức, và làm theo (về cơ bản là tự giác, tự nguyện). Rồi về sau, học đại học ta lại nghe thấy cái gì giông giống như cái đã từng biết. Trạng thái này nói rằng hình như ta đã có dịp làm quen với Đạo đức học. Nhưng Đạo đức học theo đúng nghĩa của nó phải được trình bày bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, phải xuất phát từ một hệ thống triết học nhất định, phải cho biết ngọn nguồn của các giá trị đạo đức, thấy bản chất, quy luật vận động của các giá trị này. Nó là môn học nghe thì thấy dễ, hiểu được thì khó. Một nhà hùng biện sau khi tranh luận với Sôcrát đã kêu lên rằng: "Dũng cảm là gì thật khó. Tôi đã diễn thuyết về nó hàng nghìn lần, thế mà sau khi đối thoại với ông, bây giờ tôi cũng chẳng biết nó là cái gì nữa". Và một số đồng nghiệp của tôi bây giờ nhiều khi đã quát sinh viên khi bị vặn hỏi (chứng tỏ mình bản lĩnh đạo đức kém, hiểu biết nông).
- Thôi tạm thế đã nhé, mình vừa phải xóa đi một đoạn dài, những chuyện liên hệ với thời cuộc, nếu không được bình tĩnh diễn giải, đối thoại qua lại dễ dẫn đến hiểu lầm nguy hiểm. Nhiều đồng nghiệp (trong đó có tôi) đã từng dính tai nạn nghề nghiệp.
Đổi tên bài
sửaBài này nên đổi tên thành Luân lý học (Việt Nam) vì nó có chứa những phần của luân lý học tổng quát và nhiều phần đặc trưng của Việt Nam. Ngoài ra tôi nghĩ nên mở rộng phần định nghĩa, giới thiệu tổng quát, lịch sử, các mối liên hệ của luân lý học với xã hội và cuộc sống trong môi trường Việt Nam. Cần bỏ phần liệt kê tất cả các khía cạnh của luân lý học Việt Nam trong bài. Phần mục lục này nên giữ ở phần thảo luận để định hướng cho những người muốn tham gia.
Xin yên tâm
sửa- Trong bài chỉ có một mục VIII của bài cuối cùng "Một số phẩm chất đạo đức phổ biến thời nay" là đặc trưng của VN, hơn nữa là đặc trưng trong nước. Còn toàn bộ những gì còn lại đều là chuyện chung cho những dân tộc đã có tiếng nói trên văn đàn đạo đức học thế giới.
- Hồi bé, do nguồn thông tin rất hạn chế, nên những người giáo dục đã dạy lớp chúng tôi những điều không khách quan như: "VN bé nhất thế giới", "VN yêu nước nhất thế giới", "VN anh hùng nhất thế giới"... Hy vọng trẻ con ngày nay không phải nghe những nhận định rất chủ quan, ngạo mạn như thế nữa.
- Những gì chúng ta cho là tốt về mặt đạo đức: là tính nguyên tắc, tính liêm khiết, tính hào phóng, tính độ lượng, tính tập thể, yêu lao động, cố gắng học tập... thì cả thế giới vẫn nói, vẫn phấn đấu, vẫn làm... như thế từ trước, thậm chí nhiều dân tộc còn có các thí dụ nổi bật hơn cả ở VN.
- Phần "các phẩm chất đạo đức Á Đông..." thì tuy là cách diễn đạt với gốc từ Trung Quốc, nhưng nhân, hiếu, nghĩa, tín, dũng... cũng là những phẩm chất đạo đức được khẳng định từ thời cổ đại. Nhưng với những gì tôi đọc được thì người Trung Quốc bàn nó thấm thía hơn cả.
- Vậy, theo tinh thần mà bạn đề nghị, có thể tác riêng chỉ một phần: "Yêu nước và trung thành với lý tưởng XHCN" là nên tách riêng ra thôi.
