Thảo luận:Hoàng (họ)
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Hoàng (họ). Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Họ | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Hoàng (họ) | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Nguồn gốc Họ Hoàng
sửaNguồn gốc Họ Hoàng
1. Một số cách phát âm khác nhau của từ họ Hoàng
Huang, Hwang (Mandarin-Quan thoại ) Wong (Quảng Đông /Yue, Fuzhou, Hakka/Kejia, Gan) Bong (Hakka/Kejia) Huỳnh, Hoàng (Việt Nam) Hwang (Korean, Triều Tiên) Ng (Phúc Kiến/Min, Teochiew/Chaoshan) Oei, Ooi, Oi, Wee (Hokkien/Min) Ong (Phát âm chệch của "Ng")
Trích lọc thông tin từ trang WEB http://www.geocities.com/bx_huang/ xác định gốc tích họ Hoàng như sau:
2. Gốc tích họ Hoàng
Họ Hoàng ở Trung Quốc xếp thứ 8 trong các dòng họ và có dân số (tính trên toàn thế giới) khoảng 32 triệu người (năm 2005). Trong bản bách tính gia (百家姓), họ Hoàng chép ở số thứ tự 96.
Từ đời nhà Shun (帝舜)(Thuấn đế), Hui Lian 惠连 (Huệ Liên), con trai của Lu Zhong 陆终 (Lục Chung), hậu duệ của Hoàng Đế (黄帝) đã thành công trong việc chế ngự lũ lụt, vua Shun (Thuấn) ban đất Can'hu (参胡) (Tham Hồ), ngày nay là đất Fenyang (汾阳) (Phần Dương)tỉnh Shanxi (山西省) (Sơn Tây). Vào năm 2200 trước công nguyên, vua Shun đổi tên đất Can'hu thành đất của nước Hoàng (黄国)và ban họ cho Hui Lian thành họ Hoàng (黄), tên là Yun (云) (Vân). Từ đấy, con cháu họ Hoàng cai trị đất này cho đến thời Xuân Thu (春秋时代) (722- 481 trước công nguyên). Sau đó rơi vào tay nước Jin (晋国) (Tấn Quốc).
Như vậy, từ đời Hoàng Đế đến Hui Lian tất cả 12 đời như sau: (1) 黄帝 Hoàng Đế (Huang Di), (2) Chang Yi 昌意(Xương Ý), (3)Zhuan Xu (Emperor) 帝颛须,(Chuyên Tu đế) (4)Qiong Chan 穷蝉 (Cùng Thiền), (5)Nu Xiu 女修,(Nữ Tu), (6)Lao Tong 老童 (Lão Đồng), (7)Shao Xin 少辛 (Thiểu Tân),(8)Juan Zhang 卷章 (Quyển Chương),(9)Zhong Li 重黎 (Trọng Lê) ,(10)Wu Hui 吴回 (Ngô Hồi) ,(11)Lu Zhong 陆终 (Lục Chung),(12)Hui Lian 惠连 (Huệ Liên). Tính đến nay đã là 4200 năm kể từ ông tổ Hui Lian (Huang Yun – 2253TCN).
3. Sự phát triển
Vào năm 891 trước CN, Chu Thảo Vương (Zhou Xiao Wang) 周孝王 phong Hầu cho Hoàng Hi (黄熙) (con trai (aka) của Huang Shi 黄石-Hoàng Thạch), hậu duệ thứ 53 của Huệ Liên (惠连) và phong đất vùng phiá đông sông Hán (汉水) (ngày nay thuộc vùng Nghi Thành (Yicheng) (宜城) tỉnh Hồ Bắc (湖北) gọi là đất Hoàng (lưu ý đất này khác với nước Hoàng ở Phần Dương, tỉnh Sơn Tây). Lãnh địa này gồm 4 nước: Giang (江), Hoàng (黄) - được gây dựng do hậu duệ của Bá Ích (伯益), Đạo (道), Bá (伯), nằm trong thung lũng sông Hoàng (潢水). Nước Hoàng ở Nghi Thành, Hồ Bắc được xem như nước Tây Hoàng (西黄) trong lịck sử. Vào năm 845 trước CN, Hầu Văn (文侯) Hoàng Mạnh (黄孟), aka của Hoàng Chương (黄璋) dời đô nước Hoàng từ Nghi Thành về Hoàng Xuyên (Huangchuan) (潢川), tỉnh Hà Nam và lập nên nước Hoàng mới. Hậu duệ của Hoàng Hi (黄熙) thống trị đất Hoàng cho đến năm 648 TCN sau đó bị nước Sở, một chư hầu của Nhà Chu chiếm mất. Hầu Mục (穆侯) Hoàng Xí Sanh (黄企生) chạy thoát sang lánh ở nước Tề (齐国) (ngày nay thuộc Linzi, tỉnh Sơn Đông (山东省)). Thần dân nước Hoàng buộc di chuyển về đất nhà Chu ngày nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi mà được gọi là Giang Hạ quận (Jiangxia 江夏郡) thời nhà Hán (汉朝) (nay là Vũ Hán). Ngày nay, nhiều nơi ở vùng này vẫn còn có tên là Hoàng như Hoàng Cương (黄冈), Hoàng Pha (黄陂), Hoàng Mai (黄梅), Hoàng Thạch (黄石). Một phần lớn thần dân Hoàng cũng dời đến vùng phía Nam sông Trường giang/Giang Tế (Dương tử) (长江), dần dần đồng hoá với dân địa phương mà thành dân thiểu số họ Hoàng không thuần Hán đang sống ở vùng nam Trung Quốc ngày nay.
