Thảo luận:Lê Đức Thọ

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Khoailangvietnam trong đề tài Nhân vật

Không có tiêu đề

sửa

Ai cũng biết từ nhiều thập kỷ nay, những việc làm sau hậu trường của ông Lê Đức Thọ được đàm tiếu quá nhiều trong dư luận. Vì thế, viết về nhân vật này, nếu chỉ phô mặt ngoài ra như trong bài viết, là chưa khách quan, và chưa cho thấy được diện mạo nhiều chiều của nhân vật. Chỉ riêng dư luận không thôi - với liều lượng không bình thường của nó - cũng đáng tóm lại một vài câu, đặt trong một phần lấy tên "Dư luận", bởi vì đọc các mục từ khác cũng thấy có khi có thông tin theo hình thức đó; mà "gợi ý" để giúp người đọc tỉnh táo cân nhắc khi đánh giá nhân vật thì không có gì là không khách quan, khi mà tài liệu chính thức chưa được bạch hóa (Nguyễn Huệ Chi, ngày 9-4-2007)

Nhưng chúng ta cũng cần phải có dẫn chứng xác đáng, thuyết phục, khi nào anh tìm được dẫn chứng thì hãy thêm vào bài viết nhé.--silvi 12:20, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng là cần phải có dẫn chứng đáng tin cậy, nếu không sẽ chỉ gây ra tranh cãi.--Bình Giang 13:05, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yêu cầu

sửa

Yêu cầu thành viên 58.187.17.236 thảo luận hãy mang nguồn dẫn chứng trước khi sửa bài vì bài này đang đi đến tình trạng các thành viên revert lẫn nhau. Ngoài ra cũng không nên xóa thảo luận khi không có lý do vì nó làm cho các người khác đọc sau đó cảm thấy khó hiểu. Mekong Bluesman 23:12, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hì, điều đó càng chứng tỏ cái cụ có tên ở đây còn lắm vấn đề. Than ôi, trắng đen hay dở phải trái khen chê đúng sai thiện ác trong cõi đời mông lung và vô định này, biết làm thế nào... Đành mượn lời cảm thán đã được trademark của Mekong: Ôi con người! Khương Việt Hà 12:52, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã treo biển {{Talkheader}}, mong các t/v như Caonguyen229 trên cũng biết đây ko phải là nơi bình luận về nhân vật.--Matsehito (Thảo luận, đóng góp) 05:33, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dư luận

sửa

Có một thành viên vô danh vừa đưa vào một đoạn nói rằng nhiều người ghét ông Thọ. Tôi tạm thời giấu đoạn này vì tác giả không đưa ra dẫn chứng. Nguyễn Hữu Dng 04:59, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lê Đức Thọ được xem như một hung thần của chế độ. Một trong những người bị chê trách nhiều nhất trong thời gian đổi mới. Mộ của Lê Đức Thọ bị quần chúng phá hoại nhiều lần vì những hành vi bị coi là "đê tiện" ông đã làm khi còn cầm quyền. Ông là tác giả vụ án xét lại mà hậu quả là làm cho nhiều người lâm vòng lao lý và chết tủi nhục. Theo nhiều nguồn tin, hiện mộ đã được bí mật dời đi nơi khác chứ không còn để ở nghĩa trang Mai Dịch. Ngay việc đặt tên đường, theo một thành viên Ủy ban Đặt tên đường phố Hà Nội cho biết, Hà Nội đã im lặng rất lâu, sau vì áp lực phải đặt một con đường bình thường, nhưng bà vợ ông đã đến đập bàn trước Thành ủy để cố giành cho ông con đường đồ sộ hôm nay. Những việc làm ấy chắc sẽ được lịch sử phán xét.
Có một người vô danh dùng IP 58.187.xx.xx đã liên tiếp phá hoại bài này. Chắc phải cấm cái loạt IP đó. Mekong Bluesman 07:56, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ông Lê Đức Thọ được trao Huân chương Sao Vàng năm nào? Newone 06:18, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ổng được trao Huân chương Sao Vàng sau năm 1986, tức là sau khi ổng nghỉ hưu.
Thân,
--redflowers 10:55, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dư luận nói nhiều lắm rồi, mà ở đây còn né tránh hay sao??????? 222.254.33.120

