Thảo luận:Hiệp ước bất bình đẳng

Giải quyết bất đồng khi biên tập giữa CNBH và Namnguyenvn

sửa

Tôi đề nghị đổi tên bài thành Hiệp ước bất bình đẳng nhưng CNBH phản đổi. Áp dụng Quy tắc 4 để thăm dò và kêu gọi các thành viên bên ngoài góp ý kiến. Đây là lập luận của chúng tôi:

  1. Thức nhất, tôi dịch từ treaty thành hiệp ước.
  2. Hiệp ước thông dụng hơn hẳn so với điều ước (theo hiểu biết của tôi thì nó không khác nhau mấy với về mặt ngữ nghĩa).

Tên trong các điều ước bằng tiếng Trung, Nhật, Hàn đều dùng điều ước mà bạn.--CNBH (thảo luận) 07:59, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi không biết những ngôn ngữ đó. Tôi đặt tên dựa tên phổ biến nói rằng: "Tên bài viết theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến (hoặc tên vay mượn phổ biến) của chủ đề bài viết."--Namnguyenvn (thảo luận) 08:15, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tiếng Anh chỉ phổ biến chứ không có địa vị cao hơn tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, và tôi thấy khi tìm kiếm trên Google thì "điều ước bất bình đẳng" có nhiều kết quả hơn "hiệp ước bất bình đẳng".--CNBH (thảo luận) 08:19, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ nói về độ phổ biến trong tiếng Việt. Khoảng 104.000 kết quả và Khoảng 134.000 kết quả gần như không chênh lệch trong khi search chỉ từ "điều ước" thì cho rất nhiều kết quả nhưng chỉ nói về "điều ước, mong muốn của con người". Những con số chỉ mang tính minh họa nhưng thực tế hiệp ước sử dụng phổ biến hơn hẳn điều ước.--Namnguyenvn (thảo luận) 08:29, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đó là thói quen sử dụng ngôn ngữ của bạn thôi, nói như bạn là không chênh lệch nhiều thì tôi đề nghị để tên như người viết ban đầu đặt.--CNBH (thảo luận) 08:32, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ý kiến

sửa

  Ý kiến Xin phép được đề xuất, là có thể tham khảo xem "sách giáo khoa" hoặc các sách vở, tài liệu của Bộ GD, hoặc của các cơ quan NN Việt Nam xem họ gọi những cái ấy là "hiệp ước" hay "điều ước" ? Nếu như không tìm được thì nên tuân theo phiên bản chữ Hán của các văn bản ấy xem họ dùng "điều" hay "hiệp". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:58, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

  Ý kiến Các bạn đang bàn về bài điều ước bất bình đẳng? Mình tra chữ "điều ước bất bình đẳng" thì được 117.000 bài, còn "hiệp ước bất bình đẳng" được 253 ngàn bài. Về nghĩa: Dựa theo đoạn giải thích này: "Có thể nói công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đều liên quan đến Luật quốc tế.

Bạn có thể hiểu công ước là thỏa thuận giữa các quốc gia tham gia LHQ, và công ước đấy được áp dụng với mọi quốc gia, các quốc gia đều phải tuân theo.

Còn điều ước quốc tế ở phạm vi hẹp hơn so với công ước, điều ước quốc tế được coi là nguồn của Luật quốc tế, cũng do các quốc gia thỏa thuận với nhau rồi ký kêt, nhưng có điều phải phù hợp với các công ước quốc tế. Giống như hiến pháp là luật cao nhất của một quốc gia, thì các luật khác như: hành chính, hình sư, dân sự,... khi đưa ra các điều luật phải dựa vào hiến pháp và ko được trái với quy định của hiến pháp.

Còn hiệp ước là sự thỏa thuận của 2 hay nhiều quốc gia với nhau về một vấn đề nào đó, nó ko được coi là nguồn của Luật quốc tế, nhưng hiệp ước đưa ra cũng ko được vi phạm những nguyên tắc mà Luật quốc tế quy định.

Có thể nói công ước được ví như một bản hiến pháp của một quốc gia, còn điều ước là các bộ luật dựa trên hiến pháp đó, hiệp ước như kiểu thỏa thuận tự do của các cá nhân, tổ chức trong xã hội với nhau, tức là nó ko do luật quy định, nhưng cũng phải phù hợp với nguyên tắc và khuôn khổ chung." Nếu chúng ta cùng đồng ý, thì có lẽ chữ "hiệp ước" chính xác hơn. DanGong (thảo luận) 10:00, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lập luận của CNBH dựa trên tiếng Trung tiếng Nhật. Lập luận này không liên quan vì chúng ta đang dùng tiếng Việt chứ không phải tiếng Trung hay tiếng Nhật.
Trong khi đó, cụm từ "hiệp ước bất bình đẳng" có trong tiếng Việt hàn lâm, chẳng hạn ở danh sách các đề tài khoa học chuyên ngành <http://www.dhsphue.edu.vn/dhsphue/view/index.php?opt=fronviewdetail&idmenu=48&idcate=0&iddonvi=26&idnew=2583>, và trong từ điển (chẳng hạn <http://vdict.co/b%E1%BA%A5t%20b%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA%B3ng-vi_en.html>.
Tôi thấy vậy là đủ. Ctmt (thảo luận) 16:01, ngày 16 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Hiệp ước bất bình đẳng”.