Thảo luận:Hồ Chí Minh/2011-2012
Nhờ
sửaKhông hiểu thành viên nào đưa 2 thể loại:thủ tướng Việt Nam và thể loại:Danh sách nhân vật Việt Nam vào làm cho việc xếp thể loại không tương xứng, bạn nào tinh mắt tìm giùm xóa đi cái, tôi mắt kém quá tìm mãi không ra. S&O (thảo luận) 11:54, ngày 26 tháng 12 năm 2010 (UTC)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh xếp vào Thể loại:Thủ tướng Việt Nam là đúng rồi. Thời kỳ 1945-1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ = Chủ tịch nước + Thủ tướng Chính phủ.--Ngân Sơn 16:30, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Bạn không hiểu, lúc tôi nêu ý kiến này thì các thể loại trên đang nằm trực tiếp tại bài này. Mà bài HCM này lại cũng nằm trong Thể loại:Hồ Chí Minh, vì thế phải chuyển 2 thể loại trên ra khỏi bài HCM và đưa vô Thể loại:HCM, để xếp thể loại từ con->mẹ. Còn việc HCM từng là Chủ tịch chính phủ để xếp vô thể loại Thủ tướng Chính phủ thì đó là chuyện đương nhiên, ai mà chẳng biết. S&O (thảo luận) 20:40, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Thêm câu nói ưu thích
sửaHồ Chí Minh đã nói với Đại hội toàn Đảng: "chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, mà đã là chống giặc thì phải nhìn thấy tử thi của giặc chứ!"
Nhạc sĩ
sửaCó một tấm hình chụp ông Hồ chỉ huy giàn nhạc giao hưởng, có nên đưa thông tin ông cũng là một nhạc sĩ/ nhạc trưởng vào bài không. 113.22.70.234 (thảo luận) 09:46, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Cụ Hồ làm việc này một cách nghiệp dư, tùy hứng chứ không mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp, và dĩ nhiên không phải là một nhạc sĩ, nhạc trưởng thực sự. Do đó không thể cho vào thể loại này. TBD (thảo luận) 23:37, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Hồ Chí Minh là người đầu tiên dịch bài hát L'Internationale (Quốc tế ca) ra tiếng Việt. Và theo các tác giả Đào Trọng Từ, Huy Trân, Tú Ngọc, (Essais sur la musique vietnamienne, Edition en langues étrangères, Hanoi, 1979, tr. 154) Hồ Chí Minh còn sáng tác nhiều bài hát dựa trên các làn điệu dân ca như Bài ca tự vệ, Ca binh lính, Bài ca du kích... Theo Vũ Châu Quán, Nguyễn Huy Quát Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ, nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2006, tr. 271. Thì tờ báo Việt Nam độc lập, số 117, hướng dẫn cách hát bài hát Ca đội tự vệ của Hồ Chí Minh, sáng tác năm 1942, như sau: Chia người làm từng tổ, 4 câu trên tổ A hát trước, hát giọng cao (nếu có phụ nữ là tổ A) tổ B hát giọng thấp theo sau. Những chữ BÉN, SẮC, ĐÔNG, BỀN phải hát dài như BÉ-ÉN, SẮ-ẮC, ĐÔ-ÔNG, BỀ-ỀN. Hai câu sau cùng mỗi đoạn thì cả tổ đều hát với nhau, chữ CHẶT và chữ NÊN phải rất mạnh. Tấm hình chụp cụ Hồ chỉ huy giàn nhạc giao hưởng thì đúng là hôm ấy cụ tùy hứng, nhưng Hồ Chí Minh là một nhạc sĩ thực thụ đấy. --Duyphuong (thảo luận) 15:36, ngày 31 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Nếu đúng như vậy thì có lẽ cho vào thể loại này cũng được. Nhưng vẫn thấy hơi ít để có thể coi là một nhạc sĩ, nhạc công. TBD (thảo luận) 19:27, ngày 31 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- Không cần phải xếp ông vô Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam đâu, vì chưa có nguồn uy tín nào nói ông là một nhạc sĩ, tuy nhiên có thể thêm vào đoạn giới thiệu...ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ...ở đầu bài. Cụ Hồ đa tài và dân dã lắm, còn có một tấm hình chụp ông thụt bida rất sành điệu. :) S&O (thảo luận) 04:41, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Nếu ổng thực sự có sáng tác và đầu bài viết ổng là nhạc sĩ, vậy hà cớ gì không xếp vào thể loại nhạc sĩ Việt Nam?--Paris (thảo luận) 05:17, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)<del\>
- Không cần phải xếp ông vô Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam đâu, vì chưa có nguồn uy tín nào nói ông là một nhạc sĩ, tuy nhiên có thể thêm vào đoạn giới thiệu...ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ...ở đầu bài. Cụ Hồ đa tài và dân dã lắm, còn có một tấm hình chụp ông thụt bida rất sành điệu. :) S&O (thảo luận) 04:41, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Còn một số tấm hình Bác Hồ thục bi da (cơ thủ?), tập tạ (lực sĩ?), và video clip Bác huấn luyện võ thuật cho dân binh, Bác cũng thụ huấn Thái Cực Quyền thực thụ với võ sư chuyên nghiệp bên Trung Quốc. (võ sư, võ sĩ?) Một vài thông tin để các bác tham khảo sắp xếp thể loại. 66.143.166.163 (thảo luận) 05:27, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Qua bên Wiki tiếng Anh mà xem, họ xếp bài cả mấy chục thể loại có sao đâu?--Paris (thảo luận) 05:33, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)<del\>
- Còn một số tấm hình Bác Hồ thục bi da (cơ thủ?), tập tạ (lực sĩ?), và video clip Bác huấn luyện võ thuật cho dân binh, Bác cũng thụ huấn Thái Cực Quyền thực thụ với võ sư chuyên nghiệp bên Trung Quốc. (võ sư, võ sĩ?) Một vài thông tin để các bác tham khảo sắp xếp thể loại. 66.143.166.163 (thảo luận) 05:27, ngày 1 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Tin đồn vỉa hè việc cụ Hồ là cháu nội của Hồ Sĩ Tạo
sửaTin đồn này là một khẳng định đặc biệt rằng cụ Nguyễn Sinh Sắc không phải là con của cha mình mà là con của ông Hồ Sĩ Tạo. Đây là một khẳng định xúc phạm đến tiết hạnh của bà nội của cụ Hồ và danh dự gia đình cụ Sắc. Thông tin này không nên có trong bài.