- Những phần bạn góp ý mở rộng, chắc chắn tôi sẽ bố trí thời gian để triển khai. Xin cám ơn. Nguyễn Văn Đại 23:52, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Thực ra chúng ta đang thảo luận về các mục được liệt kê bạn liệt kê ra chứ chưa có một chủ đề cụ thể nào để thảo luận cả. Bạn đừng nghĩ tôi muốn tách các phần đặc trưng của Việt Nam ra khỏi wiki, bởi mọi bài viết mọi người đều có thể bổ sung để nội dung của nó được tổng quát. Ví dụ ở phần bạn viết về "các phẩm chất đạo đức Á Đông dưới ảnh hưởng (ánh sáng-không nên dùng cách diễn đạt này, nó vi phạm đến vấn đề trung lập) của đạo đức học mácxít", bạn khác sẽ bổ sung "nền tảng triết lý X cho phẩm chất đạo đức ở đất nước Y". Tôi nghĩ bạn cứ nên bắt đầu viết các bài cụ thể, sẽ có nhiều người tham gia. Tôi đã có dịp đọc bằng tài liệu về "Đạo đức" viết bằng ngôn ngữ khác, bây giờ được bạn viết bằng tiếng Việt nó sẽ rất bổ ích cho nhiều người. Thaisk 00:49, ngày 3 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Tiếp thu, sửa chữa nhỏ
sửa- Tôi đã tiếp thu ý kiến của bạn vì nhận ra rằng độc giả của trang không chỉ là người Việt Nam trong nước. Hy vọng những điều sửa chữa sắp tới không làm khó chịu người đọc. Nguyễn Văn Đại 03:59, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Nguyễn Văn Đại 12:51, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Bạn cứ mạnh dạng viết vào bài đi. Theo tôi, đạo đức trong các tôn giáo hay luân lý học là chỗ dựa duy nhất cho suy nghĩ và hành động nhân đạo của con người. Có việc tẩy chay, lôi kéo giữa các tôn giáo, có nhiều cơ sở triết học cho các nguyên tắc luân lý học, nhưng tất cả các nguyên tắc này đều nói đến đạo làm người, lòng nhân đạo. Thaisk 21:53, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tôi có một đề nghị về văn phong, tôi đọc các phần chuẩn bị của bạn cảm tôi thấy như đọc một bài giảng, chưa có tính wiki. Không phải tôi rành wiki lắm đâu, nhưng thấy hơi khô và không có bố cục rõ ràng. Hy vọng không làm phật lòng bạn. Thaisk 22:00, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Vắn tắt quan niệm của các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại về thiện và ác
sửa- Khổng tử là một trong những người đầu tiên ngẫu nhiên nói tới "tính". Trong chương Dương hoá (Luận ngữ), ông nói: "Tính tương cận, tập tương viễn" (= Tính con người vốn dĩ gần nhau, do phong tục, điều kiện sống mà dần xa nhau ra). Ở đây chắc hẳn ông chưa đặt vấn đề con người vốn dĩ là thiện hay là ác, mà chỉ cho rằng con người sinh ra vốn không khác nhau bao nhiêu, nhưng về sau do tập tành, do môi trường xã hội ảnh hưởng, do giáo dục mà tính cách, phẩm hạnh dần dần khác biệt.
- Mặc tử chống lại Khổng học, những tư tưởng đạo đức học của ông mang nhiều yếu tố duy vật. Từ chỗ quan sát thấy rằng tơ đem nhuộm xanh thì hoá xanh, nhuộm vàng thì hoá vàng, ông đi đến nhận định rằng hình như tính không thiện không ác. Con người thiện hay ác chủ yếu là do sự tiêm nhiễm: có thể hoá thiện mà cũng có thể hoá ác.
- Hậu thế nhắc nhiều đến Mạnh tử , kể cả người học nhiều lẫn người học ít. Điều đó có thể vì ông là người khẳng định rằng con người có bản tính thiện (và câu này nghe thật dễ chịu). Mạnh tử bác bỏ quan niệm của Cáo tử , người đã cho rằng tính không phải thiện mà cũng không bất thiện: "Nhân tính không phân ra thiện với không thiện cũng như nước chảy không phân biệt ra Đông hay ra Tây".
- Mạnh tử dùng chữ "tính" để chỉ những gì của Trời sinh ra. Thậm chí ông còn cho rằng: "Hình sắc, thiên tính dã" (thân thể, dung mạo, nét mặt của ta đều do trời sinh ra). Như vậy quan niệm về tính của ông rất rộng, không chỉ những phẩm chất tinh thần mà còn hàm ý cả những yếu tố vật chất. Nhân tính theo ông không ai không thiện: "Đứa trẻ chưa oe oe, chẳng đứa nào không biết yêu bố mẹ nó. Đến lúc lớn lên, chẳng ai không biết kính anh mình. Yêu người thân là đức nhân. Kính người lớn là đức nghĩa. Cái điều biết yêu biết kính mà cho là bản tính nhân nghĩa, không vì cớ gì khác đâu, vì là cái lòng kính yêu ấy suốt cả thiên hạ, ai ai cũng vậy" (Mạnh tử , Chương Tận tâm, thượng).
