Thảo luận:Khai thác mỏ bô xít

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Tranletuhan trong đề tài Khái niệm
Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Cần thêm các tiểu mục của phần tác động môi trường.

Chú thích cần bổ sung

sửa

Đầu tiên phải nói ngay rằng những phần trên có dấu đòi bổ sung chú thích đều xác đáng vì theo đúng tinh thần Wiki việc đưa những chú thích đó không chặt. Có thể nói phần chú thích đa phần là từ chính kinh nghiệm của cá nhân tôi. Cụ thể đi vào từng phần như sau:

  1. Khoảng 95% lượng bauxite được khai thác trên thế giới đều được dùng để luyện thành nhôm: Câu này là dịch từ Wiki tiếng Anh ra.
  2. đòi hỏi một lượng điện năng tiêu thụ rất lớn: câu này từ thực tế điện phân nhôm mà ra. Ai làm công tác này cũng đều biết như vậy cả.
  3. khó để phủ cây trên khu vực này: câu này từ thực tế làm công tác phục hồi môi trường mỏ mà ra;
  4. việc xây dựng mô hình toán học để chứng minh nước tràn sẽ chỉ là nước mưa: câu này từ thực tế công tác của tôi mà ra; bạn ăn lương của chủ mỏ vậy bạn phải chứng minh những gì mà chủ mỏ yêu cầu; nếu bạn đã xây dựng một mô hình toàn nào thì bạn đều "ngầm" biết rằng chúng không khách quan như được trình bày trên giấy mà đều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người dựng mô hinh, của người chọn số liệu v.v...
  5. sẽ không hoàn toàn phục hồi môi trường và giờ đây vấn đề ô nhiễm lưu vực sông sẽ không còn được các nhà môi trường mỏ của công ty khai thác quan tâm đến nữa nhưng hiệu quả hơn về mặt kinh tế).: nếu bạn để phủ nước, tức là giống như khi vận hành mỏ đang làm thôi; khai thác xong rồi bạn chả cần phải làm gì cả; và như vậy chủ mỏ sẽ tiết kiệm được tiền hơn; nếu luật đòi hỏi bạn phải phủ đất và trồng cây, thì như vậy chủ mỏ phải bỏ nhiều tiền hơn để làm chuyện đó và do đó chi phí ngoại sinh (chi phí nằm bên ngoài chu trình vốn thông thường và sẽ không có chi phí này nêu các lực tác động bên ngoài không yêu cầu)sẽ lớn hơn và việc trồng cây và để cây sống không dễ tức đòi hỏi nhiều tiền hơn;
  6. không thực tế với thực hành khai thác và môi trường mỏ : ở đầu bất cứ một luật nào đều có phần giải thích các thuật ngữ luật pháp nhưng trong Luật Môi trường Việt nam không giải thích khái niệm phục hồi môi trường; nếu bạn liện lạc với Cục Địa chất và Khoáng sản hay Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định Môi trường để tìm hiểu thêm các văn bản dưới luật thì đều thấy không đề cập gì đến vấn đề này; nếu bạn hỏi trực tiếp một quan chức nào ở các cơ quan trên thì sẽ nhận được trả lời chung chung là khái niệm này được hiểu như trên thế giới hiểu, được hiểu như các nhà môi trường hiểu; có nghĩa là phục hồi nguyên trạng (hoàn nguyên môi trường) như lúc trước; nhưng thực tế khai thác mỏ trên thế giới (tôi đã từng làm công tác này và do vậy có tìm hiểu chuyện này)là không phải như vậy; ở nhiều nước việc phục hồi môi trường trong công tác mỏ được luật hóa chặt chẽ ; ở những nước khác việc này được giao kết chặt chẽ giữa bên khai thác mỏ và cộng đồng địa phương ; về bản chất thì không thấy có ở đây nó lại giống như ban đầu được; như khu vực cư trú quăng đuôi dù phủ đất hay phủ nước (hiện giờ công nghệ thế giới chỉ như vậy thôi) cũng đều không hoàn toàn như xưa.
  7. trên các sa mạc: câu này từ thực tế thực hành ở các công ty bên đó mà tôi có biết.

Freelance (thảo luận) 05:03, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC). --Kansai/Osaka (thảo luận) 07:22, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Khái niệm

sửa

Có thể thay cách định nghĩa "Khai thác mỏ bauxit là việc khai thác mỏ khoáng sản chứa bô xít." bằng cách khác cho rõ ràng hơn được không? --โดราเอมอน 15:44, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC)

Tạm thời là như vậy, chư có thời gian để đưa vào khái niệm chính xác--Kansai/Osaka (thảo luận) 15:50, ngày 16 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Khai thác mỏ bô xít”.