Từ Giang Hạ, dần dần họ Hoàng đi khắp Trung Hoa và trên thế giới. Từ đây, Giang Hạ được xem như là cái nôi của họ Hoàng. Ngày nay, họ Hoàng được gọi là Hoàng Giang Hạ và tên gọi Giang Hạ tương đồng với họ Hoàng.
Sau 3 thế kỷ suy tàn, họ Hoàng được phục hưng khi Hoàng Hiết (黄歇), một hậu duệ của gia đình quý tộc họ Hoàng đã được tiến cử làm tể tướng nhà Chu. Hoàng Hiết được phong là lãnh chúa Xuân Thân (春申君) sống vào năm (314-238 TCN). Thời nhà Hán, Hoàng Bá (黄霸) (130 - 51 TCN) lại được phong làm tể tướng. Họ Hoàng bước vào thời kỳ cực thịnh trong thời nhà Hán
Vào thời nhà Tấn (晋朝) (265-420), rợ Hồ xâm lấn phía Bắc Trung Hoa, nhiều dân cư sống phía bắc (đặc biệt là các gia đình quan lại) di chuyển xuống phía nam cùng với nhà Tấn. Đây chính là thời gian dân họ Hoàng nhập cư vào Phúc Kiến (福建省). Từ đời nhà Đường (618-907 sau CN) về sau, dân họ Hoàng nhập cư vào Quảng đông (广东省) từ Phúc Kiến. Họ Hoàng phát triển trở nên dòng họ lớn và đứng thứ 3 ở Nam Trung Hoa ngày nay.
Thời gian giao thời giữa nhà Minh (明) (1368-1644) nhà Thanh (清) (1644-1912), nhiều quan lại họ Hoàng theo lực lượng Nhà Minh chống nhà Thanh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công (郑成功) đã vượt biển sang Đài Loan. Dân họ Hoàng vượt biển xuống Đông Nam Á chủ yếu vào đầu thế kỷ 14 thời nhà Minh.
Theo gia phả họ Hoàng ở Trung Quốc, đến thời quân Nguyên Mông xâm lược Trung Hoa (1279), dựng nên triều Nguyên (Yuan-1279-1368), đây là thời kỳ bước ngoặt lớn cho họ Hoàng, từ thời kỳ huy hoàng cực thịnh bước vào thời kỳ suy tàn mà không thể nào khôi phục được.
Lần theo gia phả họ Hoàng, đến đời 131, Hoàng Bá Nghiêu/Giao 黄伯尧 (1340-1398), dời đến ở Cao sơn (Gaoshan), Zhangpu (nay thuộc làng Gaoshan thị trấn Shaxi, huyện Zhangpu , tỉnh Phúc Kiến),
Đến đời 134, Hoàng Thiêm Hải (黄添海), tên riêng là Hoàng Cung (黄恭), chuyển đến Jiaotou, Dongbo, Dongshan (nay là Dongling, huyện Dongshan, tỉnh Phúc Kiến-Fujian), thời vua Hongzhi (1488-1505) đời nhà Minh. Một cháu nội của ông ta tên là Hoàng Kế 黄继, dời đến Cao Khanh (高坑) (nay là thị tứ Meiling), huyện Zhao'an hình thành nên dòng họ Hoàng Cao Khanh. Như vậy, Huang Tianhai được xem như là ông tổ của dòng họ Hoàng Cao Khanh, huyện Zhao’an, tỉnh Phúc Kiến. Đời 136, Huang Ji (黄继) Hoàng Chi, thuộc nhà Minh vua Minh Gia Tĩnh (明嘉靖:1522-1567), ông là cha của 6 người con (con út là con nuôi thuộc dòng Hoàng Ziyun). Từ đây hình thành nên 6 nhánh lớn họ Hoàng gọi là 6 nhánh họ Hoàng ở Cao Khanh. Đời thứ 137, Huang Tu (黄徒 Hoàng Đồ), tiếp tục sống tại Cao Khanh Zhao’an. Đời thứ 138 (không rõ tên), chuyển đến ở làngTianpan, Cao Khanh lập nên đền Thiệu Kế Đường (绍继堂). Từ đây đến đời 145 (thuộc cuối nhà Minh đến nhà Thanh) gia phả bị mất hoàn toàn do cuộc đại cách mạng văn hoá (1966-1976).
