Thảo luận:Kỷ băng hà (loạt tác phẩm hư cấu)

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Tiêu đề

Tiêu đề

sửa

Không hiểu lắm về từ "nhượng quyền" trong trường hợp này?  PHONG  pháo thủ  23:10, ngày 28 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chắc là dịch máy móc từ "franchise". Trong ngữ cảnh này từ này không có nghĩa là "nhượng quyền" mà có nghĩa là "The loose collection of fictional works pertaining to a particular universe, including literary, film or television series from various sources" (một tập hợp các tác phẩm tưởng tượng về một thế giới nào đó, ví dụ một series văn học, điện ảnh, hay truyền hình từ nhiều nguồn khác nhau). NHD (thảo luận) 19:06, ngày 29 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Xin chào @Phong phaothu @DHN @P.T.Đ. "Franchise" là một thuật ngữ trong kinh doanh, bên ta hay dịch là "nhượng quyền thương mại" hoặc "nhượng quyền kinh doanh", mọi sách tham khảo chuyên ngành đều dịch như vậy. Tôi không nghĩ rằng đổi tên bài thành "bộ tác phẩm tưởng tượng" lại đủ ngắn gọn. Chi tiết mời các bạn xem tại bài viết Nhượng quyền kinh doanh (tiếng Anh: Franchising). Và liệu có thể đổi lại tên bài thành Kỷ băng hà (nhượng quyền) hoặc Kỷ băng hà (nhượng quyền kinh doanh) được không? :< NXL (thảo luận) 10:13, ngày 7 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chào NXL, mình không nghĩ trường hợp này dịch "nhượng quyền" là phù hợp, từ franchise cũng có kha khá nghĩa, trong đó có nghĩa như DHN đã nêu. Mình thấy trường hợp này tựa tựa như vũ trụ siêu anh hùng Marvel, hay vũ trụ tưởng tượng Star Wars (như ví dụ trong Wiktionary), gồm một tập hợp các tác phẩm đa dạng bổ túc nên một không gian tưởng tượng, trong đó có các nhân vật, sự kiện đặc trưng. Cũng vì lý do đó, mà mình đã đổi chữ "nhượng quyền" lúc đầu trong bài Ty thể thành "vũ trụ tưởng tượng" như hiện nay. Còn bài Kỷ băng hà dùng từ "vũ trụ tưởng tượng" thì có vẻ to quá, không gian phim lại khá hẹp nên dùng sát nghĩa gốc chút là "bộ tác phẩm tưởng tượng". P.T.Đ (thảo luận) 11:38, ngày 7 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Cảm ơn @P.T.Đ. Nếu vậy cần thống nhất cách đặt tên bài vì hiện tại có rất nhiều franchise điện ảnh hẹp hẹp như Kỷ băng hà (VD Kung Fu Panda, How to Train Your Dragon...) và đều được gọi chung bằng thuật ngữ "nhượng quyền truyền thông". Nhiều ý kiến quá thật chả biết nên dịch thế nào cho đúng. NXL (thảo luận) 17:48, ngày 7 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Theo đề nghị của @P.T.Đ, thôi xin mạo muội nhảy vào đóng góp ý kiến. Trang en:franchise liệt kê một loạt nghĩa của từ này, trong đó có franchising là nghĩa mà giới kinh doanh Việt Nam dùng khái niệm Nhượng quyền kinh doanh để gọi. Và đương nhiên cách gọi nhượng quyền kinh doanh là dịch ý chứ không phải dịch theo từ nguyên. Trong trang en:franchising khi giới thiệu về nguyên từ của franchise có nói: The word "franchise" is of Anglo-French derivation—from franc, meaning free—and is used both as a noun and as a (transitive) verb. nghĩa là Từ "franchise" bắt nguồn từ từ franc là một từ Anglo-French, nghĩa là free-và được sử dụng với tư cách là một danh từ và một (ngoại) động từ. Ở đây ta thấy, franchise có nguồn gốc từ từ franc nghĩa là free; trong khi nhượng quyền kinh doanh không hề liên quan gì tới free hết. Như vậy, ta có thể khẳng định chắc chắn rằng nhượng quyền kinh doanh chỉ là một lối dịch nghĩa (dịch dựa vào ý nghĩa mà từ franchise biểu thị) chứ không phải dựa trên mặt chữ mà dịch.