- Đây không phải là thông tin kiểm chứng được, không ai đứng ra chịu trách nhiệm, nó chỉ là tin đồn vỉa hè địa phương mà ông Trần Quốc Vượng chỉ dẫn lời kể lại là thế. Tức ông Vượng là người trung gian chứ không phải nguồn tin gốc từ ông. Khi lên Wiki thì thông tin biến thành "theo ông Vượng thì theo một số tin đồn thổi dân gian ở địa phương thì ông Sắc là con của Hồ Sĩ Tạo".
- Theo tôi biết thì ông Vượng chỉ xuất bản các tác phẩm tiếng ngoại quốc ra nước ngoài thôi, còn tiếng Việt thì xuất bản trong nước. Vậy quyển "Trong Cõi" này vì sao lại xuất bản ở California trong khi ông sinh sống và công tác, giảng dạy tại Việt Nam? Nhà xuất bản "Trăm Hoa" là NXB nào? Bên đây 2 cơ sở xuất bản lớn nhất là Đại Nam và Xuân Thu đã là nhà xuất bản lậu, thành ra tôi không mấy tin về những NXB này.
Nói chung các tin đồn xúc phạm, ảnh hưởng danh dự đến bất kỳ cá nhân nào cũng không nên đưa vào Wikipedia, huống chi đây là một vĩ nhân và gia đình của ông. TBD (thảo luận) 23:52, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)
- ;)). Ở Cali có nhiều NXB chứ, Thanh Văn, Văn Học, Văn Mới,...đâu chỉ Đại Nam, Xuân Thu, Trăm Hoa. Thử đặt nguồn này vô xem như thế nào thôi! :D, tôi cũng biết nguồn này không mạnh, ông Vượng cũng rào trước là đây chỉ là kết quả nghiên cứu điền dã chứ không phải là kết quả nghiên cứu khoa học gì. Thôi, bỏ qua. S&O (thảo luận) 15:04, ngày 31 tháng 1 năm 2011 (UTC)
117.6.64.136 đã xóa thảo luận này của Ruffin vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:05, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Xuất dương du học?
sửa117.6.64.136 đã xóa thảo luận này của Ruffin vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:05, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Thử giải mã đơn xin học trường Hành Chính Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành:
sửa117.6.64.136 đã xóa thảo luận này của Ruffin vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 12:05, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Câu nói
sửabên en có trích câu nói này dẫn nguồn tử Asia Times. Tôi nghĩ nó rất giúp ích trong việc chứng minh HCM theo chủ nghĩa dân tộc, chứ ko phải CNCS thuần túy. Cần trích vào.
“ | "You fools! Don't you realize what it means if the Chinese remain? Don't you remember your history?
"The last time the Chinese came, they stayed a thousand years. The French are foreigners. They are weak. Colonialism is dying. The white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never go. As for me, I prefer to sniff French shit for five years than to eat Chinese shit for the rest of my life." |
” |
--Goodluck (thảo luận) 21:07, ngày 17 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Bạn trích thì cứ trích, nhưng bạn không nên kết luận hay dùng nó để chứng minh điều gì cả, mời xem Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố#Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đã công bố nhằm củng cố một luận điểm.--Tranletuhan (thảo luận) 02:22, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Anh yên tâm. Việc đó có các nguồn uy tín và hàn lầm chứng minh.--Goodluck (thảo luận) 04:57, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Những câu nói như vậy không chứng minh được cụ Hồ "theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản thuần túy"? Cụ Hồ theo cả hai không được sao? Muốn xây dựng một xã hội hạnh phúc cho dân tộc (CNCS) thì phải giải phóng dân tộc trước. Tôi không hiểu vì sao thành viên Trananh1980 nghĩ chỉ trích ra một vài câu nói là có thể chứng minh những điều lớn lao như vậy. Lập luận kiểu Trananh1980 thì tôi cũng có thể trích ra cả một bài viết, cả một tác phẩm, hoặc cả một bài nói chuyện của cụ Hồ (ví dụ như bài này) rồi bảo là "đây là chứng minh cụ Hồ theo CNCS chứ không theo CNDT" và có kết luận khác. TBD (thảo luận) 20:26, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Một điều nữa tôi muốn nói rõ là câu mà Trananh1980 trích là Cụ Hồ nói về Quốc Dân Đảng chứ không phải nói về Trung Cộng. Đó là câu nói trả lời phỏng vấn trong bối cảnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa kéo 20 vạn quân vào miền Bắc, liên quân Pháp-Anh kéo vào miền Nam, cụ Hồ chọn phương án đuổi Quốc Dân Đảng về nước rồi mới tính đến Pháp sau. Đánh Trung Cộng thật sự thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1979, nhưng dù vậy cũng không thể dựa vào sự kiện đó để kết luận "Đảng Cộng sản Việt Nam theo CNDT chứ không theo CNCS thuần túy" chứ đừng nói chỉ với 1 câu nói mà có thể kết luận bừa bãi như vậy. Cậu cần tìm hiểu cặn kẽ lại lịch sử trước khi thốt lên những lời lẽ kỳ lạ như vậy. TBD (thảo luận) 20:41, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi đã đoán biết sẽ có kẻ bắt bẻ kiểu cá trê như cậu rồi. Cậu không đọc câu trả lời của tôi với tv Tranletuhan hay sao? Lịch sử tôi biết tuy chút ít nhưng chưa đến mức nc với cậu đâu.