Các luồng di cư của dân cư họ Hoàng ở Phúc Kiến và Quảng Đông
Bản đồ chỉ đưa ra 4 nhánh lớn của họ Hoàng di cư ở Phúc Kiến và Quảng Đông bao gồm:
1. Nhánh Gangzhou 冈 州 派 -Cương Châu phái (hậu duệ của Hoàng Thao- 黄滔-Huang Tao 840-911)
2. Nhánh Heping 禾 坪 派- Hoà Bình phái (Hậu duệ của Hoàng Tiễu Sơn 黄峭山-Huang Qiaoshan)
3. Nhánh Qingshan Huqiu 青 山 虎 丘 派- Thanh Sơn Hổ Khâu phái (Hậu duệ của Hoàng Khánh Đôn 黄庆敦-Huang Qingdun, con trai của Hoàng Đôn 黄敦- Huang Dun 740-797).
4. Nhánh Ziyun 紫 云 派- Tử Vân phái (Hậu duệ của Hoàng Thủ Cung 黄守恭 629-712)
Tộc uớc của họ Hoàng Giang Hạ
Hoàng Thị Gia Huấn
Tộc ước họ Hoàng Giang Hạ
(Hoàng Minh Tuyển lược dịch)
1.Luôn luôn kính trọng người già, đây là đức hạnh quan trọng bậc nhất. Đừng có bao giờ làm trái lại mà phương hại đến bản tính của mình. Mong rằng con cháu họ Hoàng luôn giáo dục điều này trong mỗi gia đình.
2. Đối xử với họ hàng như người trong gia đình mình, vì chúng ta là cùng một cội rễ, thậm chí là họ hàng xa. Đừng bao giờ xem như là kẻ thù mà hãy xem như trong một gia đình và thương yêu lẫn nhau.
3. Đối xử tốt với hàng xóm vì chúng ta sống trong cùng một cộng đồng, cùng uống chung một nguồn nước. Luôn luôn xem hàng xóm là bè bạn, giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ hại nhau. Hãy gần gũi với hàng xóm như thịt xương, xem đây là bổn phận của mình.
4. Luôn lịch thiệp, sẵn sàng giúp đỡ mọi người vì đây là phương sách ứng xử trong nhân gian; đừng bao giờ chỉ hạ mình và tự kiêu tự đại, luôn luôn tỏ ra khiêm nhường.
5. Chăm chỉ làm việc, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp dù cho mình đang làm nghề gì, ở điạ vị nào. Có như vậy mới trở thành chuyên gia giỏi, tạo dựng nên sự nghiệp và luôn là người không chịu lệ thuộc.
6. Kính trọng các quân nhân, đánh giá đúng, đầy đủ công ơn của họ vì họ là người đã hy sinh thân mình cho chúng ta. Hãy luôn nhớ lấy điều này.
7. Học hỏi từ cách cách đối xử với nhân gian, đây là nền tảng của giáo dục.
8. Chăm sóc mồ mả, hàng năm cần phải thăm nom mồ mả tổ tiên, và cúng bái đầy đủ.
9. Đặt tên con cháu tránh kỵ huý, xúc phạm với tổ tiên, người cao tuổi.
10. Tránh tranh dành, kiện tụng trong cùng một gia đình dẫn đến mất anh em, tan nát gia đình
11. Mỗi hành động của mình phải minh bạch, chính đáng. Đừng tham lam tiền bạc và bày đặt những việc xảo trá…Hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi thấy mối lợi .
12. Tránh xúc phạm tổ tiên. Đây là truyền thống có từ lâu đời để phân biệt sang hèn. Hãy noi gương và tiếp bước cha anh.
13. Tránh đi lầm đường lạc lối. Toàn thể hộ tộc một lòng đề phòng và chống lại điều này. Khi nghe người khác nói những lời xấu xa độc ác thì hãy tránh xa để tránh nguy hại.
14. Tuân thủ pháp luật
15. Gìn giữ, trân trọng tộc ước vì đã được soạn do tổ tiên xa xưa để lại. Hãy luôn để bên mình và trong gia đình mình. Tộc ước nói lên giá trị đích thực của họ tộc.
