Thảo luận:Khoa học kỹ thuật
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
sửaCho tôi hỏi một chút, ngành (hoặc bộ môn, khái niệm) "khoa học kỹ sư" này hình như không có ở Việt Nam mà chỉ có ở nước ngoài ? Casablanca1911 05:18, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Bên tiếng Anh Engineering dịch là kỹ sư hay nghề của kỹ sư làm về lĩnh vực kỹ thuật của khoa học và công nghệ. còn Engineer science mới là khoa học kỹ sư, thực sự là tôi chưa bao giờ nghe thấy cái tên này (tiếng Việt) không biết là ở đâu đã gọi cái tên này ?---203.160.1.48 06:11, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Tốt nhất là dịch từ Anh sang: phần định nghĩa vì viết khó hiểu không khoa học.--203.160.1.48 06:19, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Tên bài đã không đúng, làm quái gì có "khoa học kỹ sư". Còn liên kết sang các ngôn ngữ khác cũng chẳng chính xác. Bên tiếng Anh là Engineering nhưng ở đây định nghĩa Engineering is the application of scientific and technical knowledge to solve human problems, đây đâu phải là Khoa học kỹ sư là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm. Hm! Lại "sáng tạo" rồi. An Apple of Newton thảo luận 13:21, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Tốt nhất là dịch từ Anh sang: phần định nghĩa vì viết khó hiểu không khoa học.--203.160.1.48 06:19, 7 tháng 9 2006 (UTC)
- Hình như bài này dịch từ tiếng Đức. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:05, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tựa của bài này phải là "Các ngành kỹ thuật" (Engineering) hay "Kỹ thuật" mới đúng. Khoa học gia (scientist) nghiên cứu khoa học (science), và kỹ sư (engineer) làm các ngành kỹ thuật (engineering). QT 14:19, 7 tháng 9 2006 (UTC)QT
Khoa học kỹ sư dẫn xuất từ khái niệm tiếng Đức Ingenieurwissenschaft, có thể dịch là khoa học kỹ thuật hoặc khoa học kỹ sư. Mình dùng từ kỹ sư thay cho từ kỹ thuật để nhấn mạnh vai trò con người trong phạm vi các ngành khoa học này.
Ở Việt Nam hay dùng khái niệm các ngành kỹ thuật, có thể do thói quen ngôn ngữ tiếp cận từ thực tế. Các ngành của Việt Nam vì thế cũng ít có tính khoa học. Các bạn thử xem ở Việt Nam có bao nhiêu ngành kỹ thuật nào mà Việt Nam tự áp dụng các khoa học tự nhiên để phát triển thành sản phẩm chưa. Nền giáo dục phổ thông của mình rất chú trọng vào khoa học tự nhiên, trong khi phần ứng dụng (khoa học kỹ sư) lại thường nhập bên ngoài hoặc mượn các chuyên gia bên ngoài. Lê Bình Tâm 09:33, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Lỗi dịch thuật
sửaIngenieurwissenschaft(Đức)-Engineering science -Khoa học Kỹ thuật đây là lỗi dịch thuật. Cần đổi lại tên cho chính xác.--Bùi Dương 11:55, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Ô hay, đã bảo chủ ý của tác giả là nhấn mạnh KỸ SƯ, kỹ sư thay cho từ kỹ thuật để nhấn mạnh vai trò con người trong phạm vi các ngành khoa học này, sao lại bảo sai được, sao lại bảo là lỗi dịch thuật được? Lê Bình Tâm 21:48, 8 tháng 9 2006 (UTC)
- Lê Bình Tâm nên tìm hiểu là cụm từ "khoa học kỹ sư" không có trong tiếng Việt. Thí dụ, khi dùng Google cho từ khoá "khoa học kỹ sư" thì chỉ có khoảng 160 hit, trong đó chỉ có vài nơi dùng từ "khoa học kỹ sư" và tất cả hơn 150 hit còn lại là nói về "khoa học" và/hay "kỹ sư".
- Phân tích Hán-Việt sẽ thấy chữ "sư" dùng để chỉ người (thí dụ, giáo sư, dược sư và kỹ sư) nên khó dùng để chỉ một ngành học được.
