Thảo luận:Kỷ Tam Điệp

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Khủng Long trong đề tài Kỷ Tam Điệp
Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled

sửa
  • Kết quả 1 - 10 trong khoảng 190 cho "Kỷ Tam Điệp". (0,25 giây)
  • Kết quả 1 - 10 trong khoảng 1.250 cho "Kỷ Trias". (0,03 giây)

[1]

Mag 09:00, ngày 8 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Zì kỳ vậy, Kỷ Tam Điệp cho kết quả nhiều hơn Trias mà. Theo như tài liệu giáo khoa của Việt Nam thì kỷ Tam Điệp cũng được dùng chính thức. Còn việc nhầm lẫn kỷ Tam Điệp với thành phố Tam Điệp, phòng tuyến Tam Điệp thì có vấn đề gì đâu? (Định hướng). NAD ^_^ 13:50, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)NADTrả lời
Kỷ Tam Điệp khi tìm phải bỏ vào " " nếu không nó sẽ tìm từ Kỷ+ từ Tam+ từ Điệp, nhiều hơn cụm từ "kỷ Trias" là cái chắc. Một số tài liệu tôi đọc lại dùng cái "kỷ Trias" này, và nó không phải tiếng Anh, Latin đấy, nếu Google đưa kết quả phổ quát hơn thì nên chấp nhận, cho tới lúc nó đưa kết quả ngược lại. FlaVia 18:17, ngày 11 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tên bài là kỷ Tam Điệp hay kỷ Trias thì có gì quan trọng đâu nhỉ. Tốt nhất hãy dành thời gian cải tiến chất lượng cho bài. 203.160.1.57 (thảo luận) 15:31, ngày 9 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi cũng muốn đổi tên bài này thành Kỷ Tam Điệp, đây là tên thông dụng trong sách. NapoleonQuang (thảo luận)
Tôi không cho là quan trọng lắm khi dùng tên này hay tên kia, nhưng khi xét về tính hệ thống của tất cả các kỷ địa chất, ngoài kỷ Than đá, kỷ Phấn trắng...có thể Việt hóa còn lại các kỷ khác như: kỷ Cambri, kỷ Ordovic, kỷ Silua...thì như thế nào (có thể tôi chưa biết). Các sách về địa tầng mới hiếm khi gặp các tên Việt hóa như thế này (các bạn có thể tham khảo: sách tra cứu các phân vị địa tầng Việt Nam xem hoặc có thể tìm đọc bản in). Nên tôi đề nghị dùng tên cũ--King Fahd/Dammam (thảo luận) 14:00, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thêm nữa ngoài tên gọi, kí tự đầu tiên của nó còn được dùng làm kí hiệu trong thang địa tầng như T1xx, T2xx, T3xx để chỉ Trias dưới, giữa và trên xx là địa danh mà các trầm tích đó được quan sát rõ ràng và đặc trưng nhất (VD: T2ct hệ tầng Châu Thới Trias giữa). Tương tự C1...Cacbon dưới...Và các kí hiệu này theo quy ước quốc tế. Nếu không ai có ý kiến gì thì tôi sẽ đề nghị BQV đổi lại tất cả các tên tiếng Việt.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 08:22, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận tiếp