--Goodluck (thảo luận) 20:51, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Một điều nữa tôi muốn nói rõ là câu mà Trananh1980 trích là Cụ Hồ nói về Quốc Dân Đảng chứ không phải nói về Trung Cộng. Đó là câu nói trả lời phỏng vấn trong bối cảnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa kéo 20 vạn quân vào miền Bắc, liên quân Pháp-Anh kéo vào miền Nam, cụ Hồ chọn phương án đuổi Quốc Dân Đảng về nước rồi mới tính đến Pháp sau. Đánh Trung Cộng thật sự thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1979, nhưng dù vậy cũng không thể dựa vào sự kiện đó để kết luận "Đảng Cộng sản Việt Nam theo CNDT chứ không theo CNCS thuần túy" chứ đừng nói chỉ với 1 câu nói mà có thể kết luận bừa bãi như vậy. Cậu cần tìm hiểu cặn kẽ lại lịch sử trước khi thốt lên những lời lẽ kỳ lạ như vậy. TBD (thảo luận) 20:41, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Những câu nói như vậy không chứng minh được cụ Hồ "theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản thuần túy"? Cụ Hồ theo cả hai không được sao? Muốn xây dựng một xã hội hạnh phúc cho dân tộc (CNCS) thì phải giải phóng dân tộc trước. Tôi không hiểu vì sao thành viên Trananh1980 nghĩ chỉ trích ra một vài câu nói là có thể chứng minh những điều lớn lao như vậy. Lập luận kiểu Trananh1980 thì tôi cũng có thể trích ra cả một bài viết, cả một tác phẩm, hoặc cả một bài nói chuyện của cụ Hồ (ví dụ như bài này) rồi bảo là "đây là chứng minh cụ Hồ theo CNCS chứ không theo CNDT" và có kết luận khác. TBD (thảo luận) 20:26, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi cũng nghi ngờ tính xác thực của câu nói đó trên Asian Times. Cụ Hồ có nói những câu tương tự để giải thích cho quyết định đánh đuổi Quốc Dân Đảng, tạm thời nhân nhượng Pháp của mình nhưng nói một câu khá thô bạo, gần như là cãi nhau như trên thì không giống lắm với phong cách cụ Hồ. TBD (thảo luận) 20:57, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Đúng là ở phần giới thiệu đầu thì không nên đưa quan điểm của ai lên trước, sẽ mất tính trung lập ngay. Nếu đoạn đó đủ uy tín thì nên đưa vào phần di sản. Tôi sẽ kiểm chứng lại thông tin. Về câu nói trên, tôi nghĩ HCM nói vậy thì có gì ngạc nhiên? Cuộc đời thực các diễn viên hay ca sĩ thì có mấy khi giống những gì họ diễn trước công chúng rồi đc truyền thông đánh bóng lại? Về phần tôi, tôi nghĩ ông ấy chửi mấy người muốn ưu tiên đánh Pháp và để Tưởng lại là đáng. Dù Tưởng hay Mao thì ông ấy cũng chửi câu đó mà thôi. Nội dung câu nói rõ ràng ông ấy nói về bản chất quân TQ nói chung. (Cái này bàn ngoài lề, ko phải tranh luận tiếp).--Goodluck (thảo luận) 21:12, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi nghĩ cần nên thẩm tra nguồn gốc xem câu đó có từ đâu, có các nguồn gốc khác nhau không hay là nguồn này chôm thông tin của nguồn kia. Trước đây mấy năm cũng có người bê từ English qua câu đó và 1 câu gì đại khái "Thà 100 năm ăn xxxx của Pháp còn hơn 1000 năm ăn xxxx của Tàu", tuy có nguồn nhưng vẫn bị gỡ bỏ ngay lập tức vì khẳng định này quá đặc biệt: Out of character, tin tức rằng ai đó nói một câu mà có vẻ không phù hợp với tính cách của người đó. Tôi từng đọc hàng trăm bài viết của Bác Hồ, nghe cả chục audio clip giọng nói Bác Hồ và tôi không nghĩ câu đó là của Người, không phù hợp với tính cách trầm tĩnh, nhẹ nhàng, duy lý và lối nói chuyện thường ngày của Người mà nhiều cộng sự gần gũi người VN và người nước ngoài miêu tả lại. Bác Hồ không nóng nảy và thiếu chừng mực như vậy. Cần thẩm tra nguồn gốc và bối cảnh câu nói đó (nếu có thật), vì đương không thì không thể tự dưng Bác lại nổi nóng lên như vậy, nhất là trong một cuộc phỏng vấn phóng viên nước ngoài. Những câu đó có vẻ hơi không được lịch sự, nhã nhặn cho lắm, và "mắng" hơi nặng. (Tiếng Anh chửi "you fool" đồng nghĩa với "đồ ngu" trong tiếng Việt) Quocviet1 (thảo luận) 02:54, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Vì câu đó cũng còn khá đặc biệt với nhiều người nên tôi chưa đưa vào. Chỉ đưa vào trang thảo luận để mọi người cùng giúp tìm thêm nguồn hỗ trợ. Về cá nhân tôi, nếu tôi thấy ông ấy chửi thế còn nhẹ và đã rất khoan thai rồi đấy--Goodluck (thảo luận) 02:59, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Trananh1980 có lầm lộn gì ko đó, mắng "You fool" là "nhẹ nhàng khoan thai" ah??? Tớ cũng nghĩ những câu này ko phải là của bác Hồ, chắc có nhầm lẫn gì đấy, nếu chỉ đọc câu văn mà ko được nói rằng câu này là "của Hồ Chí Minh" thì ko bao giờ nghĩ bác Hồ nói câu đó. Hình chân dung trong bài hình như hơi bị to thì phải, ko bít có thể chỉnh nhỏ lại được ko, tớ chỉnh ko được. Tmp (thảo luận) 05:02, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Vì câu đó cũng còn khá đặc biệt với nhiều người nên tôi chưa đưa vào. Chỉ đưa vào trang thảo luận để mọi người cùng giúp tìm thêm nguồn hỗ trợ. Về cá nhân tôi, nếu tôi thấy ông ấy chửi thế còn nhẹ và đã rất khoan thai rồi đấy--Goodluck (thảo luận) 02:59, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi nghĩ cần nên thẩm tra nguồn gốc xem câu đó có từ đâu, có các nguồn gốc khác nhau không hay là nguồn này chôm thông tin của nguồn kia. Trước đây mấy năm cũng có người bê từ English qua câu đó và 1 câu gì đại khái "Thà 100 năm ăn xxxx của Pháp còn hơn 1000 năm ăn xxxx của Tàu", tuy có nguồn nhưng vẫn bị gỡ bỏ ngay lập tức vì khẳng định này quá đặc biệt: Out of character, tin tức rằng ai đó nói một câu mà có vẻ không phù hợp với tính cách của người đó. Tôi từng đọc hàng trăm bài viết của Bác Hồ, nghe cả chục audio clip giọng nói Bác Hồ và tôi không nghĩ câu đó là của Người, không phù hợp với tính cách trầm tĩnh, nhẹ nhàng, duy lý và lối nói chuyện thường ngày của Người mà nhiều cộng sự gần gũi người VN và người nước ngoài miêu tả lại. Bác Hồ không nóng nảy và thiếu chừng mực như vậy. Cần thẩm tra nguồn gốc và bối cảnh câu nói đó (nếu có thật), vì đương không thì không thể tự dưng Bác lại nổi nóng lên như vậy, nhất là trong một cuộc phỏng vấn phóng viên nước ngoài. Những câu đó có vẻ hơi không được lịch sự, nhã nhặn cho lắm, và "mắng" hơi nặng. (Tiếng Anh chửi "you fool" đồng nghĩa với "đồ ngu" trong tiếng Việt) Quocviet1 (thảo luận) 02:54, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Liên kết ngoài