- Đến thời điểm này tôi nghĩ là bài đã rõ là một ngành học để đào tạo các kỹ sư (engineer, Ingenieur, ingénieur) và ngành này có tên là "Khoa học kỹ thuật" trong tiếng Việt (engineering sciences trong tiếng Anh, Ingenieurwissenschaft trong tiếng Đức, Science de l'ingénierie trong tiếng Pháp...).
- Lê Bình Tâm có thể nghĩ là "khoa học kỹ sư" là "nhấn mạnh" hay "đúng" hơn nhưng khi từ đó không hiện hữu thì làm sao người đọc tìm được bài này?!!
- Do đó, tôi đền nghị đổi tên bài này thành "Khoa học kỹ thuật" và trong bài giải thích đây là môn khoa học để đào tạo kỹ sư.
- Mekong Bluesman 23:28, 8 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cũng đồng ý đổi tên bài thành "khoa học kỹ thuật". Casablanca1911 06:06, 11 tháng 9 2006 (UTC)
- Đồng ý đổi tên như vậy. An Apple of Newton thảo luận 10:39, 11 tháng 9 2006 (UTC)
Nên đổi "Khoa học kỹ thuật" thành "Công học"
sửaTôi xin đề nghị, đổi "Khoa học kỹ thuật" thành "công học" vì bởi lẽ:
1) Trong tiếng Việt chúng ta có từ "nông học" có nghĩa là ngành học nghiên cứu để khai phát và áp dụng khoa học, kĩ thuật trong nông nghiệp. Vì thế ở đây, với bài viết này, sau khi tham khảo wiki Anh ngữ và Nhật ngữ, tôi xin đề xuất sử dụng từ "Công học" thay cho "khoa học kỹ thuật". Vậy thì ý nghĩa của từ công học ở đây sẽ được hiểu là:"ngành học nghiên cứu để khai phát và áp dụng khoa học, kỹ thuật vào trong công nghiệp." 2) Và định nghĩa phần mở đầu của bài viết, theo tôi chưa hợp lý chặt chẽ lắm. Tôi xin trích dẫn nguyên văn ra đây để phân tích chỗ không hợp lý đó. Đây là nguyên văn phần đó:"Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng (bao gồm cả khoa học trắc địa), khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật.". Lý do để nói định nghĩa này chưa chính xác đó chính là sự hiểu biết của tác giả về nghĩa của từ "khoa học". "Khoa học" nói một cách nôm na nghĩa là kiến thức, cách thức kiến giải về sự vật hiện tượng trong thế giới này, dựa vào những bằng chứng xác thực và lý luận lô-gic (tôi thêm vào một chút để phân biệt với tôn giáo). Có thể nói không có "khoa học" phát triển kỹ thuật, và cũng không có "khoa học" nào thiết kế sản phẩm cả, mà chỉ có khoa học được ứng dụng để phát triển kỹ thuật và để thiết kế sản phẩm. Vậy thì ngành khoa học sẽ được hiểu là 1 nhóm kiến thức, cách thức kiến giải hiện tượng. 3) Theo định nghĩa thì ngành khoa học có liên quan tới phát triển kỹ thuật và thiết kế sản phẩm có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên là ngành này. Vậy thì, việc thiết kế 1 cái áo cũng sẽ là được coi là ngành này? Bởi vì muốn thiết kế 1 cái áo cũng phải ứng dụng kiến thức khoa học tự nhiên như: kiến thức về chất liệu vải, kiến thức về hình thể...
Với 3 lí do trên, tôi xin đề nghị đổi tên bài viết thành "CÔNG HỌC" và đổi lại định nghĩa như sau:
Công học là ngành học hay là học vấn nghiên cứu về việc ứng dụng khoa học để khai phát kỹ thuật trong công nghiệp. Và thay cho "khoa học kỹ thuật xây dựng" thì nên đổi lại thành "công học xây dựng", "khoa học chế tạo máy" thì là "công học chế tạo máy"...
Nguyen mt (thảo luận) 11:28, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Nguyen_mt
- Xin bạn cho biết một tài liệu có uy tín nào sử dụng cách dịch "công học". Tạm thời thì bài Công học sẽ bị xóa vì trùng lặp với bài này. Ctmt (thảo luận) 13:56, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)