- Mặc dù vậy, tính thiện không phải mãi mãi không biến đổi, gặp hoàn cảnh khốc liệt, tính thiện có thể mất đi ở lòng người. Để cho tính thiện không bị vùi lấp đi bởi ngoại vật thì cần phải khuyếch sung tính thiện. Tức là gạt bỏ cái ngoại vật che lấp, tiết chế được dục niệm, quay về lương tâm cố hữu
- Tuân tử ]] thì ngược lại, ông cho rằng tính là những gì vốn sẵn có ở con người, không phải con người làm ra, không phải do học tập, tu dưỡng mà có. Tuân tử cho tính người là ác, điều thiện chỉ do con người đặt ra (Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả nguỵ giã), nguỵ ở đây theo cách phân tích của Trần Trọng Kim có nghĩa là việc người làm chứ không có nghĩa là giả dối.
- Tuân tử nói: "Không thể học được, không thể làm được, ở người ta sẵn có, gọi là tính. Có thể học được, có thể làm thành được ở người ta gọi là nguỵ". "Tính là do cái hoà khí sinh ra, tính linh hợp, cảm ứng với nhau, không làm ra mà tự nhiên, gọi là tính. Còn yêu, ghét, mừng, giận, thương, vui của tính gọi là tình. Tình rồi như thế mà cái tâm mới chọn cái nên, cái không nên, thì gọi là lự. Tâm lự để khiến người ta hành động gọi là nguỵ. Có tư lự lâu, tập quen rồi sau thành thì gọi là nguỵ. Thẳng cái lợi mà gọi là sự, thẳng cái nghĩa mà làm gọi là hành vi". Như vậy cái người ta làm do được rèn rũa theo Tuân tử chỉ là nguỵ.
- Nguyên nhân của tính ác cũng được Tuân Tử chỉ ra: "Tính con người ta sinh ra là có hiếu lợi, theo cái tính ấy thì tranh đoạt, sự từ nhượng không thể có; sinh ra là có đố kỵ, theo đấy thì tàn tặc, không thể có trung tín; sinh ra là có lòng muốn của tai mắt, có cái thích về thanh sắc, theo đấy sinh ra tranh đoạt, phạm phận, loạn ly mà sinh ra tàn bạo. Cho nên phải có thầy, có phép hoá đi, có lễ nghĩa để đạo dẫn... như vậy cái ác là có sẵn, còn cái thiện là cái người ta cố tạo ra" (Xem Trần Trọng Kim: Nho giáo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr300-304).
- Cơ sở để Tuân tử khẳng định điều đó là xuất phát từ chỗ cho rằng con người ta không ai là không có tình dục. Tình dục mà không có sự tiết chế ắt dẫn đến tàn tặc, dâm loạn, trộm cướp, xâm hại đến người khác. Vậy thì bản tính của người ta phải là ác đoan:
"Nay tính của con người ta, sinh ra mà có sự yêu lợi rồi vậy. Thuận theo đấy cho nên sinh ra tranh cướp mà mất thái độ từ nhượng. Sinh ra đã ghét và ác rồi, thuận theo đường ấy cho nên tàn tặc sinh mà mất điều trung tín. Sinh ra có thèm muốn của tai mắt, có yêu âm thanh, sắc đẹp. Thuận đấy, cho nên lễ nghĩa văn lý mất mà dâm loạn sinh. Đã như thế thì theo tính của người ta, thuận theo tình của người ta, ắt nẩy ra tranh cướp, hợp với sự xâm phạm vào phận của nhau và rối loạn mất lý đương nhiên, mà trở về chỗ bạo nghịch... Xét theo điều ấy thì biết rằng tính của người ta ác đã rõ rệt... Nay...con nhường cha, em nhường anh, con thay cho cha, em thay cho anh, hai hành vi ấy đều là phản trái với tính, mà bội ngược với tình của người ta vậy... Lấy đấy mà xét thì biết rằng tính của người ta là ác. Cái thiện là điều ngụy vậy". Còn con người sở dĩ đến chỗ thiện là hoàn toàn nhờ giáo dục. Và theo như Tuân tử thì ai cũng có thể làm điều thiện được. Vấn đề ở chỗ người ta chịu sửa mình như thế nào.
- "Người ngoài đường có thể làm ông vua Vũ được. Tại sao vậy? Vì ông Vũ là ông Vũ do lấy nhân- nghĩa- pháp- chính mà theo. Vậy thì nhân- nghĩa- pháp- chính có cái lý có thể biết, có thể năng được. Vì thế mà người ngoài đường đều có cái chất để có thể nhân- nghĩa- pháp- chính, đều có cái khí cụ để làm được nhân- nghĩa- pháp- chính".
