Thảo luận:Lê Văn Duyệt

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Tham Gia Cho Vui trong đề tài Đoạn mở đầu
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled

sửa

TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (1764 – 1832)

Tiểu Sử

sửa

Dưới thời Gia Long - Minh Mạng, Gia Định là cả một vùng rộng lớn. Năm 1832 sau khi Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn này thành sáu tỉnh[1].

Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại và thân mẫu là Nguyễn Thị Lập... rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.

Ông sinh ra đã mang tật kín bẫm sinh (ái nam ái nữ). Thuở nhỏ ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, nhất là việc nuôi gà, đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc.(Sau này, ông còn là người rất sành thú xem hát bội và thường tự tay cầm chầu). Tương truyền ông khỏe mạnh, thông minh, giỏi võ thuật, tuy không học nhiều, nhưng biết nhiều tuồng tích Tàu. Vì thế, ông luôn ước ao trở thành hào kiệt như trong truyện xưa miêu tả; mới 15 tuổi, Lê Văn Duyệt đã nói sinh ở đời loạn, không dựng cờ, đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu.

Năm Lê Văn Duyệt lên 17 tuổi, một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp. Nhưng khi đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. Lê Văn Duyệt xuất hiện đúng lúc, cứu Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông được Nguyễn Phúc Ánh tuyển dụng làm thái giám. Ít lâu sau Lê Văn Duyệt được phong làm Cai Cơ trông coi nội binh.

Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.

Tháng 5 năm 1802 chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu: Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc. Nhiều công lao lớn nên Lê Văn Duyệt được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy (nhập triều bất bái) và được đặc quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu) nơi biên thùy, nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng và đã giết Huỳnh Công Lý, cha của một quí phi, vì tội tham nhũng.

Và ông còn là người đã từng khuyên vua Gia Long chọn con của Đông Cung Cảnh để nối ngôi, thay vì hoàng tử Đảm (sau là vua Minh Mạng). Tuy vậy, ông vẫn phò tá vua Minh Mạng cho đến hết cuộc đời, mặc dù lòng không kính phục ông vua này. Ngược lại, Minh Mạng cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến. Năm 1823 ông được MM ân thưởng ngọc đái với lời dụ: Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này, nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy.

Tả Quân Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ: Thứ nhất từ 1812 đến 1815. Năm 1812 ông lãnh chức Tổng Trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên. Đến năm 1815 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử.

Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất. Lê Văn Duyệt làm tổng trấn ở Gia Định thành. Tả quân lúc bấy giờ rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là "ông Lớn,ông Thượng". Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của Lê Văn Duyệt, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai", một trong ngũ hổ tướng (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh ĐứcTrương Tấn Bửu).

Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương, nghề nghiệp. Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do ông cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong, thành cao, rộng. Sau khi ông mất, Lê Văn Khôi con nuôi của ông, khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được.

Tả quân lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi. Miếu mộ của ông được xây cất tại Bình Hòa Xã (Gia Định), nơi người dân Đồng Nai kính cẩn gọi là “Lăng Ông” hay đền thờ Đức Thượng Công, còn các tộc người Hoa tôn xưng đền là “Phò Mã Da Da.”

Tài đức

sửa

Lê Văn Duyệt là một vị quan rất mực thanh liêm. Dù quyền hành lớn, ông không hề hiếp đáp kẻ dưới, hoặc tìm mọi cách để bỏ túi riêng. Nhiều lúc Lê Văn Duyệt còn bỏ tiền riêng của mình để làm việc hữu ích chung. Quân lính của ông rất có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc… Và khi được triều đình cử đi dẹp loạn ở nơi nào, Lê Văn Duyệt cho điều tra kỹ để biết rõ nguyên nhân tại sao dân nỗi loạn. Nếu biết chắc do đám quan lại sở tại tham nhũng, bức hiếp làm cho dân chúng quá khổ sở, thì ngài thẳng tay trừng trị bọn tham quan trước rồi mới kêu gọi những kẻ làm loạn trở về đầu thú. Nhờ chính sách sáng suốt, khoan dung đó nên Lê Văn Duyệt đã vỗ yên ở nhiều nơi nhanh chóng, mà không tốn kém nhiều tiền bạc và nhân mạng.

Dẫn chứng như việc chiêu dụ Mọi Vách Đá vào những năm 1807 và 1808. Trong chiến dịch này ông đã cho xử trảm Chưởng Cơ Lê Quốc Huy, một tên đại tham nhũng. Năm 1819 Lê Văn Duyệt được cử đi kinh lược hai trấn Thanh, Nghệ. Ở đây Lê Văn Duyệt cũng thẳng tay trừng trị nhiều quan lại tham ô.Đặc biệt là ông cho lập ra ba đội lính “Hồi Lương” (An Thuận, Thanh Thuận, và Bắc Thuận) gồm những thành phần nổi loạn chịu qui phục.

Thêm nữa, việc làm nổi tiếng nhất của ông là xử tử Huỳnh Công Lý, Phó Tổng Trấn Gia Định. Huỳnh Công Lý là cha của một bà thứ phi rất được vua Minh Mạng sủng ái. Ỷ thế cha vợ vua, viên quan lớn này vơ vét tài sản của dân chúng, hà hiếp kẻ yếu, hối lộ trắng trợn. Tiếng kêu ca thấu đến tai Lê Văn Duyệt, ông cho điều tra tận gốc, có đủ bằng chứng ông dâng sớ lên triều đình hài rõ tội trạng của Huỳnh Công Lý. Ngại triều đình vị nể cha vợ của vua, không dám thẳng tay trừng trị. Lê Văn Duyệt dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” được Gia Long ban cho để ra lệnh xử trảm Huỳnh Công Lý, trước khi có lệnh giải tội phạm về kinh cho vua xét xử !

