Thảo luận:Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Wildhorse0509 trong đề tài Giống truyền thuyết

Untitled

sửa

Bài này không có nội dung, mà chỉ có một số hình ảnh. Đề nghị xóa. Nguyễn Hữu Dng 00:32, 19 tháng 8 2006 (UTC)

Có thể dùng bản đồ này minh họa bài khi có nội dung.
Tập tin:Nam tien.png
.

Mục đích

sửa

Tôi muốn biết mục đích của bài này. Tại sao nó không là một phần của bài Lịch sử Việt Nam hay Địa lý Việt Nam. Một người bình thường gõ vào ô tìm kiếm các từ thông dụng như "địa lý" hay "lịch sử" -- ít người gõ "lãnh thổ qua từng thời kỳ". Mekong Bluesman 06:43, 19 tháng 8 2006 (UTC)

Một lần nữa tôi muốn biết mục đích của bài này. Ai sẽ tìm ra nó? Tại sao nó không là một phần của bài Lịch sử Việt Nam hay bài Địa lý Việt Nam? Hiện giờ nó là một "trang mồ côi", đứng một mình mà không có trang nào liên kết đến nó. Mekong Bluesman 02:06, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chinh phục

sửa

Các triều đại phong kiến của Việt Nam đã lần lượt chinh phục và khai phá về phía Nam.

Không nên dùng từ chinh phục, tôi thấy các bạn thích dùng từ này ở các bài lịch sử khác. Chinh phục có nghĩa là đem quân đi xa đánh làm người khác nằm mọp xuống chịu thua hoặc đánh cho họ quỳ gối đầu hàng. Bạn nào giỏi chữ Hán xem lại từ nguyên chữ phục có đúng không?

Từ khai phá cũng không nên dùng, đâu phải đất vô chủ đâu mà khai mở? Tuy rằng thực tế phát triển của con người giai đoạn đó là mạnh được yếu thua nhưng ca ngợi hoặc hợp thức hóa quá trình đấu tranh sinh tồn đó là không hợp với tính trung lập.

Tôi không thể sửa hết các từ này nên đề nghị các bạn thảo luận, thống nhất và tự sửa khi gặp các trường hợp này.

Meomeo 04:23, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Theo tôi thì không đến mức tai hại như vậy. Sự phát triển của ngôn ngữ vốn thay đổi khá nhiều nguyên ngữ của nó. Tương tự vậy, từ "Chinh phục" ngày nay thường được dùng để chỉ sự vượt lên chiếm ưu thế và khả năng khống chế của một bên đối với bên còn lại, như "Chinh phục thiên nhiên" chẳng hạn.
Còn chuyện khai phá, thì tôi vốn là gốc lưu dân. Tổ tiên tôi "khai phá" miền Nam và truyền lại cho con cháu. Khi đó, ở miền Nam, người Khmer rất ít, vốn lại sống tập trung thành phum sóc, người Việt tuy có hợp thành làng xã, nhưng canh tác trên vùng đất lớn hơn nhiều, trong khả năng họ có thể cải tạo đất. Sinh sống vốn tự sinh tự diệt, vốn chẳng có chính quyền nao hỏi thăm hay khẳng định chủ quyền cả (hoặc rất ít). Có lẽ, người Việt về sau đông hơn, chính quyền Việt chú ý "thăm hỏi" nhiều hơn nên biến vùng đất Phù Nam xưa, về danh nghĩa thuộc Chân Lạp, thực tế lại thuộc về người Việt.
Bring Vietnam to the world 05:59, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Từ chinh phục còn có nhiều nghĩa khác nữa chứ: chinh phục nàng, chinh phục độ cao, khoảng cách, kỷ lục ... nhưng chinh phục nước khác thì cần xem lại nguyên nghĩa, tôi hiểu bạn đã có cách hiểu khác tôi, như vậy cũng tốt, chờ xem có thành viên nào hiểu giống như tôi hoặc bạn rồi ta sẽ bàn tiếp từ này.
Từ khai phá của bạn e hơi chủ quan, cha ông bạn chỉ khai phá từng miếng đất nhỏ chứ không khai phá miền Nam. Bạn cứ chờ đó có thành viên khác sẽ nêu dữ liệu từ sách sử để chứng minh từ khai phá bạn dùng là đúng hay sai. Luôn tiện nói luôn hiện chúng ta hay dùng từ khai hoang từ này theo tôi cũng chẳng nên dùng nữa. Bạn cứ hỏi người biết chữ Hán mà xem từ hoang có nghĩa là gì, e rằng bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn vì sự phát triển của ngôn ngữ.
Meomeo 10:26, 22 tháng 8 2006 (UTC)