4. Một số thông tin tham khảo
giải thích gốc tích họ Hoàng như sau:
Nghiên cứu về nguồn gốc họ Hoàng, bộ Bách Tính Tầm Nguyên nói rằng: Dưới đời Phục Hy Thị, một nhà có tám anh em chia nhau nỗi người đi một phương, lập thành tám bộ lạc khác nhau. Có một người đến một chỗ thung lũng bạt cỏ làm ruộng. Trong đời Thần Nông Thị ngoài đó đã trở thành một bộ lạc có sức mạnh, có thế lớn nổi tiếng là người Hiên Viên. Bộ lạc này biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh dẹp gây dựng nên một bộ lạc hùng cường. Rồi cũng vì ý thức tìm về nguồn gốc, người Hiên Viên ghi lại bộ phát tích của Tổ tiên. Một trong tám anh em, họ dùng chữ Nhất là Một, và chữ Bát là Tám. Phá cỏ làm ruộng, họ dùng chữ Thảo là Cỏ và chữ Điền là Ruộng. Bốn chữ: Nhất, Bát, Thảo, Điền đem sắp xếp gọn lại thành chữ Hoàng Bộ lạc Hiên Viên dùng chữ Hoàng để làm Họ. Sau này họ Hoàng xưng đế thay Thần Nông Thị gọi là Hoàng đế Hiên Viên. Hoàng đế là vua thứ Ba trong Ngũ Đế: Phục Hy Thị, Thần Nông Thị, Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.
(Chú ý: Trong gia phả, họ Hoàng ta không dùng chữ 黄mà dùng chữ 黃để phân biệt với một họ Hoàng khác cũng ở Quảng Hà mà ta gọi là họ Hoàng Ngoại hay là Hoàng Mạc có nguồn gốc là họ Mạc, chạy từ Hải Dương-Hưng Yên vào sau khi nhà Lê chiếm lại ngôi từ nhà Mạc) Kiukimho (thảo luận) 02:39, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Hoàng Quốc Việt, tên thật Hạ Bá Cang, nhà chính trị
sửaHoàng Quốc Việt, tên thật Hạ Bá Cang, nhà chính trị. Có phải họ Hoàng (họ) đâu mà đưa vào bài viết.laaà
Thêm ông này nữa, ông vừa mất xong
Quên, ông là Bùi Tằng Việt
Hoàng và Huỳnh
sửaThừa nhận là họ Huỳnh bắt nguồn từ họ Hoàng, song giờ đây tại Việt Nam đây rõ ràng là 2 họ khác nhau, chí ít thì cũng là cách viết và phát âm... Tôi đề nghị Tách riêng 2 họ này thành 2 bài viết khác nhau, đây là nét đặc trưng của Việt Nam. Cũng như: Võ và Vũ, Đỗ và Đậu. Handyhuy (thảo luận) 01:09, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC) vậy có khác gì Việt Nam ta là con rồng cháu tiên nên đều chung một họ là họ Hùng
Sao lại là họ Hùng? một truyền thuyết không thể coi là thật, chúng ta đang ăn theo, nói theo dạng copy ý của người khác, ta mang nguồn gốc họ gì không hẳn là quan trong, cái cần là ta sông thế nào. Lại bàn về con rồng cháu tiên: ai đó cứ thần tượng một cách thiếu cơ sở, thiếu thực tế và ngộ nhận, trong khi ta còn quá lạc hậu và nghèo đói thì là rồng gì tiên gì??? vậy các dân tộc khác họ văn minh và phát triển vậy thì họ là cha của rồng tiên ư.
Họ Vòng
sửaBạn Thành viên:Sunflower213: nghi ngờ của bạn về độ xác thực của thông tin này cũng khá hợp lý. Tôi sẽ bổ sung nguồn sau. Tuy nhiên tôi nghĩ là thay vì xóa thẳng tay như vậy, bạn nên phụ giúp tìm nguồn, hoặc bỏ thêm dòng ghi chú Cần dẫn nguồn chẳng hạn. Tôi thấy bài viết này cũng chứa rất nhiều thông tin thiếu nguồn. Nếu chỗ nào cũng xóa thẳng nay như bạn thì thông tin còn lại chẳng có là bao. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 16:25, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Bạn Thành viên:Thusinhviet Họ Vòng là họ người gốc Hoa, tôi không đưa vào đây nên ý tôi nói dẫn chứng phải là họ người Việt và một nhánh của họ Hoàng/Huỳnh tách ra trong biến cố lịch sử Việt Nam. Đây là bài viết về họ Hoàng/Huỳnh Việt Nam (rõ ràng họ Hoàng xuất hiện tại VN khá sớm từ thời Hai Bà Trưng). Việc đọc chệch họ Hoàng thành Huỳnh là do kỵ húy với tên của chúa Nguyễn Hoàng đã được dẫn chứng qua sách "Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các thời đại" của Ngô Đức Thọ NXB văn hóa năm 1997, hoặc theo nguồn http://lichsunuocvietnam.com/ki-huy-duoi-thoi-nha-nguyen/. Còn việc có phương ngữ chuyển qua họ Vòng thì do phương ngữ địa phương nào, nếu không phải do phương ngữ trong lãnh thổ Việt Nam thì không đưa được vào họ người Việt.Sunflower213 (thảo luận) 13:33, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Cảm ơn bạn Sunflower213 đã phản hồi. Xem lịch sử sửa đổi bài tôi thấy bạn tham gia đóng góp liên tục từ năm 2015 tới nay, tôi tin rằng đây là bài viết mà bạn rất tâm huyết nên những sửa đổi trong bài này, bạn đòi hỏi các thành viên khác một sự thận trọng cần thiết. Quay lại những gì bạn thảo luận, tôi nhắc lại mấy ý sau:
- Họ Vòng là họ người gốc Hoa: Tôi đồng ý với bạn.