sửa

Tên nào phổ biến hơn thì chọn làm tên bài chứ sao lại tên nào cũng được. Sách vở tôi học chỉ có ghi kỷ Tam điệp mà thôi, không có kỷ Trias.La Miễn (thảo luận) 17:53, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khi hai tên cùng phổ biến thì tôi ưu tiên dùng tên viết bằng tiếng Việt, tên phiên âm Hán Việt hoặc phiên âm kiểu Việt Nam. Tôi ủng hộ dùng tên "Kỷ Tam Điệp". Thêm nữa, giống như trường hợp của bạn La Miễn, các SGK tôi có cũng dùng kỷ Tam Điệp. Và theo cảm xúc cá nhân thì tôi quen với kỷ Tam Điệp hơn. Còn trùng thì ta đã có định hướng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:59, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Khi có thời gian tôi sẽ dẫn ra các sách dùng tên kỷ Trias.--Tranletuhan (thảo luận) 02:01, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hồi bé tôi có xem rất nhiều về khủng long, tôi còn nhớ rằng dù tôi nghe đến Kỷ Phấn Trắng rất nhiều lần, tôi vẫn quen với Kỷ Trias và Kỷ Juras, mà tôi luôn đọc là Kỷ Tri-át (hoặc Trai-át) và Kỷ Giu-ra. Đã có 1 tên chính xác và còn thông dụng rồi thì khỏi cần đổi tên chi cho mệt!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 03:37, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn hồi bé thì tôi vẫn quen với kỷ Tam điệp hơn. Tên đấy cũng không sai, cà là tên tiếng Việt, cũng phổ biến. Có tên tiếng Việt tại sao không dùng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:03, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kỷ Trias là đúng, ko nên đổi tên. Tôi đã đọc và xem về khủng long nhiều, và thấy có nơi họ vẫn để Khủng long Tyrannosaurus rex và Kỷ Creta. Tuy nhiên, tôi nhớ có nơi họ để Khủng long Bạo chúa và Kỷ Phấn Trắng, nhưng Kỷ Trias vẫn giữ nguyên. Vì vậy, chẳng phải mất công đổi! Xin thưa là tôi ko cực đoan về vấn đề này, vì tôi thích để Kỷ Phấn Trắng.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 04:07, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có thể đúng là tôi cực đoan và cuồng tín về vấn đề này, nhưng tôi xin tái khẳng định lập trường của mình: cái tên Tam điệp có độ nổi nật không tầm thường (nhiều sách vở loại chính thống dùng nó); tên ấy không sai và phản ánh đúng ý nghĩa của cái tên Trias (3 lớp đất); và cuối cùng là có tên tiếng Việt phổ biến thì tại sao lại không dùng mà cứ bám cứng vào tên tiếng Tây ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:32, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã nói rồi, tôi thích để Phấn Trắng chứ ko phải Creta, mình cực đoan lại bảo người khác bám cứng? Tôi đã nói rồi, chừng nào cái tên Trias nó sai chỗ nào rồi hãy dời, tôi thấy dời kiểu này rất vặt:D Nhắc lại lần thứ ba: tôi thích để kỷ Trias, kỷ Jura, kỷ Phấn Trắng.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 04:33, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã gạch chứ "bám cứng". Tôi không nói Trias sai, nhưng về mặt ngữ nghĩa thì Tam Điệp cũng không phải là sai quấy. Nói chung là tôi cũng tái khẳng định lập trường của mình: khi đã có tên tiếng Việt ở mức độ phổ biến cao thì nên dùng thay cho tên tiếng Anh. Tôi xin cảm ơn Ti đã đồng ý với kỷ Phấn trắng, nhưng nếu Tam điệp được luôn thì quá tốt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:42, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chúng ta hiện đang trong tình thế bất phân. Đề nghị ngưng, chờ Đại Hãn Trần Lê gì đó mang sách ra rồi nói tiếp!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 04:46, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đâu thể để một loạt bài về khủng long dùng xem kẽ khi thì Tam Điệp (Việt) khi thì Creta được, giữ nguyên tên thôi --minhhuy*=talk-butions 07:31, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có thấy sao đâu, bình thường. Nếu không chịu xen kẽ thì đừng dùng xen kẽ Anh, Pháp, Đức... với Hungary, Slovakia, Gruzia,... nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:40, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn tham khảo

sửa
  • Hầu hết các bài viết do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đều dùng Trias, Tạp chí địa chất.
  • Rất tiếc là các sách về địa chất tôi không tìm thấy bản onilne. Hầu hết các sách được xuất bản từ Đại học Quốc gia Hà NộiĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả có tên tuổi trong ngành như: Tống Duy Thanh, Trịnh Dzánh...(thông tin về bài báo, phát hiện mới của những người này có thể tìm thấy trên web). Tôi không rành ở HN lắm, nhưng ở Tp.HCM các bạn có thể tìm thấy các sách ở nhà sách Thăng Long, nhà sách Minh khai hoặc các quầu sách ở gần trường ĐH Bách Khoa hay trường ĐH KH Tự nhiên. Các sách cơ bản như: Địa chất Việt Nam tập 1 và 2, Địa chất cơ sở, Địa chất Đại cương. liên kết ở đây
  • Như phần trên tôi đã nêu, tên gọi kỷ Phấn Trắng, Tam Điệp, Than Đá đa phần được sử dụng trong các sách trước đây hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian 15-10 năm gần đây hầu hết họ đều dùng tên như Trias, Creta... theo xu hướng chung của quốc tế.