Ở trang en:franchise liệt kê một loạt khái niệm mà franchise có thể có nghĩa, trong đó có en:media franchise là khái niệm không hề liên quan gì đến nhượng quyền thương mại cả. Nên ta có thể bỏ nỗi ám ảnh của từ nhượng quyềnthương mại ra khỏi đầu khi dịch khái niệm media franchise này. Các thành viên @NHD và @P.T.Đ có lẻ đã đồng quan điểm với tôi về ý này. Còn việc đề xuất ra một lối dịch hợp lý có lẻ tôi phải suy nghĩ thêm. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 18:32, ngày 8 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Chữ franchise ở đây là "media franchise." Tôi nghĩ nên dịch là "loạt phim" hoặc "bộ phim." Không cần phải chế từ ngữ mới cầu kỳ. Dịch vậy vừa đủ nghĩa và dễ hiểu rồi. Nguyentrongphu (thảo luận) 22:39, ngày 8 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Có lẻ tôi tán thành với lối dịch của @Nguyentrongphu khi bạn đề nghị dịch là "loạt phim". "Loạt phim" vừa nói lên nó là một sê-ri phim, vừa có thể chứa hàm ý các phim trong "loạt" đó có một cái gì đó chung. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với cách dịch "bộ phim" và bạn Phú đề nghị. Bởi theo cách hiểu thông thường, bộ phim, là một phim có nhiều tập, tạo thành một "bộ". Trong khi đó, một sê-ri phim, hay một "loạt phim" là nhiều phim riêng rẽ. Các "tập" trong "bộ phim" có mối liên hệ chặt chẽ, các tình tiết trong các tập mắt xích với nhau, trong khi mỗi phim trong "loạt phim" là một câu chuyện hoàn toàn riêng.
Bên bản tiếng Anh chỉ có từ "franchise", bạn nào đó dịch thành "bộ tác phẩm tưởng tượng". Chữ tưởng tượng được thêm vô có lẻ bởi bạn đã có tham khảo bên định nghĩa "media franchise" và thấy có từ fiction(al). Theo tôi được biết là khái niệm "fiction movie" hoặc "fiction film" đã được dịch là "phim giả tưởng" hoặc "phim khoa học giả tưởng" hoặc "phim viễn tưởng" (có lẻ ít thông dụng hơn).
Kết lại, tôi đề nghị các lối dịch sau:
  • loạt phim
  • loạt phim giả tưởng
  • loạt phim khoa học giả tưởng
  • loạt phim viễn tưởng
Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 07:58, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ủng hộ "loạt phim." Loạt phim là được rồi, không cần phải viết "loạt phim giả tưởng" hay loạt phim gì gì cả. Franchise ở đây dùng rất chung chung. Nó có thể dành cho không riêng gì cho loạt phim giả tưởng mà có thể là loạt phim hành động, loạt phim hài, loạt phim hoạt hình vân vân... Nói chung dùng chữ (loạt phim) trong ngoặc là ok rồi. Còn thể loại là phim gì thì vô trong bài đọc thì tự khắc sẽ thấy. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:08, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Í, mình là người dịch "bộ tác phẩm tưởng tượng" ấy, lúc đó cũng không nghĩ ngợi nhiều. Dịch thành "bộ tác phẩm" là vì franchise này không chỉ có mỗi phim mà còn có thêm chương trình truyền hình, phim ngắn liên quan. Một số franchise khác như đám siêu anh hùng Marvel còn có truyện tranh, sách vở, thậm chí game các kiểu nữa, nên dùng từ "loạt phim" có vẻ không tổng quát lắm. P.T.Đ (thảo luận) 13:41, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thấy "loạt tác phẩm" có vẻ cũng được, ngắn gọn, tổng quát. P.T.Đ (thảo luận) 13:44, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
P.T.Đ Ok, tôi ủng hộ "loạt tác phẩm," vừa tổng quát vừa ngắn gọn! Nếu không có ý kiến trái chiều trong vài ngày, PTĐ nên đổi tên bài loại với (loạt tác phẩm). Nguyentrongphu (thảo luận) 18:46, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Theo định nghĩa ở en:media franchise, đặc điểm của media franchise là giả tưởng/viễn tưởng. Nếu gọi sơ sơ là loạt tác phẩm thì nghe giống như là media series hơn là media franchise nhỉ ? Vậy cần phải có chữ giả tưởng/viễn tưởng để còn phân biệt series với franchise chứ nhỉ ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 15:08, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Vậy thì là "loạt tác phẩm giả tưởng" hoặc "bộ tác phẩm giả tưởng"? P.T.Đ (thảo luận) 15:11, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Series là bộ. Franchise là loạt tác phẩm. Bên en làm gì có bài media series bạn Dừa? Media series chỉ đơn thuần là phim nhiều tập hoặc bộ phim. Tôi không nghĩ cần phải thêm chữ giả tưởng vô. Phim hoạt hình Frozen (franchise). Như tôi đã nói franchise có thể dùng cho nhiều thể loại phim như hành động, giả tưởng, hài, hoạt hình, vân vân... Chứ không riêng gì giả tưởng. Chúng ta cần đặt cái tên tổng quát ý hơn. Loạt tác phẩm tôi thấy là ok nhất rồi. Nguyentrongphu (thảo luận) 16:23, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Không biết sao chứ bên en định nghĩa franchise là giả tưởng chứ không có nhắc tới thể loại khác. Wiktionary cũng thế. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 17:14, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