- Họ Vòng là họ người gốc Hoa, tôi không đưa vào đây nên ý tôi nói dẫn chứng phải là họ người Việt và một nhánh của họ Hoàng/Huỳnh tách ra trong biến cố lịch sử Việt Nam.: ý này hơi dài và tôi cũng không rõ cụ thể bạn muốn nhắm tới là gì ?
- Đây là bài viết về họ Hoàng/Huỳnh Việt Nam: Tôi đồng ý với bạn phân nửa. Ngay câu đầu tiên của bài Hoàng, Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Triều Tiên. đã khẳng định độ bao quát của bài không chỉ nói về họ Hoàng/Huỳnh Việt Nam. Sự thật là trong toàn bài, còn nhắc tới họ Hoàng/Huỳnh ở các nước khác nữa. Theo tôi hiểu thì đây là Bài viết về họ Hoàng/Huỳnh ở Việt Nam và mối tương quan của họ này với các họ liên quan trong khu vực Đông Á.
- Sau khi nhắc lại các ý của bạn, tôi xin đưa ra lập luận vì sao tôi thêm họ Vòng vào. Họ Vòng là cách phiên âm Quảng Đông bằng tiếng Việt của họ 黃 của người người Hoa Việt Nam, mà phần nhiều là người Hoa ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh. Thay vì phiên âm theo lối Hán Việt, họ phiên theo âm Quảng Đông trực tiếp. Theo tôi hiểu thì đây cũng là một nhánh của họ Hoàng/Huỳnh tách ra trong biến cố lịch sử Việt Nam và cũng trong trong lãnh thổ Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu và xác minh thêm những gì tôi đề cập bằng cách làm một loạt tìm kiếm trên Google. Thân mến. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:21, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Cám ơn sự phản hồi của :Bạn Thành viên:Thusinhviet. Tôi không phải là người viết câu mở đầu của bài này và tôi nghĩ sẽ phải sửa lại cho chặt chẽ hơn. Như tôi đã đề cập họ Hoàng xuất hiện khá sớm từ thời Hai Bà Trưng (nữ tướng Hoàng Thiều Hoa - 40 AC), và thực sự câu mở đầu bài viết cũng chỉ đề cập họ Hoàng là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc hay Triều Tiên, chứ không đề cập mối liên hệ giữa các dòng họ này. Nên việc họ Hoàng cần xác định trong wikipedia Tiếng Việt là một họ người Việt và nên dùng phương ngữ Việt Nam để xác định và tôi chỉ thấy có hai cách gọi là Hoàng/Huỳnh ở hai phương ngữ Bắc và Nam do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng (biến cố này đã được các sách chép lại). Nếu dùng phương ngữ Quảng Đông để gọi thì thiết nghĩ nên đưa vào bài viết người Việt gốc Hoa riêng. Chúng ta đã biết ở Việt Nam có dân tộc Thái cũng có họ Hoàng và họ phát âm theo tiếng Thái, không lẽ cũng sẽ đưa cách phát âm tiếng Thái này vào. Bởi không thể khẳng định được mối liên hệ giữa các nhánh dòng họ Hoàng này nên trong wikipedia Tiếng Việt hãy dùng phương ngữ Việt.Sunflower213 (thảo luận) 18:52, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Bạn Sunflower213, nếu bạn có dịp xem qua một loạt bài về các họ như Lê, Phan hay Phạm và nhiều họ khác nữa, bạn sẽ thấy câu đó là mô thức chung cho các bài này. Nếu bạn cảm thấy cần phải sửa, tôi e rằng phải qua một thảo luận tại trang Thảo luận vì đây là vấn đề trên diện rộng. Cá nhân tôi thấy câu này không có vấn đề gì cả.
- Tôi chưa rõ ý của bạn khi nhắc tới việc họ Hoàng có từ thời Hai Bà Trưng thì liên quan gì tơi việc có hay không họ Vòng ở đây ?