Hình như tên tiếng Việt trở nên hết thời ngay trên chính đất nước của nó thì phải. 137.132.3.7 (thảo luận) 08:04, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

đến nỗi như thế ko? Dù sao thì chừng nào cộng đồng thấy tên bài này có khác và sai lớn lao gì so với kỷ Tam Điệp thì hãy đổi, tôi nghĩ ko nên đổi 1 tên bài đã đúng hòan toàn rồi cả! Bạn thấy hô Nước Nga, Stalin! hay hơn hay là Nước Nga, Tư Đại Lâm hay hơn hả bạn IP? Tôi hoàn toàn ko đồng ý với quan điểm phiến diện và cực đoan của IP, nếu các tên bài trên Wiki 'vừa lòng' với IP thì tôi chẳng biết nó đi về đâu? Nghĩ cũng lạ, Wiki có mảng đề tài Lịch sử, Đất nước và Con người Việt Nam kia kìa, IP cực đoan thích tiếng Việt sao ko tham gia?--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 08:07, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cãi hộ anh chàng IP tí, (chả biết anh í có phải là đồng minh với mình không), nhưng mà cái tên Tam Điệp nó phổ biến hơn rất rất rất nhiều so với tên Tư Đại Lâm. Nếu nó không phổ biến thì tôi cũng không đề nghị đổi đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:21, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mà nói "hết thời" thì hơi gay gắt quá, phải vậy chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:23, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

"đồng minh"? 1 IP ở Frankfurt (Đức) trước kia cứ hô hào chúng ta bè phái, hẳn là lý do đã bị phát hiện ở đây? :D
Ý tôi chỉ trích IP trên là tôi thấy câu của IP quá cực đoan. Tôn trọng tiếng Việt, thì cũng phải tôn trọng tiếng nước người ta ở 1 mức độ nào đó, Stalin rõ là hay và mang màu sắc nước Nga hơn Tư Đại Lâm, cũng như Hirohito rõ là hay và mang màu sắc nước Nhật hơn Dụ Nhân, đúng ko nào?--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 08:26, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Đồng minh" đây tức là cùng "phiếu" Tam Điệp với tôi (mặc dù chưa bỏ phiếu). Tôi cũng thấy bạn IP cực đoan quá, tôi thì chưa bao giờ đòi đổi Stalin thành Tư Đại Lâm (có khùng mới đổi) hay Hirohito thành Dụ Nhân cả. Tuy nhiên vấn đề ở đây Tam Điệp có độ phổ biến cao hơn nhiều so với Tư Đại Lâm, lại còn được dùng trong SGK nữa. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:30, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dù sao thay từ vẫn hơn, tôi thấy đồng minh nghe bè phái quá! Quay lại vấn đề, những tài liệu mà Tranletuhan nêu trên đều là nguồn đáng tin cậy đấy!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 08:32, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ừ thì thay, thôi gọi là "người cùng phiếu" đi. Tôi không hề nói là tài liệu của Tranletuhan là không tin được. Đó là nguồn tin cậy. Nhưng bạn cũng thừa nhận là có những nguồn tin cậy dùng tên Tam Điệp đúng không ? Như đã nói, một khi chúng ta có một cái tên tiếng Việt thông dụng thì cứ dùng thôi, tội vạ gì dùng tên La Tinh ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:50, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ngòai ra, người ta cũng có khùng mới đổi tên ra các bài A Lịch Sơn Đại đế, Bì Lạc Sĩ, Bỉ Dắc Đại đế,... :D--سلیمان یکم (Thảo luận, đóng góp) 06:54, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có thể liệt kê những tài liệu đó được ko? Nếu chỉ là SGK dưới Đại học thì chưa đủ! Mời bạn xem đây!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 15:39, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kỷ Tam Điệp (三叠纪) là tên gọi phiên âm từ tiếng Trung. Theo tôi thì các tên gọi Trias hay Tam Điệp nên được đề cập tới trong bài viết, còn tên gọi cho mục từ thì nên giữ theo tên gốc (tiếng La tinh Trias do Friedrich Von Alberti đặt) chứ không nên lạm dụng từ phiên âm. Cả hai tên gọi này đều có nghĩa là 3 tầng đá chồng lên nhau mà thôi. Meotrangden (thảo luận) 12:37, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bác Meotrangden! Theo bác nói thì xin khẳng định tôi đúng: nếu có đổi tên bài thì ko có thay đổi gì lớn lao, lại lạm dụng tên gốc nữa!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 15:14, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ực... ực... mình đã tử trận (hic) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:17, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin một lời chia buồn cho bạn Sho cùng một tên Hán Việt đã hi sinh anh dũng.[cần dẫn nguồn]:D 137.132.253.234 (thảo luận) 17:38, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn lại gay gắt nữa rồi. Kỷ Tam Điệp giờ là trang đổi hướng kia mà! Giờ mình rõ là IP cùng phiếu với ai rồi nhé, bạn có thể đọc "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi: đâu phải bất cứ 1 ai tử trận được đề cập trong đó cũng được tiếc là hy sinh với cả hy sinh anh dũng!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 05:58, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Là trang đổi hướng thì có gì khác nhau đâu... nó vẫn là một cái tên bị che khuất đi, người ta khó có thể nhìn thấy nó -> chìm vào quên lãng. 137.132.250.14 (thảo luận) 08:13, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sholokhov chọi phải vài phát đại bác + súng máy + aka cực mạnh của bác Meotrangden kia mà :D Nhưng mà nếu dựa theo tiêu chí nhân nghĩa với phản nhân nghĩa trong "Bình Ngô đại cáo" thì ko biết có gọi là hy sinh anh dũng hay ko? :D--سلطان محمد دوم (Thảo luận, đóng góp) 16:04, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

