Thảo luận:Lý Triện

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi 113.188.185.165 trong đề tài Viết bài Lý Triện

Trả lại họ cho Cụ Lý

sửa

Lê Triện tên thật là Lý Triện đấy chứ . Tôi đã copy toàn bộ bài " Lê Triện " để tạo bài " Lý Triện " và sau vài ngày nữa , nếu không bác nào có ý kiến gì về cái tên thật này ,lịch sử sẽ lại là lịch sử :D . Chúng ta cũng cần chữa những chỗ chính tả nữa , để " Lê Triện " thành " Lý Triện " .

Thân,

--redflowers 04:57, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chỉ cần đổi tên bài "Lê Triện" thành "Lý Triện" thì sẽ giữ được lịch sử sửa đổi của trang. Mà cứ theo lịch sử thăng trầm thế này thì có bao nhiêu người trong WP sẽ phải đổi lại họ? Nguyễn Thanh Quang 06:00, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không hiểu sao tôi thử mấy lần rồi mà không dùng được lệnh Di chuyển . Mấy lần trước ,tôi dùng lệnh này để chuyển bài mà có sao đâu . Không hiểu tại sao hôm nay lại như vậy.
"Thăng hay trầm" là do bạn viết bài đúng hay sai , chứ sao lại hỏi tôi được nhỉ :D Nếu sai thì bắt buộc phải sửa thôi .
Thân,
--redflowers 05:03, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vấn đề ở đây có thể không phải là đúng/ sai. Tên "Lê Triện" có thể được đổi sau khi được ban họ vua, sách vở về sau cứ thế mà ghi. Ý tôi là sau những thăng trầm của lịch sử, nếu những người họ Lý đã từng đổi sang họ Nguyễn chẳng hạn, thì có đổi lại họ gốc không? Nguyễn Thanh Quang 05:13, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quang này , thế này nhé ,sau khi thắng Minh , được ban họ vua có những 221 người . Nếu không đổi thì phải viết tiếp các bài như là Lê Khả, Lê Nhân Chú , Lê Bí , Lê Bị ... đi nữa chứ . CÒn vấn đề Quang nêu , tôi không muốn bàn luận trong bài thảo luận ở trang này . Điều có thể khẳng định 100 % được là : Để Lê Triện là sai . Thế nhé , Quang nhé .
Thân ,
--redflowers 05:49, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sách vở coi hai tên là một, chẳng hạn "Từ điển Bách khoa quân sự VN" ghi là Lí Triện (Lê Triện). Việc đổi tên không có nghĩa là tên mới sai 100%, mà vẫn có thể chuyển hướng về tên cũ và ngược lại, không phải viết tiếp bài mới. Nguyễn Thanh Quang 05:58, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn có thể ghi cho tôi nội dung về cụ Lý trong sách ấy ra đây được không ? --redflowers 06:10, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi chép lại phần đầu đây: Lí Triện (Lê Triện; ?-1427), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Quê làng Bái Đô, h. Lôi Dương... Nguyễn Thanh Quang 06:18, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đã ghi thì ghi cho trót , xin bạn cứ ghi hết cho . --redflowers 06:49, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ghi nữa để làm gì? Phần đầu đã mở ngoặc để tên "Lê Triện" rồi. Phần sau cũng chỉ là tiểu sử. Hay bác đọc Đại Việt sử ký toàn thư, trang 331 có ghi Lê Triện đấy. Nguyễn Thanh Quang 06:54, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Kể cũng lạ .Nếu Quang đã biết từ lâu rằng Lê Triện và Lý Triện chỉ là một người thì sao không chỉnh sửa bài từ sớm hơn rồi . Thế có phải càng tiện hơn không ? Ý tôi là từ hồi xưa , sao Quang không sớm tạo ra bài Lý Triện rồi redirect bài Lê Triện sang đó chẳng hạn.Về điểm này , quả là tôi vẫn còn thắc mắc .
Thân ,--redflowers 07:04, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi cũng ko đủ nghìn tay nghìn mắt để theo dõi hết các bài ;) vì thấy bác khăng khăng 100% "Lê Triện" sai, "Lê Nhân Chú" không đúng nên tôi phải tra lại. Nguyễn Thanh Quang 07:08, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viết bài Lý Triện

sửa

Đây là những vị tướng quan trọng nhất của khởi nghĩa Lam Sơn, tôi nghĩ chúng ta phải viết rõ, nhất là chiến thắng Tốt Động, viết quá đơn giản, không nêu được trận đại thắng, và ý nghĩa của nó. 113.188.185.165 (thảo luận) 02:33, ngày 30 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Việc tóm tắt

sửa

Tôi thấy Trungda thường cố tình viết tóm tắt. Ông phải biết là cái gì cũng có đầu có đuôi cả. Một câu nhận xét của Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn đều rất chặt chẽ. Không phải tự dưng nói L Triện giỏi nhất mà có cả đoạn trước, kể về tại sao như vậy.

Ông phải hiểu họ là Tiến sĩ, sử quan xịn, ông là cái gì mà sửa, tóm tắt lời nhận xét của họ ?

Người trong nước còn sợ oai giặc Ngô, chưa quy phục nhà vua hết thảy. Từ sau chiến thắng Tốt Động quân ta bèn vây Đông Đô. Sĩ dân ở các phủ huyện hưởng ứng rầm rộ. Những người hào kiệt trí dũng theo về như đi chợ. Thành trì giặc các nơi lần lượt bị phá hoặc xin hàng, mà 3 ty nhà Minh phải đóng cửa thành tử thử, thế cùng bức bách phải xin hòa. Trong khoảng một năm, cả nước được bình định. Đó đều là công của bọn các ông Lê Lễ, Lê Triện.

Ông chỉ viết

Trong khoảng một năm, cả nước được bình định. Đó đều là công của bọn các ông Lê Lễ, Lê Triện.

Ai mà hiểu được.

Quay lại trang “Lý Triện”.