- Tôi thấy bài này đã liệt kê Hoàng/Huỳnh là 2 cách phiên âm Hán Việt của chữ 黃 mà người Việt đã gọi. Bài này cũng đã liệt kê các lối phiên âm Latin Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung mà người Hoa sử dụng để đọc chữ 黃 và cũng đã ghi thêm rằng trong tiếng Triều Tiên nó được gọi là Hwang. Vậy thì tại sao họ Hoàng mà người Hoa Quảng Đông tại Việt Nam phiên âm theo chữ Quốc Ngữ lại không được thêm vào ?
- Nếu bạn cứ khăng khăng rằng bài này chỉ nên viết về họ Hoàng/Huỳnh Việt Nam mà không kể tới mối liên hệ giữa những người cùng mang họ này nhưng khác dân tộc thì xin mời bạn thử lược bỏ hết tất cả những thông tin về họ Hoàng/Huỳnh thuộc về người Hoa và người Triều Tiên ra khỏi bài. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 19:20, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Khi bạn gỡ phần update của tôi, bạn để lại lý do là chưa thấy dẫn chứng về họ Vòng ở Việt Nam, nhưng theo lời giải thích qua thảo luận thì bạn đã thấy họ Vòng ở Việt Nam rồi, chỉ có điều bạn thấy có vẻ gì đó không phải Việt Nam lắm, nhưng tôi thấy cái không phải Việt Nam lắm đó không thành vấn đề gì khi nó nằm trong bài họ Hoàng/Huỳnh này nên tôi sẽ thêm lại vào bài này. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 19:27, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Bạn Thành viên:Thusinhviet . Tôi lấy dẫn chứng từ thời Hai Bà Trưng tức là vào khoảng năm 40 SCN họ Hoàng đã có ở Việt Nam, trong khi đó bạn có thể đọc phần trên "Từ đời nhà Đường (618-907 sau CN) về sau, dân họ Hoàng nhập cư vào Quảng đông (广东省) từ Phúc Kiến" hay "Thời gian giao thời giữa nhà Minh (明) (1368-1644) nhà Thanh (清) (1644-1912), nhiều quan lại họ Hoàng theo lực lượng Nhà Minh chống nhà Thanh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công (郑成功) đã vượt biển sang Đài Loan. Dân họ Hoàng vượt biển xuống Đông Nam Á chủ yếu vào đầu thế kỷ 14 thời nhà Minh.". Thơi gian trên minh chứng cho những gì tôi đã nói, việc xác định mối quan hệ là không đủ cơ sở. . Các đề mục về họ Hoàng/Huỳnh người Trung Quốc, Triều Tiên đều rất rõ ràng mạch lạc không có ý nào trong đó nói họ cùng một nguồn gốc, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo thêm, bỏ đi hoàn toàn được. Tuy nhiên tôi cũng thấy lạ là cái template đoạn cuối có phần người Trung Quốc nổi tiếng không biết do ai khởi xướng viết ban đầu, điều này tôi không hề thấy trong wikipedia tiếng Hàn cho họ Hwang. Phần đầu có đề cập phiên âm Latinh của tiếng Trung Quốc là Vong, hay Wong rồi nên đưa vào phần đầu là thừa và không phù hợp. Không thể lấy cách gọi của một nhóm thiểu số tại Việt Nam nhất là họ gốc nước ngoài và theo phương ngữ nước ngoài để gọi chung khái quát cho một họ người Việt. Sunflower213 (thảo luận) 22:17, ngày 25 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Bạn Sunflower213, qua thảo luận mấy bữa nay, tôi đoán rằng ý của bạn là bài về họ Hoàng chỉ nên giới hạn ở các điểm sau đây:
- là họ của người Việt
- phải được viết bằng Quốc ngữ là "Hoàng" hoặc "Huỳnh", không cần phải cân nhắc yếu tố Hán tự của nó là 黃
- xuất phát lâu đời và phát triển trong lãnh thổ Việt Nam
- Nếu thông tin đưa vào bài phạm phải một trong các tiêu chí trên đều phải loại ra. Không biết có phải đây là ý của bạn không ? Nếu không thì tôi mời bạn cho tôi ý kiến về tiêu chí chính xác và rõ ràng hơn.