Gạch bỏ đoạn lăng mạ người khác. Muốn viết vào bài thì cần có nguồn dẫn chứng. Tmct 11:10, ngày 23 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lê Đức Thọ là người tài giỏi và đức độ. Trong khi hòa đàm với Mỹ để chấm dứt chiến tranh việt nam trong hội nghị Pa Ri năm 1973, nhờ đạo đức, tính kiên nhẫn và khiêm tốn của ông nên ông đã thuyết phục phái đoàn Mỹ phải nhượng bộ hoàn toàn và rút quân vô điều kiện ra khỏi miền Nam nước ta. Nhờ sự hòa giải để chấm dứt chiến tranh một cách ôn hòa như thế nên ông đã được trao tặng giải Nô Ben. Nô Ben là một giải thưởng to nhất thế giới dành cho những ai có đủ đức độ và tài năng. Ông Kít Sinh Giơ người Mỹ đã phải học lấy 2 bằng tiến sĩ mới lãnh được cái giải đó. Mấy ông Mỹ sau này cũng giỏi lắm nhưng đâu có lấy nổi giải nô ben. Ông Rắm Phèo cũng được để cử nhưng rồi đưa sang Thụy Sĩ người ta bác đơn. Thehe HCM (thảo luận) 20:00, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC) Chúng ta dã đồng ý với nguyên tắc là không dưa vấn đề chính trị vào đây. Quan điểm chính trị của từng người khác nhau vì họ đi theo những hệ tư tưởng khác nhau. Xin tôn trọng yêu cầu của trang bách khoa này. Không dùng với mục đích chính trị http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1973/Trả lời

Duy nhất

sửa

Trong bài có câu mở đầu giớithiệu như sau:

"Lê Đức Thọ (10 tháng 10, 1911 – 13 tháng 10, 1990) là người Việt duy nhất cho đến nay được tặng giải Nobel Hòa bình."

Nhưng hiện nay thì:

"Tại lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tối hôm qua ở thủ đô Oslo, Nauy, mùng 10/12 giờ Hà Nội, lần đầu tiên, tên một nhà khoa học Việt Nam được xướng lên.

Ông là TS Nguyễn Hữu Ninh, một trong số hơn 2.000 nhà khoa học danh tiếng trên thế giới được công nhận là đồng tác giả cuốn sách dày 3.000 trang về biến đổi khí hậu vừa được trao giải Nobel Hòa bình."VN tên tại lễ trao giải Nobel Hòa bình 2007 Thứ ba 11.12.2007, 10:07 Không biết chỉ là đồng tác giả thì có như Lê Đức Thọ đồng nhận giải năm 1973? Ông Nguyễn Hữu Ninh hiện có quốc tịch Việt Nam hay không chưa rõ, nhưng chắc chắn ông là người Việt rồi. Tôi muốn sửa lại từ "duy nhất" của Lê Đức Thọ thành "đầu tiên" nhưng chưa chắc chắn có chính xác, đề nghị ai biết về giải Nobel giúp dùm. Ngoài ra viết giúp bài Nguyễn Hữu Ninh.

