Thảo luận:Hoàng Văn Chí

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Biz3zocojyhot trong đề tài Untitled

Untitled

sửa

Vấn đề trung lập: ví dụ: tệ nạn, quan thầy, tiếp tay, đích thực, .... Rất tiếc là tôi không biết gì về nhân vật để mà sửa bài này. Tmct 08:54, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngọc Lý 04:19, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC) Ngọc Lý xin trả lo+`i Tmct: 1/ Tệ nạn, quan thầy, là 2 danh từ. Khi sử dụng danh từ, tác giả không phê bình. Tính cách khách quan hay trung lập còn nguyên.Trả lời

Tuy nhiên, để chiều ý Tmct, xin đưa ra vài dữ liệu: - Chủ nghĩa Cộng Sản đã giết hại 100 triệu người trong thế kỷ 20 -- "Tệ nạn" là một danh từ khá nhẹ nhàng để chỉ hậu quả này. ___ Quan Tha^`y: Người có tư cách bề trên, dậy bảo bề dưới. Khi Việt Minh phải giết người Việt vô tội trong Cải Cách Ruộng Đất cho đúng với "quota" của Trung Cộng (xem Cải Cách Ruộng Đất từ Wiki và Từ Thực dân đến Cộng Sản trong bài Hoàng Văn Chí) thì Việt Minh đã nhất nhất có thái độ "tuân theo" của kẻ dưới đang "học bài bản" của "kẻ trên" là quan thầy Trung Cộng. Đây là một sự thực, có ghi chép trong sách sử, có tài liệu thống kê, và có nhiều người đã chết vì thái độ này. Nói lên sự thực là thái độ khách quan. Che lấp sự thực mới là thiếu khách quan.

2/ Tiếp tay: là một động từ mô tả. Đây là một sự thực. Không hề có thiên kiến của tác giả. Tính cách trung lập còn nguyên.

3/ Đích thực: Đi tìm một điều gì "đích thực" là chân lý muôn đời của con người. Đó là cội nguồn, và hứng khởi của mọi nguồn Triết học. Thái độ này không có gì là không trung thực hay không trung lập. Chỉ có người thật trung lập mới nỗ lực đi tìm điều "đích thực" mà thôi..

Nếu Tmct thấy chữ "đích thực" là không đúng, xin thử trả lời các câu hỏi sau: - Chúng ta đã có tự do "đích thực" chưa? - Chúng ta đã có độc lập "đích thực" chưa? - Chúng ta đã có dân chủ "đích thực" chưa? - Chúng ta đã có một nền văn hóa khai phóng "đích thực" chưa??

Nếu chữ dùng làm bạn khó chịu, bạn có thể cho biết tại sao không?

Tinh thần "trung lập" là khả năng "nói lên sự thực không bóp méo" chứ không phải khả năng "tránh làm người có quyền khó chịu".

Thân ái.

Ngọc Lý

Ngọc Lý 04:19, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lại bàn luận chính trị rồi. Tôi xin phép không tham gia. Về việc thế nào là trung lập, mời bạn đọc Wikipedia:Thái độ trung lập. Để dùng các từ ngữ có tính chất kết luận của 1 phía như trên, bài sẽ cần có dẫn chứng nguồn (nghĩa là ai nói vậy), mời bạn đọc Wikipedia:Nguồn gốc kiểm chứng được.
Đề ví dụ về việc trung lập và kiểm chứng. Nếu có người viết ở đâu đó trong wiki là "Lý tưởng cộng sản là con đường đích thực đấu tranh cho hạnh phúc con người", hay "Chính quyền Sài Gòn đắc lực tiếp tay cho quan thầy Mỹ để thi hành chính sách thuộc địa kiểu mới" thì bạn có kêu ca không? Hay bạn sẽ kêu ầm lên "ai bảo thế?".
Còn nếu viết "Theo Lênin, lý tưởng cộng sản là con đường đích thực đấu tranh cho hạnh phúc con người", "Hà Nội tố cáo chính quyền Sài Gòn hỗ trợ đắc lực Mỹ trong việc thi hành chính sách thuộc địa kiểu mới" thì bạn có kêu nữa không?
Trong tiếng Việt người ta thường dùng "tiếp tay", "quan thầy" trong những ngữ cảnh nào? không phải toàn là phê phán sao? như vậy là không trung lập rồiTmct 09:18, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Liệu có nên cho đoạn này vào bài viết không nhỉ:

Theo những tài liệu của Noam Chomsky và Edward S. Herman cũng như của Gareth Porter và Edwin E. Moise thì Hoàng Văn Chí vốn là một địa chủ ở ngoài Bắc, sau đó làm cho Bộ Thông Tin của Chính Quyền miền Nam, rồi làm việc cho CIA và làm thông dịch viên cho Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ. Trong bài “The Myth of the Bloodbath: North Vietnam’s Land reform Reconsidered” (Bulletin of Concerned Asian Scholars, September 1973, pp. 2-15), Gareth Porter đã vạch ra vài đoạn Hoàng Văn Chí dịch bậy bài thú nhận có sai lầm trong việc thi hành cải cách ruộng đất của Tướng Võ Nguyên Giáp với mục đích giúp quan thầy Mỹ và miền Nam tuyên truyền xuyên tạc, thí dụ :

“Chúng ta không chú trọng đề phòng lệch lạc” đáng lẽ phải dịch là “We did not pay attention to precautions against deviation” thì Hoàng Văn Chí dịch là “Chúng ta phạm phải quá nhiều lệch lạc” (We made too many deviations); “Xử trí oan những người ngay” thay vì dịch là “the unjust disciplining of innocent people” thì Chí dịch là “hành quyết quá nhiều người lương thiện” (executed too many honest people); “không nhấn mạnh phải thận trọng, tránh…” [did not emphasize the necessity for caution and for avoiding] thì Chí bỏ đi không dịch (omitted); “dùng những biện pháp trấn áp quá đáng” [used excessive repressive measures] thì Chí dịch là “xử dụng đế khủng bố” (resorted to terror); “thậm chí dùng phương pháp truy bức” [even coercive measures were used] thì Chí dịch là “tệ hơn nữa, tra tấn” (worse still, torture)

v..v.. và còn thêm thắt vào những đoạn không có trong bản văn như “nhìn thấy kẻ thù khắp nơi” (seeing enemies everywhere) mà Gareth Porter không tìm thấy trong bản gốc (not in original). Noam Chomsky và Edward S. Herman còn vạch ra rằng, trong những cuộc phỏng vấn vào năm 1955, Hoàng Văn Chí không hề nói gì đến cuộc cải cách ruộng đất và con số những nạn nhân. Chỉ trong vài năm sau, sau khi Mỹ và Saigon biết đến những vấn đề trong cuộc cải cách ruộng đất từ những cuộc thảo luận trên báo chí ở Hà Nội mà Moise cho là “thẳng thắn kỳ lạ trong sự thảo luận những sai lầm và thất bại” (sometimes extraordinarily candid in discussing errors and failures”, Chí mới “nhớ lại” những điều viết trong tài liệu của mình.

[1]

  1. ^ [1]

Rungbachduong 03:34, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là được, nếu tìm ra được dẫn chứng được nêu ra. Nguyễn Hữu Dng 03:36, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không trung lập ,đọc mãi mà tôi vẫn không thấy đó--Biz3zocojyhot (thảo luận) 15:10, ngày 28 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Hoàng Văn Chí”.