- Tuân Tử cũng chỉ ra sự cần thiết và tác dụng của giáo dục: "Cho nên cây gỗ cong phải đợi có cái khuôn uốn, rồi hơ nóng lên mà uốn mới thẳng được. Một miếng sắt, miếng thép phải đợi có mài rũa mới sắc. Cái tính ác của con người ta cũng thế, ắt phải có thầy, có phép dạy bảo, rồi sau mới có lễ nghĩa... Người ta không có thầy, có phép thì thiên lệch nguy hiểm mà không chính, không có lễ nghĩa thì bội loạn... bởi thế mới khởi xướng lên lễ nghĩa... cho hợp cái đạo" ( Xem Trần Trọng Kim: Nho giáo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr300-304). Trong tư tưởng này của Tuân Tử lộ rõ cái nhìn siêu hình, rõ ràng ông thầy không thể tự nhiên sinh ra, mà chỉ là kết quả của một quá trình giáo dục dài lâu trong đạo đức xã hội.
- "Phàm người ta muốn làm điều thiện là vì cái tính ác vậy. Hễ mỏng là muốn dày, xấu là muốn đẹp, hẹp là muốn rộng, nghèo là muốn giàu, hèn muốn sang. Nếu không có ở trong là ắt phải tìm ở ngoài... Cái tính của người ta vốn không có lễ nghĩa, cho nên phải cưỡng mà học để cho có lễ nghĩa, tính không biết lễ nghĩa, cho nên phải tư lự để tìm cho biết lễ nghĩa" ( Xem Trần Trọng Kim: Nho giáo, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992, tr300-304).
- Theo Vương Sung, "tính người ta có thiện có ác, cũng như tài người ta có cao có thấp", bên cạnh nhận định đúng đắn ấy, ông lại nói: "đã cao thì không thấp, đã thấp thì không cao. Nếu nói tính không thiện, không ác, là nói tài người không cao không thấp". Phép so sánh này của ông không tương đồng, Vương Sung chưa nhận thấy quan hệ biện chứng giữa thiện và ác.
- Các nhà đạo học quan niệm về thiện khác hẳn, chẳng hạn Dương Chu cho rằng phải bảo toàn sự sống cá nhân triệt để, mất một sợi lông chân mà có lợi cho thiên hạ cũng không chịu. Nhưng ông cũng cho rằng phải hoà vào tự nhiên, hồn nhiên như đứa trẻ mới sinh, không xâm phạm vào sự sống của người khác mới là thiện.
- Phái Pháp gia nhìn chung cũng cho con người có tính ác, chỉ biết hoạt động theo hướng lợi hại. Mỗi người luôn luôn tranh đấu cho lợi ích của riêng mình: "giữa kẻ trên và người dưới mỗi ngày có trăm trận đấu tranh. Kẻ dưới dấu lòng tư ý của mình dùng để thử thách người trên. Người trên cần pháp độ đo lường để kiểm soát người dưới mình" (Hàn Phi , thiên 8, quyển 2). Hàn Phi Tử giải thích tình trạng người ta tranh cướp nhau là do tài hoá ít. Từ đó ông đòi hỏi phải có một chính quyền dẫn dắt điều khiển, lấy thưởng phạt để giữ trật tự cho xã hội.
Nguyễn Văn Đại 12:39, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Chỉnh sửa
sửaĐạo đức học là khoa học triết học nghiên cứu đạo đức từ hai phương diện: Bản chất đạo đức và hiện tượng đạo đức.
Gộp vào bản chất đạo đức, cần lý giải theo những khía cạnh sau:
I. Đối tượng của đạo đức học
II. Nguồn gốc, bản chất của đạo đức
III.Cấu trúc của đạo đức
IV. Các chức năng cơ bản của đạo đức
V. Phương pháp nghiên cứu của đạo đức học
VI. Nhiệm vụ của đạo đức học
VII.Quan hệ của đạo đức học với các khoa học lân cận
Hiện tượng đạo đức cần được gỡ theo các phần sau:
Phần I: Sự phát triển của đạo đức
Phần II: Quan hệ giữa đạo đức với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội (với chính trị, với luật pháp, với tôn giáo, với khoa học, với nghệ thuật)
Phần III: Các phạm trù cơ bản của đạo đức học (Hạnh phúc, nghĩa vụ, lẽ sống, thiện, lương tâm)
Phần IV: Các phẩm chất đạo đức Á Đông dưới ánh sáng của đạo đức học hiện đại
- Nhân, nhân từ và hiếu
- Nghĩa và chung thủy
- Tín và trung thực
- Lễ và khiêm tốn
- Dũng
- Tam tòng và tứ đức
Phần V: Một số phẩm chất đạo đức thời nay (Nguyên tắc, Liêm khiết, Độ lượng, Hào phóng, Lao động và sáng tạo, Học tập không ngừng, tinh thần tập thể, Yêu nước và trung thành với lý tưởng XHCN)
Nguyễn Văn Đại (thảo luận) 00:10, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)