- Có một đề nghị nhỏ tôi muốn chúng ta thống nhất trước khi thảo luận tiếp. Tôi nghĩ một ý kiến thảo luận nên tuân theo cấu trúc sau:
- 1. lược lại các ý của người người tranh luận với mình (càng đầy đủ càng tốt), phân tích các ý đó và tỏ quan điểm về các ý đó
- 2. đưa ý kiến mới của cá nhân mình
- Tôi nghĩ khi tuân thủ cấu trúc thảo luận này, hai bên có thêm cơ hội để hiểu rõ ràng hơn ý kiến của đối phương, những ý kiến nào của mình mà đối phương bác bỏ, những ý nào mà đối phương chấp nhận, đồng thời khỏi phải nhắc đi nhắc lại (vì cho rằng đối phương không chấp nhận ý đó) một cách thừa thải. Thân mến. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 09:45, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Bạn Thành viên:Thusinhviet Tôi đọc lại ý của bạn và thấy như sau, bạn đưa họ Vòng vào vì xuất phát từ từ hán tự 黃 được phát âm ở Quảng Đông là Vong hoặc Wong khi về Việt Nam được phiên ra là Vòng. Vì cả Hoàng/Huỳnh và Vòng cùng gốc hán tự nên bạn nghĩ sẽ đưa được cách gọi như trên. Đó là logic của bạn. Nhưng rõ ràng là hán tự được sử dụng trong một thời ký lịch sử của Việt Nam cũng như ở một số nước Đông Á khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc, tuy nhiên nó chỉ là cách vay mượn từ ngữ trong một thời kỳ và nó biến đổi theo thời gian, như hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam có hệ chữ cái riêng của mình, hán tự chỉ có ý nghĩa tham khảo các tài liệu trước đây, và điều này không có nghĩa là tất cả đều cùng nguồn gốc. Tôi đã nói thêm về vấn đề cách phát âm Vòng hay họ Vòng phải là xuất phát từ biến cố lịch sử của Việt Nam, xảy ra trong Việt Nam như trường hợp họ Huỳnh và Hoàng đã được chứng minh. Hoàng Huỳnh không chỉ là ở cách phát âm mà nó còn phản ánh cách viết hiện đại bằng Tiếng Việt. Việc phải thêm phát âm của một họ người Việt khi đọc theo phương ngữ gốc Quảng Đông rồi được Việt hóa là điều bất hợp lý đặc biệt là trong wikipedia Tiêng Việt. Vì nếu thông lệ này xảy ra thì tất cả các họ khác ở Việt Nam có người ở Quảng Đông sang Việt Nam sinh sống đều sẽ phải được đưa cách phát âm và viết vào. Và suy rộng ra tiếng địa phương của Trung Quốc khi có người vào Việt Nam sinh sống sẽ đều được đưa thêm vào wikipedia Tiếng Việt, điều này là hoàn toàn vô lý. Ngoài ra rõ ràng đã có phần mở rộng phía sau khá đầy đủ việc họ Hoàng tiếng Trung phiên ra Latin là Vong, Wong, ... Tôi chỉ đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất, hãy tôn trọng wikipedia Tiếng Việt Sunflower213 (thảo luận) 12:55, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Sunflower213: Ý chà chà, khi mà thảo luận bạn thêm câu Hãy tôn trọng Wikipedia tiếng Việt tức là bạn đang không tôn trọng người đang thảo luận với mình rồi. Để tránh lạc chủ đề, bạn có thể cho tôi biết ý kiến của banh về các tiêu chí của bài viết về họ mà tôi đã đề cập ở trên không ? Bạn thấy các tiêu chí đó hợp logic hY bất hợp lý ? Nếu bất hợp lý thì bạn có đề xuất gì ? Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 13:04, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Bạn Thành viên:Thusinhviet Tôi thấy rõ ràng đây là từ điển bách khoa toàn thư bằng Tiếng Việt không phải là từ điển song ngữ Việt-Quảng Đông, nên việc phải tôn trọng wikipedia Tiếng Việt là điều hoàn toàn dễ hiểu. Gốc của chủ đề viết phải từ Tiếng Việt các phần khác chỉ là phần mở rộng hoặc tham khảo chứ không thể nhập nhẹm được.Sunflower213 (thảo luận) 13:16, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Câu hỏi của tôi là:
- Bạn Sunflower213: Có phải tiêu chí cho bài viết về họ Hoàng này phải tuân thủ các điều kiện sau:
- là họ của người Việt
- phải được viết bằng Quốc ngữ là "Hoàng" hoặc "Huỳnh", không cần phải cân nhắc yếu tố Hán tự của nó là 黃
- xuất phát lâu đời và phát triển trong lãnh thổ Việt Nam