Bánh Ướt (thảo luận) 02:18, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài báo viết sai. Giải Nobel Hòa bình được trao cho IPCC chứ không trao cho riêng 1 bản báo cáo của IPCC, có tìm mòn thông cáo báo chí của Ủy ban Giải Nobel cũng không thể tìm thấy tên ông Ninh, vì vậy không thể nói ông Ninh "được giải Nobel" (còn ông được nhắc đến trong lễ trao giải hay không thì không rõ, trong Diễn văn nhận giải không thấy nhắc đến). Vì vậy ông Ninh chưa chắc đã đủ tiêu chuẩn có bài trên wiki trừ phi ông có thành tích nào khác. Rungbachduong (thảo luận) 02:30, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ông Ninh nếu có được nhắc tên trong buổi lễ đó thì cũng là với tư cách có đóng góp vào công trình nghiên cứu của Ủy ban nói trên. Hiển nhiên ông không phải người đoạt giải Nobel. Vị trí của ông Lê Đức Thọ không có gì thay đổi. Avia (thảo luận) 03:26, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giải Nobel khi được trao cho ai hay cho tổ chức nào cũng nói rõ tên người hay tổ chức đó. Tên Nguyễn Hữu Ninh không có trong danh sách các người đã đoạt giải Nobel nên ông ta không là người đã được giải và do đó Lê Đức Thọ vẫn là người Việt Nam đầu tiên và độc nhất cho đến thời điểm này. Mekong Bluesman (thảo luận) 11:20, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xichloxichlo

sửa

"Duc độ"- có lẽ không nên dùng chữ đức độ đối với nhân vật Lê đức Thọ được vì vụ án gọi láet lại chống đảng,ông bỏ tù nhiều người mà khg mở toà án,đây là sự vị fam đạo lý và pháplý.Hơn nữa chính đồng chí của ông cũng đã thấy nhu vậy nên khg dám đặt tên ông cho một đường fố nào,dù sau này cólà vì vợ ông ta.Hơn nữẳ thử hỏi tấi sao nhândân fá mộ ông ta,và chính gia đình ông ta cũng thấy được điều đó mà fải đưa mộ đi chỗ khác.

-Tiêu chí khách quan mà người chủ trương wiki đề ra,trong các bài viết về những người như quyền cao chức trọng như Lê d Thọ,Lê Duẩn,vân vân giọng văn và lời lẽ cũng chưa thấy khách quan.Dĩ nhiên nói về những người ấy(những vị thượng đỉnh ấy)mà học trò và đàn em của họ đang cầm quyền thì nhất định khg thể ai dám vuốt râu hùm cả,cho nên đề ra tiêu chí khách quan cũng chỉ là cho có vẻ.Dược đến đâu hay đến dó. Cho nên khi người chủ trương còn xa sự kahchs quan thì cũngđừng bắt buộc những ý kiến thảo luận fải khách quan và đủ dẫn chứng,tôi nghĩ chúng ta đều hiểu ngầm có một hệ số an toàn chung.

-Nói tài năng Lê d thọ về ngoại giao như huyền thoại được truyền tụng cả thế giới,được giải Hoà bình Nôben,chính khg ai hiểu công lao của ông Thọ bằng ông ta để hiểu vì sao ông ta fải từ chối nhận giải. Xichloxichlo (thảo luận) 14:03, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

  1. Chữ "đức độ" không có trong bài, Xichloxichlo đem ra đây bàn để làm gì?
  2. Câu nào có "giọng văn và lời lẽ chưa khách quan"? đề nghị dẫn thẳng ra chứ đừng nói chung chung
  3. Câu "huyền thoại" đã có biển yêu cầu dẫn chứng đã lâu và có thể xóa nó đi bất cứ lúc nào
Xin đừng lạm dụng trang thảo luận để phát biểu các quan điểm chính trị cá nhân không phục vụ gì cho bài.
Tmct (thảo luận) 14:43, ngày 6 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

@xichlo: tiếng Việt quên mất rồi thì xin dùng một cách có lương tâm :). Tên của một loạt các nhân vật thời chiến tranh và chết vào khoảng những năm 90 như Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh được đặt cho khu vực đô thị mới phía Tây Nam Hà Nội. Chuyện này là bình thường, chả có gì là lạ, cũng như khu vực quận Hoàn Kiếm "phố cũ" cũng đặt một loạt tên các nhà văn lớn thời phong kiến hay khu vực gần khu đô thị Định Công cũng dùng một loạt tên các tướng lĩnh như Lê Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ,.... Nếu lên khu vực Nguyễn Chí Thanh thì thậm chí còn thấy một mê cung các loại Láng cơ. Phong tục đặt tên cả cụm có từ lâu rồi sao phải đem ra thắc mắc nhạt nhẽo, rồi ngụy biện kiểu post hoc làm gì? Kenshin top (thảo luận) 03:51, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đảng viên cao cấp