sửaMấy chục cái liên kết youtube, google video giữ làm gì mà nhiều thế? Cho người hâm mộ xem à?--PoliceZ (thảo luận) 03:10, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Những video về Hồ Chí Minh, những audio clip giọng nói của Hồ Chí Minh là những cái cần thiết và quan trọng cho bài này. Tình hình Internet hiện nay không up ở Youtube, Google thì up ở đâu? Quocviet1 (thảo luận) 03:15, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi nghĩ cần thiết giữ lại. Các nhân vật nổi tiếng bên En cũng có khá nhiều link. Nếu link đã chết thì bỏ đi.--Goodluck (thảo luận) 03:23, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Trung lập
sửaTôi thấy những thành viên thảo luận ở đây cứ một hai gọi là Bác Hồ khi nói về Hồ Chí Minh, thế này có vi phạm tính trung lập của Wiki không?. Thế lỡ những thành viên ở hải ngoại có quan điểm chống Hồ Chí Minh vào thảo luận ở đây gọi là Hồ...., xin lỗi tôi không tiện viết hết vì lại sợ vi phạm tính trung lập thì sao?. --113.22.70.6 (thảo luận) 13:18, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Trang thảo luận không không phải là bài viết cho nên các thành viên có thể viết theo ý kiến của mình, miễn là thảo luận liên quan đến việc cải thiện bài viết. NHD (thảo luận) 17:45, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- tôi thấy ông Hồ có một người vợ hán, một người vợ lúc đang hoạt động chính trị (Nguyễn thị Minh Khai), và một người vợ sau đó nữa (Nông thị Xuân)có vài đứa con nhưng sao không thấy nhắc đến.Nguyenvu.707 (thảo luận) 12:37, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Thông tin về Tăng Tuyết Minh đã nhắc đến trong bài. Còn vì thông tin về NTMK không nhắc đến vì các nhà sử học cho rằng hôn nhân này chỉ phục vụ cho mục đích chính trị của HCM và NTMK vào thời đó và chỉ có trên giấy tờ mà thôi. Còn về Nông Thị Xuân mời bạn tìm nguồn đáng tin cậy nào nhắc đến. NHD (thảo luận) 21:03, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Tôi không sửa được bất kỳ chi tiết nào trong trang viết, ngay lập tức bị lùi lại. Tôi mong bạn hay ai đó ở đây biết cách thêm chi tiết này vào với liên kết dẫn chứng rõ ràng. Vì theo tôi đây là thông tin quan trọng không thể không nhắc tới. Chính trong Wiki cũng có bài về Tăng Tuyết Minh và Nguyễn Thị Minh Khai, tại sao trong bài này không nói một tí nào về những người trên. Như vậy là không hợp lý tí nào. Còn về Nông Thị Xuân, tôi sẽ tìm thông tin để gởi lên, hoặc tôi sẽ thử thêm vào. Nhưng trước tiên trong bài viết cần có thêm một mục về vợ của ông.Nguyenvu.707 (thảo luận) 21:53, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)
- Tăng Tuyết Minh đã được nhắc đến trong bài, bạn nên đọc kỷ lại (Thời kỳ ở Trung Quốc). Bà này chỉ ở với ông có nữa năm cho nên không đáng nhắc đến nhiều. Còn Nguyễn Thị Minh khai nếu có nhắc đến cũng nên chỉ qua loa mà thôi. Bạn nên tìm nguồn đáng tin cậy để bổ sung thông tin. NHD (thảo luận) 22:06, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)
- Tôi không sửa được bất kỳ chi tiết nào trong trang viết, ngay lập tức bị lùi lại. Tôi mong bạn hay ai đó ở đây biết cách thêm chi tiết này vào với liên kết dẫn chứng rõ ràng. Vì theo tôi đây là thông tin quan trọng không thể không nhắc tới. Chính trong Wiki cũng có bài về Tăng Tuyết Minh và Nguyễn Thị Minh Khai, tại sao trong bài này không nói một tí nào về những người trên. Như vậy là không hợp lý tí nào. Còn về Nông Thị Xuân, tôi sẽ tìm thông tin để gởi lên, hoặc tôi sẽ thử thêm vào. Nhưng trước tiên trong bài viết cần có thêm một mục về vợ của ông.Nguyenvu.707 (thảo luận) 21:53, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)
- Thông tin về Tăng Tuyết Minh đã nhắc đến trong bài. Còn vì thông tin về NTMK không nhắc đến vì các nhà sử học cho rằng hôn nhân này chỉ phục vụ cho mục đích chính trị của HCM và NTMK vào thời đó và chỉ có trên giấy tờ mà thôi. Còn về Nông Thị Xuân mời bạn tìm nguồn đáng tin cậy nào nhắc đến. NHD (thảo luận) 21:03, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)
CNBH đã xóa thảo luận này của Xuongtv vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:39, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Phần đầu bài
sửaĐây là bài viết quan trọng mà phần đầu bài cóp nhặt ở mấy trang web, lại không nói rõ nguồn gốc xuất xứ Itolemma (thảo luận) 13:53, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Tính trung lập của Wiki?
sửaRất nhiều khái niệm khi dính đến lịch sử cận đại được định nghĩa trên Wiki Tiếng Việt đều là ý kiến 1 chiều.