"Chinh phục" + "Khai phá" đều đúng với tiến trình lịch sử của tộc Việt và cũng phù hợp với tiến trình lịch sử của mọi dân tộc khác, có tính phổ biến toàn cầu. Không chinh phục sao có khái niệm "mang gươm đi mở cõi" (Từ thuở mang gươm đi mở cõi, trời Nam thương nhớ đất Thăng Long, thơ Huỳnh Văn Nghệ) và sự tiêu vong của nhiều quốc gia khác Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp trên lãnh thổ Việt Nam bây giờ, không khai phá sao có thể dựng mốc chủ quyền trên hàng loạt hòn đảo vô chủ ngoài biển Đông và biến những vùng đồng bằng hoang hóa Nam Bộ thành nơi có người ở. Xin hãy nhớ, chinh phục và khai phá là những khái niệm có tính lịch sử, chỉ tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX và khi bản đồ thế giới đã được vẽ cơ bản với sự hỗ trợ của vệ tinh và những cuộc hải hành, khi Liên hợp quốc ra đời, ko thể còn khái niệm này nữa nếu ko muốn bị coi là "xâm lược".Khương Việt Hà 07:40, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nam tiến

sửa

Tôi thấy nội dung phần Nam tiến này không ổn.

Hiện nay trong phần này chỉ có liệt kê những lần Việt đánh Chiêm, mà không hề có thông tin gì khác (ví dụ, lấy lí do gì để đánh, đánh xong thì lấy những vùng đất nào.) Vì có những lần đánh nhưng không lấy đất, có lần không đánh thành chiến dịch nhưng lại lấy rất nhiều đất (thời các chúa Nguyễn lấn bằng đồn điền chẳng hạn). Nếu theo phong cách liệt kê này thì nên hiểu những lần Chiêm đánh ra Bắc (có lần đốt cả Thăng Long) là thế nào?

Tmct 20:18, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Vì bài Nam tiến đã có nội dung chi tiết tiến như thế nào. Nên tôi đề nghị phần này chỉ nên liệt kê theo thứ tự thời gian: năm/đời vua nào đã tiến vào đến đâu. Tmct 20:20, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Cũng không rõ thời kỳ vua Minh Mạng triều Nguyễn đã đô hộ Lào và Campuchia thế nào. Nghe nói người Pháp đã cắt một phần đất có nhiều người Việt khai phá ở ven vịnh Thái Lan sang địa giói Campuchia để dễ quản lý hành chính?Meomeo 04:07, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Lào thì tôi không được biết, nhưng năm 1835, Minh Mạng cho đổi đất bảo hộ Chân Lạp thành Trấn Tây thành, sát nhập vào Đại Nam. Tuy nhiên chỉ 5 năm sau thì Thiệu Trị phải trả lại đất cho người Chân Lạp.
Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Ang Ton II lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Ang Ton tặng riêng Mạc Thiên Tứ, khi đó là Tổng binh trấn Hà Tiên, lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc. Về sau, phần lớn khu vực này người Pháp cắt trả sang Campuchia, chính là các tỉnh giáp giới Kiên Giang ngày nay. Đó cũng là lý do vì sao đảo Phú Quốc lại nằm tuột vào trong lãnh hải của Campuchia.
Bring Vietnam to the world 17:03, 30 tháng 10 2006 (UTC)

nói về vùng lãnh thổ giáp giới Trung Hoa

sửa

Theo tôi, nên thêm vài chi tiết về việc Nước Việt cũng bị mất một số vùng không nhỏ đắt đai cho Trung Hoa trong lịch sử mở rộng bờ cõi. LĐ