@Thusinhviet: Bài Media franchise bên en có phần Development to other forms gồm Fiction và Non-fiction. P.T.Đ (thảo luận) 17:17, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Kẹo Dừa, P.T.Đ câu đầu tiên trong bài "media franchise" bên en, "A media franchise is a set of related media in which several derivative works have been produced from an original creative work (usually that of fiction), such as a film, a work of literature, a television program or a video game. A media franchise is characterized by its components generally sharing a common fictional universe." Lưu ý chữ "usually that of fiction." Có nghĩa là đa số là fiction chứ không phải tất cả là fiction. Những tác phẩm trong cùng một franchise đều thuộc "common fictional universe." Dĩ nhiên là dù phim hay video game thuộc thể loại hài, hành động, giả tưởng, hoạt hình hay gì gì nữa thì nó cũng chỉ là fictional (chữ fictional ở đây có nghĩa là không có thật chứ không phải là chữ "giả tưởng" để nói về một thể loại phim). Cho thêm một số ví dụ ngoài Frozen ở trên franchise hài, franchise video game, franchise phim hành động... Vậy chúng ta thống nhất "loạt tác phẩm" được chưa? Nguyentrongphu (thảo luận) 05:29, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Từ có nghĩa không có thật tiếng Việt dùng để tả văn hóa phẩm là hư cấu (vd. tiểu thuyết hư cấu, phim hư cấu), nhưng theo bài "fictional universe" bên en thì những gì nó mô tả nghe có vẻ là giả tưởng chứ không phải hư cấu.
Tôi có quay lại xem thêm về định nghĩa của media franchise thì đúng là ngoài lĩnh vực giả tưởng (mà nó chiếm phần lớn) media franchise vẫn còn được sử dụng có nhiều thể loại khác, mà ngoài những loạt mà Phú đã đưa ví dụ còn có bộ sách "...for Dummies" mà tôi hay đọc ngày trước. Như vậy, tôi thấy dịch là Loạt tác phẩm cũng được, nhưng tôi nghĩ vì một số ít ngoại lệ mà làm tổng quát hóa cách gọi luôn cho toàn bộ phận thông dụng thì không thỏa đáng lắm. Cũng như xưa nay người ta có từ "bút chiến" sử dụng trong trường hợp giới cầm bút dùng ngòi bút của mình để công kích (theo cả nghĩa tốt lẫn xấu) đối phương. Trong thời đại internet này, người ta dùng bàn phím nhiều hơn, tôi nhớ ngày xưa Wikipedia có dùng từ "bàn phím chiến", tuy nhiên hiện nay cũng đã quay về "bút chiến".
Nên tôi gợi ý là nếu đối với các tác phẩm giả tưởng (mà franchise được sử dụng đa số cho trường hợp này) thì ta gọi là "loạt tác phẩm giả tưởng"), còn đối với franchise cho các dạng khác hoặc là tùy biến thêm một tính từ hoặc danh từ miêu tả thêm đằng sau, hoặc là tổng quát hóa nó lên thành "loạt tác phẩm". Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 06:12, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thêm tí ngoài lề, về cấu trúc từ, nếu theo lối suy diễn mà chúng ta đã mỗ xẻ, đáng lẻ franchise trong thương mại nên được dịch là "chuỗi nhà hàng nhượng quyền" (mà có lẻ đã có nhiều người dịch theo kiểu này thay vì chỉ "nhượng quyền thương mại", mà đáng ra dịch cho "franchising" thì đúng hơn) hay gì gì đó tương tự. Trong đó "chuỗi nhà hàng" tương đương với "loạt tác phẩm" còn "nhượng quyền" này thì tương đương với "giả tưởng". Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 06:37, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tiếng Anh khác với tiếng Việt. 1 chữ có thể có rất nhiều nghĩa. Trong trường hợp đó thì tôi hoàn toàn ủng hộ dịch franchise nhà hàng thành "chuỗi nhà hàng nhượng quyền." Khi dịch ra tiếng Việt thì phải tùy ngữ cảnh nên dịch theo kiểu tương đương, tôi thấy không ổn. Mong bạn Kèo Dừa xem xét lại! Nguyentrongphu (thảo luận) 06:53, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Kẹo Dừa, P.T.