Tính trung lập của Wiki đâu rồi? Tại sao khi viết về các vua thời phong kiến, có cái tốt, cái xấu Wiki đều đưa ra?
Nhưng các nhân vật thời cận-hiện đại thì chỉ toàn thấy ca ngợi?
Thất vọng khi Wiki giống như một dạng báo chí lề phải hơn là một Bách Khoa Toàn Thư. — thảo luận quên ký tên này là của Adek (thảo luận • đóng góp).
- Tôi cũng đồng ý với ý kiến này, bài viết này có nội dung khác biệt hẳn với phiên bản tiếng anh, và tiếng séc, 2 thứ tiếng mà tôi biết. Đây thực chất là bài báo tổng hợp của các báo CS. Nguyenvu.707 (thảo luận) 12:25, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Rất đồng ý với quan điểm của bạn vì cũng một bài viết này khi xem bằng các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga, Ý, Đức, Nhật chúng ta thấy bài viết bằng tiếng Việt có nhiều nội dung hoàn toàn khác như vậy có sự khác biệt giữa người trong và ngoài VN?Bản mẫu:Thiên sứ
- Đương nhiên, trừ khi là khoa học kỹ thuật hoặc cái gì đó bất biến. Còn về những vấn đề như thế này thì ở mỗi nơi, mối người,... có cách tiếp cận thông tin và hiểu khác nhau. Handyhuy (thảo luận) 07:38, ngày 12 tháng 10 năm 2011 (UTC)
Nhưng khi đưa lên Wiki thì các bài phải có chung nội dung mặc dù viết bằng các thứ tiếng khác nhau trong trường hợp này lại có sự khác biệt nhiều với tiếng Việt.(Thiên sứ)
- Lề trái không có nghĩa là phải chửi, phải bôi xấu. Lề trái không có nghĩa là không được khen ngợi chính đáng. Mà cũng chẳng có lề trái, lề phải gì ở đây cả. Bạn định nghĩa thế nào là "lề phải, lề trái"? Nếu nói lề trái là những nguồn không thuộc CPVN thì Wiki này chính là lề trái đây. Nếu bảo lề trái là những thông tin không nguồn gốc, không đáng tin cậy, bôi nhọ, tiêu cực, đồn đại, không bách khoa, không hàn lâm thì Wiki này chính là lề phải. Theo tôi thì vấn đề "lề phải, lề trái" đã bị một số kẻ lợi dụng, khai thác câu nói không rõ ý của ông Lê Doãn Hợp nhằm mục đích nâng các quan điểm thiểu số, tiêu cực, không nguồn, vỉa hè, lá cải lên ngang hàng với các quan điểm đa số, tích cực, có nguồn, hàn lâm, khoa học. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 18:20, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Bạn quan niệm thế nào là trung lập? Cứ phải chê, phải chửi, phải bôi nhọ bôi đen bôi bẩn lên như các blog rác, các thông tin vô nguồn gốc, các thông tin vỉa hè truyền miệng, đồn đãi thì mới là "trung lập" phải ko? Wikipedia chính là một website "lề trái" vì nó ko thuộc chính phủ VN, nó ko phải của VN mà là của tư nhân nước ngoài, của Wikimedia. Lề trái ko có nghĩa là phải chê bai, bôi bác người ta. Trung lập ko có nghĩa là phải chê bai bôi bùn lên người ta. Cái gì cũng phải có nguồn tin cậy. Một con người ko có khuyết điểm hoặc quá ít khuyết điểm thì lấy cái gì để chê để mà bảo trung lập với chả trung lập??? 99.179.97.76 (thảo luận) 09:11, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Theo bạn này thì một người tốt cũng phải cố mà tìm ra những điều xấu, cố gắng tìm ra gì đó chê để được "trung lập" phải không? TBD (thảo luận) 09:22, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Trung lập ở đây có nghĩa là không nên trích lại các báo cáo của Đảng cộng sản, các đoạn văn ca ngợi của Đảng đưa ra để thần thánh hóa một con người. Toàn trích dẫn những lời khen một chiều thì thiếu trung lập quá còn gì. Giống như theo báo chí, quan hệ Việt Trung lúc nào cũng 16 chữ vàng, nhưng thực sự đâu có phải. Chỉ đưa tin một chiều, trích dẫn báo trong nước thì Trung Việt có lẽ là anh em ruột thịt hữu hảo lắm. Itolemma (thảo luận) 10:55, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Nói thật ra tôi chẳng hiểu trung lập của mấy người trên theo nghĩa gì? Ca ngợi-Người tốt phải được khen, điều đó là bình thường. Mà lại tôi không thấy vấn đề ca ngợi, tôn sùng nào trong bài này cả. Mặt khác, chê ư? Nguồn ở đâu? Xin hỏi mấy vị ở hải ngoại lấy tư liệu ở đâu mà viết, nói chê bai thế nọ thế kia, nghi ngờ tiểu sử người khác, nói ra một cách thiếu căn cứ... Chưa kể đến những tài liệu tự biên soạn đó không được phép dùng trên wiki do quan điểm cá nhân.--Hoàng Sơn 12:43, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Bài viết này rất trung lập, đa số các nguồn dẫn của trang không phải là của nhà nước Việt Nam. Các quan điểm có nguồn uy tín đều được thể hiện một cách đa chiều, rộng rãi, và toàn diện. Trung lập là tất cả những gì về đề tài đều được thể hiện một cách toàn diện. Thiếu trung lập là như Fisherprice hay Trananh1980 thường hay bới móc những khiếm khuyết nhỏ trong xã hội VN và xã hội CS nói chung rồi nâng lên thành cái chính, như Trananh1980 quote một đoạn nhỏ trong Một cơn gió bụi thì đó chính là một hình mẫu của sự thiên vị, không trung lập. Trung lập khách quan là một người đáng ca ngợi thì sẽ được ca ngợi. Trung lập không có nghĩa không được ca ngợi. Trung lập cũng không có nghĩa nhất định phải chê phải chửi, nói xấu, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống không nguồn không gốc hoặc dùng nguồn lá cải, nguồn blog bẩn. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 18:15, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