LĐ muốn nói về đảo Hải Nam? 203.160.1.47 02:23, 31 tháng 10 2006 (UTC)
Đảo Hải-nam chưa bao giờ thuộc nước Việt. Còn về việc đảo Hoàng-sa thì bài này ghi năm 1976 Việt-Nam chiếm lại một phần!? Viết vậy e là sai vì Trung-cộng đến nay vẫn chiếm đóng quần-đảo này toàn-phần. Duyệt-phố 07:08, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mà ngay cả khái niệm nước Việt cũng mù mờ, thế nào mới là nước Việt? Còn nếu nói dân tộc Việt, thuộc các chủng Bách Việt, thì đảo Hải Nam cũng từng là lãnh địa của người Việt. Thêm vào đó, nếu nói cái mất thì...có lẽ cũng nhiều đấy (Nam Quan? Bản Giốc? Lão Sơn? Hoàng Sa? Trường Sa?), nhưng trong khi chưa có tài liệu nào được bạch hóa thì cứ bình tĩnh. Tôi lấy ví dụ, Trường Sa được Việt Nam khẳng định chủ quyền toàn bộ quần đảo (nhưng chính khái niệm "toàn bộ quần đảo" đã chưa ổn). Thêm vào đó, nhiều đảo ta chưa dựng được mốc, chưa cho người ra đó ở, thì sẽ có kẻ khác ra...khai phá và hình như điều này cũng phù hợp với lịch sử lập quốc của nhiều quốc gia? (tôi nói một cách giả định) Khương Việt Hà 07:45, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên bài

sửa

Bài này hình như không nói về lãnh thổ Việt Nam trước thời kỳ Ngô Quyền? Vậy thì, hoặc là viết thêm, hoặc là đổi tên bài đi cho sát hơn? Newone 10:00, 30 tháng 10 2006 (UTC)

Đúng là thiếu, sẽ được bổ sung.--Trungda (thảo luận) 14:55, ngày 26 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

lãnh thổ của các bộ tộc người việt chúng ta trước đây chính là phần lớn lãnh thổ trung hoa bây giờ(tôi tìm được thông tin này trong bài giảng của tiến sĩ văn hóa của một trường đại học), con những phần lãnh thổ bị mất thì khác, thế hệ đi sau vẫn phải biết rằng lãnh thổ đó là của ngươi việt để chúng có ý thức hơn với dân tộc mình

Đề nghị chọn hình bổ sung

sửa

Hiện nay chúng ta có một số hình bản đồ Việt Nam qua nhiều thời kỳ thuộc PVCC mà không được xài. Mời các bạn quan tâm chủ đề này sử dụng các hình này ở nơi hợp lý để tăng tính thuyết minh, vì hình đã quá lâu không dùng Hình:Nha Tran.png, Hình:Phap thuoc.png, Hình:Trinh Nguyen.png, Hình:Tam Quoc.png. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:29, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Giống truyền thuyết

sửa

Bài viết hầu như ko có nguồn trích dẫn, hầu hết là từ suy diễn của các "tác giả". Mấy tấm hình cũng rất lố bịch, hầu hết đều là sản phẩm "made in tự tui" đc chỉnh sửa từ bản đồ hiện đại chỉ để thỏa mãn cái tâm lý tự ti và tự sướng các editor. Bản tính tự ti lẫn tự sướng, chỉ có ở người Việt, cụ thể là dân Bắc Kỳ.

Bài viết hầu như ko có nguồn trích dẫn, hầu hết là từ suy diễn của các "tác giả". Mấy tấm hình cũng rất lố bịch, hầu hết đều là sản phẩm "made in tự tui" đc chỉnh sửa từ bản đồ hiện đại chỉ để thỏa mãn cái tâm lý tự ti và tự sướng các editor. Bản tính tự ti lẫn tự sướng, chỉ có ở người Việt, cụ thể là dân Bắc Kỳ.