(hiện hồn về)Rốt cục mọi người quyết định tôi phải chết thế nào ?:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:19, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không thể nào gọi là hy sinh anh dũng được! Thảo luận này chỉ kết thúc bằng một ý kiến đúng đắn (Meotrangsen), dẫn tới thông tin chính xác, độc giả đọc mà mừng! Đúng đắn mới là chính nghĩa, mà hy sinh là cái chết của chính nghĩa cơ :D--سلیمان یکم (Thảo luận, đóng góp) 06:54, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không thể hiểu nổi lý luận này, thế nào là mừng ? Thế kỷ Tam điệp là không chính xác ? Tôi không quan tâm tôi chết thế nào, nhưng cái khúc gạch ngang này không thể hiểu được ? Tôi không hề phản đối ý kiến của bác Meotrangden,có điều chả thấy có gì mừng rỡ ở đây cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:57, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi ko kiểm duyệt được là tôi có phóng đại quá ko, nhưng độc giả chỉ mừng trước cái gì chính xác nhất! Cái gì chính xác nhất nó mới được để tên bài (cũng thông dụng nhất, ka ka). Tôi chỉ phản bác ý kiến của IP trên thôi, tôi cũng biết Sholokhov ko còn gì để nói với bác Meotrangden nữa mà :D--سلیمان یکم (Thảo luận, đóng góp) 07:01, ngày 4 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kỷ Tam Điệp

sửa

@Trần Nguyễn Minh Huy các thảo luận ở trên về tên Kỷ Trias Ú thấy rất có lý, nhất là về điểm ký hiệu các địa tầng T - Trias và việc các tác giả Việt Nam gần đây dùng kỷ Trias. Nhưng mà Tam Điệp vẫn là một tên thông dụng, việc tác giả chọn Tam Điệp hay Trias chắc chỉ theo sở thích chứ Khủng Long chưa thấy bài báo khoa học nào nói kỷ Tam Điệp là sai. Với lại ký hiệu địa tầng là T - Tam Điệp hay Trias thì cũng đều là T cả. Đã có tên tiếng Việt thì mình nên ưu tiên dùng nó   Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 19:34, ngày 18 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời

đã hơn 1 tháng mà Trần Nguyễn Minh Huy vẫn chưa trả lời. Khủng Long sẽ đổi lại thành kỷ Tam Điệp   Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 10:19, ngày 5 tháng 2 năm 2019 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kỷ Tam Điệp”.