:Trung lập cũng có thể khen hoặc chê, tuy nhiên nguồn dẫn chứng của tất cả những vấn đề này đều phải mang tính trung lập, nếu nguồn dẫn chứng nào nghi ngờ không có tính trung lập thì nên viết lại như là một nhận định chủ quan chứ không phải là một sự thật chắc chắn đúng. Tôi ví dụ như rất nhiều dẫn chứng trong bài này đều lấy từ cuốn Hồi ký Bác Hồ, xin hỏi một cuốn hồi ký như vậy thì tính khách quan và trung lập ở đâu? Tốt nhất bài này nên lấy dẫn chứng từ những nguồn tham khảo không chịu sự quản lý bởi chính phủ Việt Nam, như vậy mới là trung lập AlleinStein (thảo luận) 18:40, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Trên Wikipedia không có chuyện chắc chắc đúng đâu bạn. Wikipedia không phải là nơi khẳng định cái gì đúng, mà nó là nơi trình bày các quan điểm uy tín, nó không khẳng định cái gì là "chắc chắn đúng". Đó không phải là tinh thần của Wikipedia mở. Wikipedia không yêu cầu nguồn dẫn chứng trung lập, mà nó yêu cầu nguồn dẫn chứng phải kiểm chứng được, hợp lệ và đủ mạnh, bạn có thể đọc lại quy định Wikipedia để hiểu rõ hơn. Cụ Hồ là người cộng sản Việt Nam, là nhà lãnh đạo Việt Nam, dùng nguồn trong nước của chính phủ VN là hợp lý, ngoài ra bài này còn rất nhiều nguồn bên ngoài của các sử gia phương Tây. Do đó tôi thấy bài này không có vấn đề về trung lập. Còn việc viết lại như là một nhận định chủ quan theo cách làm của Wikipedia lâu nay thì chỉ cần thiết cho các khẳng định đặc biệt và ý kiến nhận định của cá nhân. TBD (thảo luận) 19:01, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi cũng đồng ý rằng cái gọi là "lề trái" thực tế là để quảng cáo và hợp thức hóa những quan điểm ít người công nhận lên ngang bằng với những quan điểm chính thống, bách khoa. Không cần quan tâm tới lề nào, tại quốc gia thì tuân theo luật pháp nước sở tại mà làm, tại Wikipedia thì tuân theo quy định có sẵn mà làm. "Lề" này "lề" nọ chỉ thích hợp với những kẻ thích phạm luật, như luật giao thông quy định chạy xe bên phải nhưng cứ thích lấn sang trái. TBD (thảo luận) 19:07, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Xin lỗi vì mình đã hiểu nhầm tiêu chí của wikipedia, tự gạch thảo luận AlleinStein (thảo luận) 19:09, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tôi cũng đồng ý rằng cái gọi là "lề trái" thực tế là để quảng cáo và hợp thức hóa những quan điểm ít người công nhận lên ngang bằng với những quan điểm chính thống, bách khoa. Không cần quan tâm tới lề nào, tại quốc gia thì tuân theo luật pháp nước sở tại mà làm, tại Wikipedia thì tuân theo quy định có sẵn mà làm. "Lề" này "lề" nọ chỉ thích hợp với những kẻ thích phạm luật, như luật giao thông quy định chạy xe bên phải nhưng cứ thích lấn sang trái. TBD (thảo luận) 19:07, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Trên Wikipedia không có chuyện chắc chắc đúng đâu bạn. Wikipedia không phải là nơi khẳng định cái gì đúng, mà nó là nơi trình bày các quan điểm uy tín, nó không khẳng định cái gì là "chắc chắn đúng". Đó không phải là tinh thần của Wikipedia mở. Wikipedia không yêu cầu nguồn dẫn chứng trung lập, mà nó yêu cầu nguồn dẫn chứng phải kiểm chứng được, hợp lệ và đủ mạnh, bạn có thể đọc lại quy định Wikipedia để hiểu rõ hơn. Cụ Hồ là người cộng sản Việt Nam, là nhà lãnh đạo Việt Nam, dùng nguồn trong nước của chính phủ VN là hợp lý, ngoài ra bài này còn rất nhiều nguồn bên ngoài của các sử gia phương Tây. Do đó tôi thấy bài này không có vấn đề về trung lập. Còn việc viết lại như là một nhận định chủ quan theo cách làm của Wikipedia lâu nay thì chỉ cần thiết cho các khẳng định đặc biệt và ý kiến nhận định của cá nhân. TBD (thảo luận) 19:01, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tớ ko hiểu lắm vì sao có pác cho rằng dùng nguồn VN và ĐCSVN cho bài Bác Hồ là ko trung lập nhỉ. Bác Hồ ko phải là người VN, ko phải là người cộng sản, ko phải là người sáng lập Đảng, ko phải là người truyền bá CNCS vào VN hay sao? Tổ chức nào thì lấy nguồn chính của tổ chức đó, các nguồn khác chỉ là phụ. Như khi nói về website nào đó thì lấy chính website đó làm nguồn. Nói về tổ chức nào đó thì lấy trang nhà chính thức làm nguồn. Xưa nay wikipedia vẫn vận hành như vậy. Chứ ko nhẽ dùng toàn nguồn Mỹ để viết về VN, dùng toàn nguồn VN để viết về Mỹ, dùng nguồn đối lập để viết cho nhau? Dùng toàn nguồn chống cộng viết về CNCS, CNXH, Marx, Lenin, Bác, hay dùng toàn nguồn cánh tả viết về CNTB? Thế thì wiki sẽ trở thành 1 nơi bôi nhọ lẫn nhau mà thôi. Tmp (thảo luận) 23:46, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Bạn hăng tiết làm gì vậy? Có thấy tôi đã tự gạch thảo luận và xin lỗi với một lòng thành kính và muốn yên ổn rồi không? Đúng hay sai tôi không muốn bàn tới nữa, tôi chỉ muốn dừng cuộc thảo luận của mình tại đây, đừng có lôi tôi vào nữa nhé :) AlleinStein (thảo luận) 00:26, ngày 23 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Ặc, thì tớ cũng nói chung chung theo đề tài chứ có nói gì đâu. Tmp (thảo luận) 00:31, ngày 23 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Bạn