1. Bạn có những nguồn tư liệu lịch sử nào, hình ảnh bản đồ nào để chứng minh các thông tin trong bài là sai thì hãy đưa ra. Đây là Wikipedia mà, bạn có quyền cung cấp tư liệu để xây dựng nội dung. Ngoài ra, bạn có đề xuất gì cho bài viết này, sửa như thế nào thì chính xác, nguồn ở đâu, nội dung của nó có trùng lặp hay nên được sáp nhập vào trang nào khác không?
2. "Bản tính tự ti lẫn tự sướng, chỉ có ở người Việt, cụ thể là dân Bắc Kỳ." => Ý bạn là sao? Chỉ có dân tộc Việt mới có bản tính tự ti lẫn tự sướng sao, thế bạn là dân tộc gì cho mình biết được không? Dân tộc bạn là dân tộc gì mà lại có một người hành xử cái kiểu thượng đẳng, coi mình là tốt đẹp nhất như bạn thế? Tại sao lại phải cụ thể là dân Bắc Kỳ, thế Trung Kỳ - Nam Kỳ không có người dân tộc Việt à?
Lạ nhỉ. Vào Wikipedia rồi mà nói một câu góp ý đàng hoàng, lịch sự, có ích cũng không xong. Không thấy đưa ra đề xuất, dẫn chứng gì cả. Chỉ có công kích và miệt thị vùng miền là nhanh.Wildhorse0509 (thảo luận) 08:12, ngày 4 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Hỏi

sửa

Chào bác Doãn Hiệu

Trong bài có chú thích sách Đào Duy Anh, không biết có phải bác là người thêm vào không. Có 2 quyển, 1996 và 2005, không rõ chú thích là của quyển nào hở bác? ٥ (thảo luận) 01:13, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Chú thích này là Thành viên:Duyệt-phố biên tập trong sửa đổi này. Bạn ٥ hỏi bác ấy nhéǃ Doãn Hiệu (thảo luận) 08:10, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bác nhé ٥ (thảo luận) 15:17, ngày 7 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời
cuốn 1996 như đã ghi trong thư-mục – Duyệt-phố (thảo luận) 04:41, ngày 12 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Nhà Mạc cắt đất cho nhà Minh. Nhà Lê trung hưng và Chúa Trịnh có làm tương tự không?

sửa
 
Ức Trai di tập, Quyển 6 trang 15-18, địa dư chí viết về Hưng Hóa và Tuyên Quang.

Trong Ức Trai di tập, quyển 6 trang 15-18. bản dịch trang 786. các tác giả đã chép trong phần phụ lục về việc mất 6/10 châu thuộc phủ An Tây trấn Hưng Hóa rằng Thanh Đô Vương (Trịnh Tráng (nhiệm kỳ 1623-1657)) sai sứ cầu phong tại triều Minh (Chu Do Lang (nhiệm kỳ 1646-1662)). Người Minh cũng theo ý phong cho chức Phó Quốc vương. Khi giống người Minh bị thua giống người Thanh, phải thiên ra ở Long Châu, nhà Minh sai sứ xin các châu Hưng Hóa (khoảng năm 1646-1657). Vương (Trịnh Tráng) cho. Thế là một nửa trong 10 châu đóng thuế cho Minh đặt thành huyện Kiến Thủy. Khi người Minh bị thua, người Thanh cứ chiếm giữ lấy. Từ đó (Đại Việt) ta mất (những châu này). – Doãn Hiệu (thảo luận) 02:40, ngày 27 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Địa chí tỉnh Lạng Sơn trang 288-289., thì các cuộc đi sứ Trung Quốc sau cuộc đi sứ khảng khái hy sinh bảo vệ độc lập dân tộc dân tộc của Giang Văn Minh, đến khi nhà Thanh thực sự nắm quyền trên toàn cõi Trung Hoa là
  • ̈Năm 1637: Hai sứ thần Nguyễn Duy Hiểu, Giang Văn Minh sang cống nhà Minh.
  • Năm 1646: Nguyễn Nhân Chính đi đường biển sang Nam Minh cầu phong, lúc về đi đường bộ.
  • Năm 1647: sứ Nam Minh là Phan Kỳ và Lý Dụng Tiếp mang sắc thư, theo Nguyễn Nhân Chính tới Lạng Sơn sắc phong.
  • Năm 1663(?): Hồ Sỹ Dương, Nguyễn Danh Thực lên Lạng Sơn nhận sắc dụ của nhà (Nam Minh?) Nhà Thanh.

Doãn Hiệu (thảo luận) 03:55, ngày 27 tháng 2 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ”.