sửa

Ai định nghĩa hộ tôi đảng viên cao cấp là gì? Chỉ có uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên trung ương (của đCSVN) chứ không hề có khái niệm đảng viên cao cấp. Chú Sam (thảo luận) 15:53, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

khoan dung

sửa

người cũng đã đi xa, kẻ gây tội hay người hàm oan cũng không còn sống được là bao nữa. Từ xưa tới nay, trong đời sống chính trị có mấy ai mà sau khi chết không để lại tiếng xấu đâu. Các bác cố gắng lượng thứ cho người ta đi thôi, có lòng khoan dung thì mọi thứ mới tốt lên được. Nhân đây cũng mong các đồng chí đang đương quyền đương chức thấy tấm gương của Đồng chí Thọ mà làm việc cho công minh, đừng để bị lưu tiếng xấu! Thohuu159 (thảo luận) 09:34, ngày 22 tháng 11 năm 2010 (UTC) 9XvietnamTrả lời

Đọc Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên rồi sẽ rõ ông ta khoan dung đến mức nào mà được đề cử giải Nobel hòa.Nguyenvu.707 (thảo luận) 19:54, ngày 27 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hình

sửa

Hình ông Thọ hơi to so với bài, bạn nào biết cách chỉnh nhỏ lại cho cân xứng cái. 58.186.247.3 (thảo luận) 06:19, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tiểu sử

sửa

Đây là diễn văn đọc trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Đức Thọ:

Ngày sinh của Lê Đức Thọ

sửa

Trong gia phả họ Phan của Lê Đức Thọ ghi,Lê Đức Thọ sinh ngày 11 tháng 11 năm Tân hợi, Dương lịch là 30 tháng 12 năm 1911.thì phần tiểu sử ghi là 10 tháng 10 năm 1911 thì số ngày này lấy ở đâu ra.nếu mà lấy ngày âm lịch làm ngày sinh nhật mình mà không biết rõ Dương là ngày bao nhiêu ,thì ngày sinh là 11 tháng 11 chứ sao lại lấy ở đâu ra ngày 10 tháng 10 được, trong khi đó gia phả họ Phan còn ghi ngày Dương là 30 tháng 12 năm 1911 sao không lấy lại ngày 30 tháng 12 cho Đúng thảo luận quên ký tên này là của 8.37.225.89 (thảo luận • đóng góp).

Bạn có thể dẫn ra một số nguồn?  jan Win (tl~đg) 06:12, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nếu cần thì để cả 2 ngày cho chắc, có nhiều nhân vật khai trên báo ngày 1 đằng hồ sơ một nẻo đều để cả 2 ngày, wikipedia không bắt buộc phải xóa ngày này để ngày kia. Tuanminh01 (thảo luận) 06:13, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tạp chí cộng sản ghi rõ ngày sinh LĐT là 10-10-1911, báo NLĐ cũng vậy. Tuanminh01 (thảo luận) 06:21, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời


Nhân vật

sửa

Ngày xưa mấy tay nhà nho cũng bỉ bôi T Thủy Hoàng, nên mới có chuyện dân gian ghét Tần T Hoàng, chứ ông vua này đâu có ác độc gì. Các hoàng tộc các nước vẫn sống sờ sờ đấy thôi.

Ông Thọ, về phuơng diện chính trị, thì làm mấy ông nhà văn ghét, nên cứ nói 1 chiều. Còn về chính trị, ông ấy cùng với ông Diệm đã có công thống nhất đc Việt Nam. 300 năm nữa, Lê Duẩn và ông ta sẽ nổi danh như Lê Thánh Tông bây giờ vậy.

Khoailangvietnam (thảo luận) 09:24, ngày 3 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lê Đức Thọ”.