- Nếu thông tin đưa vào bài phạm phải một trong các tiêu chí trên đều phải loại ra. Bạn vui lòng trả lời Có hoặc Không dùm để tôi được rõ. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 13:30, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Bạn Thành viên:Thusinhviet Tôi nghĩ bạn nên đi vào trọng tâm vì sao bạn đưa cách phát âm Vòng hay họ Vòng người Hoa của Quảng Đông vào wikipedia Tiếng Việt mà không công nhận nó có ở phần mở rộng rồi, tôi nhắc lại đây không phải là từ điển Việt - Quảng Đông. Tôi thấy các phần khác không có điểm nào vi phạm cả, vì nó là phần mở rộng và tham khảo và đều có đề mục nội dung rõ ràng, không có ý nghĩa mang tính định nghĩa hay nhận diện như cách bạn đưa họ Vòng vào ban đầu.Sunflower213 (thảo luận) 13:50, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
- Bạn Sunflower213: Tôi đã rất cổ gắng để tập trung vào vấn đề thảo luận rồi. Ngay từ ban đầu tôi đã phân tích các ý của bạn dưới dạng list, ý nào tôi đồng ý, ý nào tôi có ý kiến khác, tôi cũng đặt câu hỏi để xác minh rằng có phải bạn đồng ý với quan điểm như thế không để tôi biết mà thảo luận tiếp, nhằm tránh trường hợp hiểu lầm và có những phát biểu ngu ngơ. Tiếc rằng tôi đã hỏi đi hỏi lại cùng một ý đến 3 lần nhưng bạn không chịu trả lời câu hỏi của tôi. Tôi đã đưa câu hỏi này ra Trang thảo luận chung để mọi người cùng cân nhắc. Mời bạn vào đó cho ý kiến. Kẹo Dừa(nhắn cho tôi ^^) 14:16, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Bạn Thành viên:Thusinhviet: Bạn định nhặt ra 3 điểm của tôi để đưa ra một vài tiêu chí cứng để quyết định xóa hay không khóa các phần của bài viết. Ý kiến của tôi về các điểm của bạn như sau, nhưng tôi phải trọng tâm vào việc bạn đưa cách phát âm họ Vòng theo tiếng địa phương Quảng Đông vào bài (nhất là phần nhận diện và định nghĩa) vì nó là ý mấu chốt tôi thấy không thể cho vào bài được như tôi đã phân tích ở trên.
- Đương nhiên phải là họ người Việt, bài viết về họ Hoàng hay bất cứ họ nào đều được link ra từ bài họ người Việt, tính chất Việt thể hiện rõ trong việc không đề cập đến người Việt gốc Hoa trong định nghĩa về họ Hoàng/Huỳnh, dù là người Việt gốc Hoa sống lâu đời ở Việt Nam nhưng vẫn nhận mình gốc Hoa. Vì nó mang tính chất định nghĩa và nhận diện, họ người Việt phải trên cơ sở hệ quy chiếu văn hóa, địa lý, lịch sử tại Việt Nam (ngôn ngữ, phát âm, phương ngữ, biến cố lịch sử), không thể giải thích là tại Quảng Đông. Nếu bạn muốn nói thêm thì phải viết một ý khác bên dưới và phải nêu rõ, tuy nhiên trong bài đã có phần mở rộng tiếng Latin là Vong, và Wong khá đầy đủ.
- Tôi đã đề cập việc cân nhắc các yếu tố hán tự như là để tham khảo với các tài liệu trước đây được viết bằng hán nôm. Việc suy nghĩ đồng nhất hóa là thiếu cơ sở nhất là Việt Nam có văn hóa và phong tục riêng và chỉ sử dụng chữ Hán Nôm trong một thời kỳ lịch sử. Giữ nguyên nó trong bài không ảnh hưởng gì vì nó có giá trị tham khảo, cũng giống như trong wikipedia tiếng Hàn về họ Hwang.
- Điểm này tôi đã nói ở điểm 1.
Tóm lại, Tôi thấy bài viết về họ Hoàng là tương đối ổn, tôi chỉ thấy nó bất ổn khi bạn cho thêm cách phát âm Vòng vào phần nhận diện và định nghĩa. Các phần còn lại hoàn toàn bình thường vì nó là phần mở rộng và tham khảo hay nói cách khác chỉ đưa ra các facts và chúng được link ra ngoài như là cách vận hành của wikipedia. Nhưng rõ ràng tuyệt nhiên chúng đều được đưa ra rõ ràng trong từng mục cụ thể ở đâu có ý nghĩa ra sao, và các phần sau này có thể giữ nguyên được.Sunflower213 (thảo luận) 20:56, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)
Huỳnh Tông Trạch
sửaHuỳnh Tông Trạch là diễn viên người HongKong mà sao để Đài Loan thế ạ? Linhnukg (thảo luận) 09:57, ngày 18 tháng 5 năm 2018 (UTC)
- Đã sửa lại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:38, ngày 8 tháng 8 năm 2018 (UTC)
Bổ sung người họ Hoàng nổi tiếng
sửaCần bổ sung đầy đủ những người họ Hoàng hoạt động trong lĩnh vực chính trị gần đây, như: Hoàng Vĩnh Bảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. 14.226.26.27 (thảo luận) 19:43, ngày 31 tháng 5 năm 2022 (UTC)