hăng tiết làm gì vậy? Có thấy tôi đã tự gạch thảo luận và xin lỗi với một lòng thành kính và muốn yên ổn rồi không? Đúng hay sai tôi không muốn bàn tới nữa, tôi chỉ muốn dừng cuộc thảo luận của mình tại đây, đừng có lôi tôi vào nữa nhé :) AlleinStein (thảo luận) 00:26, ngày 23 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Tớ ko hiểu lắm vì sao có pác cho rằng dùng nguồn VN và ĐCSVN cho bài Bác Hồ là ko trung lập nhỉ. Bác Hồ ko phải là người VN, ko phải là người cộng sản, ko phải là người sáng lập Đảng, ko phải là người truyền bá CNCS vào VN hay sao? Tổ chức nào thì lấy nguồn chính của tổ chức đó, các nguồn khác chỉ là phụ. Như khi nói về website nào đó thì lấy chính website đó làm nguồn. Nói về tổ chức nào đó thì lấy trang nhà chính thức làm nguồn. Xưa nay wikipedia vẫn vận hành như vậy. Chứ ko nhẽ dùng toàn nguồn Mỹ để viết về VN, dùng toàn nguồn VN để viết về Mỹ, dùng nguồn đối lập để viết cho nhau? Dùng toàn nguồn chống cộng viết về CNCS, CNXH, Marx, Lenin, Bác, hay dùng toàn nguồn cánh tả viết về CNTB? Thế thì wiki sẽ trở thành 1 nơi bôi nhọ lẫn nhau mà thôi. Tmp (thảo luận) 23:46, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Lạ quá, Bác Hồ có mỗi quyển nhật ký được ký tên Trần Dân Tiên thôi mà.--Hoàng Sơn 02:51, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Lâu ngày không vào Wiki tôi cảm thấy thất vọng với chất lượng bài viết, đặc biệt là tính trung lập của bài viết. Nguyên tắc của Wiki có nghĩa là phản ánh quan điểm của mọi bên, cho dù đó là quan điểm trái chiều hay quan điểm thiểu số. Thế nhưng, đọc bài viết về Hồ Chí Minh, tôi chỉ nhìn thấy nó thể hiện quan điểm của một bên, quan điểm mà ở Việt Nam sách lịch sử vẫn viết, thầy cô vẫn dạy và các thành viên wiki vẫn tin tưởng. Tôi nghĩ rằng các bạn cần open mind trong tư tưởng và suy nghĩ. Bác Hồ tốt xấu thế nào không quan trọng, quan trọng nhất chính là suy nghĩ của các bạn được tự do. Thành viên:linhbach
Thống kê
sửaBài này có cần tạo thêm một bài riêng để liệt kê các mốc thời gian trong cuộc đời của bác Hồ không?--天下无敌 (thảo luận) 02:30, ngày 2 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Không khách quan và trung thực
sửaTôi thấy trang Hồ Chí Minh cũng như trang thảo luận của nó không có tính khách quan và trung thực, toàn thông tin một chiều. Tôi đã thử thay đổi một vài chi tiết nhỏ nhưng vẫn không được. Trang này cần bị báo cáo vi phạm.
Nguyenvu.707 (thảo luận) 08:01, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- không khách quan và trung thực ở điểm nào, thông tin 1 chiều ở đâu chỉ giùm ra cái,phán cứ như thánh.Jspeed1310 (thảo luận) 09:34, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Hồ chí Minh có vợ không? Ông là người có vai trò gì trong công hàm năm 58 do Phạm Văn Đồng ký? sao không thấy nêu ra ở trong bài. Đối với đa số người sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 75 thì Hồ Chí Minh là người như thế nào? hoàn toàn không được nhắc đến. Những liên kết dẫn chứng toàn từ các trang có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đảng Cộng sản Việt Nam, như vậy không trung thực, khác nào mèo khen mèo dài đuôi.Nguyenvu.707 (thảo luận) 21:49, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)
CNBH đã xóa thảo luận này của Xuongtv vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:39, ngày 19 tháng 10 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng. |
Đề tài Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới do Unesco công nhận
sửaĐây là nguồn dẫn đến dữ liệu(database) của Unesco. Tại trang 134, chỉ nói là tổ chức kỷ niệm nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông Hồ vào năm 1990. http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdfNguyenvu.707 (thảo luận) 22:26, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Ngay cả Nguyễn Du và Nguyễn Trãi cũng chỉ có một lần tổ chức kỷ niệm thôi, có gì lạ đâu.--Hiếu Vũ Bá 02:46, ngày 25 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Lúc đầu UNESCO công nhận việc tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ, nhưng...(chính cái ‘’nhưng’’ này là điều người ta muốn dấu kín) nhưng sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ quyết định này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rõ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông Hồ chí Minh lập nên, một chế độ phi nhân - phản văn hoá. UNESCO còn tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh, Úc chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng. Đại biểu Hội cựu chiến binh Pháp do tướng Simon là chủ tịch trực tiếp đến trụ sở UNESCO trình bày rõ gần 9 ngàn tù binh Pháp bị bắt sống ở Điện Biên Phủ chỉ có hơn 5 ngàn trở về là do sự đối xử vô nhân đạo của chính phủ Hồ Chí Minh...Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, thôi, UNESCO không tham gia việc kỷ niệm nữa để bảo toàn uy tín của tổ chức quốc tế này. Còn chính phủ Việt nam làm gì thì tuỳ họ. Vì chưa đến cuộc họp sau (cách 4 năm mới họp Đại hội đồng) nên vấn đề thay đổi này không kịp đưa ra trước Đại hội đồng UNESCO.