Đ Hư cấu (xem bài) và giả tưởng trên thật tế là 2 từ đồng nghĩa. Nếu dịch "common fictional universe," chữ fictional dịch thành giả tưởng cũng được, nhưng tiếng Anh nó khác với tiếng Việt. Trong ngữ cảnh này, nó là có nghĩa là không có thật (hoặc giả tưởng) nhưng nó không nói riêng tới thể loại "fiction." "Fictional universes may appear in novels, comics, films, television shows, video games and other creative works," trích từ bài "fictional universe." Tôi thấy tổng quát nó lên là ổn rồi vì bên en họ đâu có tách biệt kiểu như comedy franchise, fictional franchise, animation franchise? Làm như vậy sẽ rất rối và thiếu tính đồng nhất. Đó là chưa tính tới franchise có video game và phim giả tưởng luôn thì sao? Vậy dịch là "loạt tác phẩm trò chơi" hay "loạt tác phẩm giả tưởng"? Còn nhiều phức đề phức tạp khác có thể xảy ra nếu như dịch thiếu tổng quát. Ví dụ như phim thuộc nhiều thể loại thì dịch làm sao? Vì bên en chỉ là franchise chứ không có từ miêu tả thêm. Cho nên nếu không dùng tên tổng quát, vấn đề sẽ rất phức tạp và sẽ có rất nhiều tranh cãi vô bổ xảy ra sau này. Nguyentrongphu (thảo luận) 06:45, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài hư cấu đó có vấn đề đấy, mà tôi đang ăn, sẽ giải thích kỹ sau. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 07:15, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

fiction Wiktionary, fiction từ điển tiếng Anh đều dịch thành hư cấu. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:14, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đúng là tôi nhầm, đã tham khảo thêm, "phim khoa học giả tưởng" tiếng anh gọi là "Sci-Fi Film" (Sci-Fi là kết hợp của scientific và fictional) còn "Fictional film" là "phim truyện" (có tính chất hư cấu). Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 09:05, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Kẹo Dừa Đó chỉ là vấn đề phụ thôi. Vấn đề chính là sẽ có nhiều vấn đề rắc rối khi dùng từ thiếu tổng quát. Mong bạn hiểu. (P.S.: hic, lúc đầu tớ tham gia thảo luận này chỉ định nói 1-2 câu rồi thôi, nhưng bây giờ càng nói càng dài vậy nè... Nói thẳng ra tớ đã không có nhiều thời gian rồi, nhưng dò chất lượng BVCL và BVT tệ quá nên phải ráng lên giải quyết cho xong. Khóa học của tớ rất là nặng chứ không phải đùa. Cái đà cứ lo Wiki kiểu này thì học tuột điểm chết. Kẹo Dừa có gì thảo luận nhanh gọn lẹ, chọn phương án cuối cùng là gì? Tớ sẽ không thể tham gia thảo luận này quá ngày mai nữa đâu. Sau đó, ai muốn chọn gì thì chọn, tùy. Lúc đó tớ cũng chả có thời gian để quan tâm nữa.) Nguyentrongphu (thảo luận) 07:55, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
"Fictional universes may appear in novels, comics, films, television shows, video games and other creative works" tạm dịch "Thế giới hư cấu xuất hiện trong tiểu thuyết, truyện tranh, phim ảnh, chương trình truyền hình, trò chơi vi tính và nhiều sáng tác khác". Như vậy, tính chất ban đầu của của media franchise là hư cấu, và xuất hiện ở nhiều thể thức media khác nhau (tiểu thuyết, phim ảnh, v.v.). Sau này nó được phát triển thêm ở lĩnh vực phi hư cấu (non-fiction) (xem thêm ở mục Development to other forms như @P.T.Đ đã chỉ ra). "Loạt tác phẩm" là lối dịch giúp ta hiểu được có nhiều tác phẩm liên quan nhau, "tác phẩm" cũng không giới hạn nó ở thể thức nào - ta cũng không lo là ở thể thức khác như sẽ phải dịch thành "loạt tác phẩm trò chơi" như Nguyentrongphu băn khoăn.
Ở đây, khi nhắc tới việc nó đã phát sinh ra dạng thức khác, thì dạng thức đó chính là non-fiction (phi hư cấu) chứ việc nó đa thể thức (tiểu thuyết, phim ảnh, game, v.v.) thì bản chất của franchise ngay từ đầu nó đã vậy rồi.
Nếu dịch bài en:media franchise thì có lẻ tôi sẽ đồng ý nhan đề của bài nên là "loạt tác phẩm" chứ còn "Ice Age (franchise)" thì nên là "Kỷ băng hà (Loạt tác phẩm hư cấu)", còn đối với loạt sách en:For Dummies thì franchise trong đó nên dịch là ..."loạt sách". Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 09:52, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tiêu đề chỉ có một, nếu sát với bài này thì "loạt tác phẩm hư cấu" cũng được. Không biết tác giả bài có ý kiến gì không? P.T.Đ (thảo luận) 12:39, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Ủng hộ "loạt tác phẩm hư cấu." Nguyentrongphu (thảo luận) 19:26, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kỷ băng hà (loạt tác phẩm hư cấu)”.