Thảo luận:Lửa

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Linhnhi97 trong đề tài Cách “giữ lửa” cho Thế vận hội Olympic
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Người "phát minh" ra lửa

sửa

Bài này có câu "Toại Nhân là người có công phát minh ra lửa...". Đây là một câu khẳng định rất "táo bạo" và không thể kiểm chứng được. Khi loài người khám phá ra lửa thì chưa có chữ viết, do đó ai là người viết xuống là một ông Toại Nhân nào đó đã "phát minh" ra lửa? Làm sao biết được ông Toại Nhân đó là người đầu tiên mà không phải là, thí dụ, ông K'Ng Tangke ở trong một hang tại châu Phi?

Mekong Bluesman 16:50, ngày 17 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đó chỉ là truyền thuyết của người Trung Hoa về việc phát hiện ra cách tạo ra lửa, chứ lửa thì tồn tại độc lập với con người, nên chăng cần sửa lại là Theo truyền thuyết Trung Quốc, Toại Nhân là người có công phát hiện thấy/(phát minh) cách tạo ra lửa.Vương Ngân Hà 02:37, ngày 18 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Còn theo những truyền thuyết khác thì như thế nào vậy các anh !? Sao chỉ có mỗi Trung Quốc thôi. Em nhớ là có 1 người nào đó đã giữ ngọn lửa trên tay cho loài người mà ( ko biết là truyền thuyết của nơi nào) . thảo luận quên ký tên này là của 222.253.255.73 (thảo luận • đóng góp).

Chính là Hữu Sào 10000 năm trước là người Việt cổ !

Không "người" tạo ra lửa đầu tiên chính là sấm sét Fool of việt nam (thảo luận) 12:48, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Fool

sửa

Vậy rốt cuộc lửa được cấu tạo từ gì? Fool of việt nam (thảo luận) 12:44, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Cách “giữ lửa” cho Thế vận hội Olympic

sửa

Cây đuốc mà những người tham gia rước đuốc chuyền tay nhau cũng rất đặc biệt. Trải qua nhiều kỳ thế vận hội, thiết kế cây đuốc đã thay đổi nhiều lần nhưng đều có mục đích là không để cho lửa tắt. Bên trong cán đuốc có một bình nhiên liệu, được thay thế thường xuyên để duy trì ngọn lửa luôn cháy sáng. Ngoài ra, trong cán đuốc còn có cơ chế giữ lửa dự phòng trong trường hợp ngọn lửa bị tắt do trời mưa, tuyết rơi.

Tuy nhiên, dù cho cây đuốc được thiết kế tinh xảo như thế nào, ngọn lửa từng bị tắt nhiều lần trong quá trình những người cầm đuốc chạy tiếp sức. Để khắc phục vấn đề này, ban tổ chức dùng ngọn lửa ấy thắp sáng nhiều lồng đèn chuyên dụng và mang chúng đi theo cây đuốc chính.

Bằng nhiều phương thức phức tạp, kỳ công, ngọn lửa biểu tượng cho tinh thần thể thao luôn có mặt để đánh dấu sự bắt đầu của một kỳ thế vận hội trong suốt 85 năm qua. Nghi lễ này không chỉ đại diện cho sự bắt đầu và kết thúc của sự kiện thể thao trọng đại nhất thế giới, mà còn tượng trưng cho việc con người nỗ lực gìn giữ truyền thống bằng những thành tựu thời hiện đại. – Linhnhi97 (thảo luận) 06:58, ngày 15 tháng 4 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lửa”.