Ngoài đức thanh liêm, ông còn có cái dũng của bậc trượng phu, không e ngại hay sợ sệt khi thi hành công việc lợi dân lợi nước. Trường hợp vừa kể là một ví dụ. Và hai là có lần nhà vua cử người vào Nam giữ chức vụ quan trọng đều bị ông từ chối, Vì Lê Văn Duyệt biết những người này chỉ là những kẻ tham lam, hại dân hại nước. Một trong những người đó là Bạch Xuân Nguyên mà sau này sẽ là đầu mối của cuộc nổi loạn do Lê Văn Khôi, con nuôi ông, chủ xướng. Nhà vua cũng thầm ghét vì Tả quân không cấm đạo quá gắt gao. Lê Văn Duyệt cho rằng việc cấm đạo, bắt bớ chém giết các nhà truyền giáo, giáo dân, bế môn tỏa cảng không cho người Tây phương vào giao dịch buôn bán, là một chính sách hết sức sai lầm.

Vậy cho nên, Minh Mạng không ưa những thái độ ương ngạnh đó nhưng vì uy thế,tài đức của Lê Văn Duyệt lớn quá nên nhà vua chưa thể ra tay.

Công lao

sửa

Công lao của Lê Văn Duyệt đối với người dân vùng Đồng Nai -Cửu Long thật vô cùng to tát. Đó là công khai hoang, lập ấp; làm cho một vùng rừng rậm, đầm lầy… trở nên trù phú với một nền an ninh vững chắc, bởi chiến lược bảo vệ và phòng thủ phía Nam và phía Tây rất hữu hiệu của ông. Ông cũng chính là người góp nhiều công sức cho việc đào kênh Vĩnh Tế, làm cho dân Miền Nam ít nhiều cũng có được một xã hội khá yên ổn, ấm no...Phan Thanh Giản, cũng là một vị quan có tài đức thời bấy giờ, đã thốt lên lời khen ngợi :

Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt…. Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.

Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận: Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.

Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau:

Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổng Trấn của họ.

Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng Trấn biết được cũng bị phạt rất nặng. Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông.

Tạm kết bài

sửa
  • Lê Văn Duyệt là một người có số phận khá kỳ lạ. Bản thân vốn là một cậu bé ít học, ham chơi, lêu lổng; nhờ cơ may, nhờ thời thế mà thi thố bản lĩnh. Là một người bị hoạn bẩm sinh, nhưng không vì thế mà mặc cảm, ông chỉ biết cống hiến hết tài năng, hết sức mình nên nhanh chóng trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm “vương” một cõi, vua quan đều phải nể trọng… Cả khi ông mất rồi, mộ bị san phẳng, Cấm trụ đá hài tội... Ấy vậy mà, người ta vẫn lén lút thờ cúng & hình ảnh ông luôn là vị thần hoàng hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa. Chắc có nhiều lý do, nhưng theo tôi, ai biết lo cho dân có được cuộc sống yên ổn, có được cơ hội để làm ra manh áo, chén cơm… cũng đủ để thành Thần !
  • Nếu như triều đình Nhà Nguyễn có cái nhìn cởi mở, chính sách cai trị khôn khéo trong cũng như ngoài… như ông; thì có thể Việt Nam đã sớm trở thành một nước tiến bộ, giàu mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20 rồi. Ngẫm lại, Lê Văn Duyệt thật vô cùng xứng đáng làm tấm gương để mọi người soi rồi biết nói ít, làm nhiều ; không vì lợi ích riêng mà quên dân, quên nước …

Chú thích

sửa
  1. ^ Sáu tỉnh (lục tỉnh): Theo Ðại Nam nhất thống chí, vào năm Mậu Dần (1698) chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định, thời kỳ 1790 - 1802 còn là kinh Gia Định. Năm Nhâm Tuất (1802) vua Gia Long đổi thành trấn Gia Định; đến năm Mậu Thìn (1808) đổi ra thành Gia Định gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Năm 1832 vua Minh Mạng đổi tên là thành Phiên An, năm trấn chia thành sáu tỉnh Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên là tỉnh Gia Định

Liên kết bên ngoài

sửa

Chú thích

sửa

125.234.53.249 11:43, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rongxanhag 20:47, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC) Rongxanhag 14:11, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lê Văn Duyệt có mặt trên đồng tiền của Việt Nam cộng hòa ?

sửa

Gái có nghe nói là Lê văn Duyệt cùng với Trần Hưng Đạo và Quang Trung là 3 người duy nhất được in hình trên các đồng tiền của chế độ miền Nam.Các bác có thể confirm thông tin này không?

Thân,

--redflowers 21:12, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tham khảo :[1]. Dieu2005 03:06, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC) Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:25, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng! Lê Văn Duyệt: 100đ, Nguyễn Huệ: 200đ, Trần Hưng Đạo: 500đthảo luận chưa ký tên này là của Bdt (thảo luận • đóng góp) Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:37, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn mở đầu

sửa

Tôi vừa dịch đoạn mở đầu (có bổ sung dựa trên kiến thức của mình) từ Wikipedia tiếng Anh. Mong các bạn quan tâm tới bài này cho ý kiến, sửa đổi. Tôi muốn đề cử bài này lên thành WP:GA.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 03:16, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Văn Duyệt”.