Gần đến ngày kỷ niệm 19-5-1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập tháng 11/1989; một loạt chế độ cộng sản Đông Âu tan biến, Hànội mất một loạt đồng minh; Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi (Sênêgal) bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Mayor người Tây ban nha; ông này ra hẳn chủ trương: UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một hình thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rõ: không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa. >> tức là Unesco đã ra quyết định kỷ niệm nhưng sau đó đã hủy trước khi quyết định có hiệu lực!! các bạn có thể kiểm chứng trên internet Nguyenvu.707 (thảo luận) 16:34, ngày 26 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Bạn chắc người mới hả :)), mem cũ trên này thi ba cái trên nói chán lắm rồi, chúng tôi thảo luận từ 2005,6,7,8,9 và không chỉ thảo luận một lần. Thế nên bạn vào đây ý kiến ko mem nào trả lời cũng là bình thường (đỏ hay vàng thì cũng chán rồi mà). Hay bạn đọc lại các thảo luận đã lưu đi, tôi nghĩ như thế sẽ khiến bạn thỏa mãn hơn Kenshin top (thảo luận)
- Các bạn đừng mất thì giờ về chủ đề này nữa, đã tranh luận nhiều rồi. Thực ra trong nguyên văn của UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm có câu nói về HCM là Great Culture. Với sự phong phú (hoặc lạm dụng) của tiếng Việt, một số cơ quan liên quan của Việt Nam đã dịch: Great Culture -> Danh nhân văn hóa, cũng tùy theo cơ quan nữa, có cơ quan dịch thành Nhà văn hóa kiệt xuất hoặc Nhà văn hóa lớn, mặc dù sát nghĩa nhất của từ Great Culture là Văn hóa lớn. Chuyện này không đáng để tranh cãi, hãy xem đó như là do sự phong phú về nghĩa của tiếng Việt hoặc có thể xem có một chút lạm dụng về ngôn từ cũng được, không sao. Người Việt Nam vốn có thói quen phóng đại ngôn từ mà, về bản chất thì không đổi, UNESCO vẫn có từ Great Culture khi nói về ông Hồ. ASM (thảo luận) 10:07, ngày 29 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Câu nguyên văn trong bản gốc của UNESCO là Great man of culture. Không dịch là danh nhân văn hóa thì phải dịch thế nào mới đúng? Ko lẽ dịch trần trụi là "Người đàn ông bự của văn hóa"? Truyền thông sách báo VN có nguồn thì ghi là "danh nhân văn hóa", nguồn ghi là "danh nhân văn hóa kiệt xuất", "danh nhân văn hóa Việt Nam" đều đúng cả. Có nguồn ghi là "danh nhân văn hóa thế giới" là dựa trên thực tế tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc là 1 tổ chức quốc tế, có tầm vóc, uy tín mang tính quốc tế. Từ ngữ dùng trên trang chính của Wikipedia này là rất chính xác nhứt rồi, danh nhân văn hóa, ko thiếu, ko thừa, ko thêm, ko bớt. Các dẫn chứng này sẽ làm xóa tan các mối nghi ngờ. http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/UNESCO-da-vinh-danh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-nhu-the-nao-910501/, http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Chinh-tri/381617/trao-tang-ban-nghi-quyet-unesco-ton-vinh-chu-tich-ho-chi-minh.htm. 68.92.148.2 (thảo luận) 02:41, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Great về mặt danh từ nghĩa là giỏi, vĩ đại, về mặt tính từ là lớn, to lớn. Nó chưa bao giờ có nghĩa là danh nhân, xin hãy sử dụng các bộ từ điển Anh-Việt để hiểu. Nhưng thôi, việc này không đáng để tôi bàn tiếp với bạn, suy cho cùng nó cũng chắc ảnh hưởng gì mấy đến nhân vật Hồ Chí Minh trên Wikipedia TV. ASM (thảo luận) 04:10, ngày 24 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Câu nguyên văn trong bản gốc của UNESCO là Great man of culture. Không dịch là danh nhân văn hóa thì phải dịch thế nào mới đúng? Ko lẽ dịch trần trụi là "Người đàn ông bự của văn hóa"? Truyền thông sách báo VN có nguồn thì ghi là "danh nhân văn hóa", nguồn ghi là "danh nhân văn hóa kiệt xuất", "danh nhân văn hóa Việt Nam" đều đúng cả. Có nguồn ghi là "danh nhân văn hóa thế giới" là dựa trên thực tế tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc là 1 tổ chức quốc tế, có tầm vóc, uy tín mang tính quốc tế. Từ ngữ dùng trên trang chính của Wikipedia này là rất chính xác nhứt rồi, danh nhân văn hóa, ko thiếu, ko thừa, ko thêm, ko bớt. Các dẫn chứng này sẽ làm xóa tan các mối nghi ngờ. http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/UNESCO-da-vinh-danh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh-nhu-the-nao-910501/, http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Chinh-tri/381617/trao-tang-ban-nghi-quyet-unesco-ton-vinh-chu-tich-ho-chi-minh.htm. 68.92.148.2 (thảo luận) 02:41, ngày 21 tháng 10 năm 2011 (UTC)
- Great ko là danh nhân nhưng Great man thì dịch là danh nhân cũng đúng. 99.179.99.67 (thảo luận) 01:00, ngày 2 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Tưởng niệm
sửaTrong mục Tưởng niệm về Hồ Chí Minh có nói đến 2 tổ chức thanh thiếu niên Đoàn TNCS HCM và Đội TNTP HCM đặt tên HCM để tưởng niệm về HCM, không phải như vậy, tưởng niệm về ai có nghĩa là đặt tên sau khi người đó chết, tuy nhiên 2 tổ chức này đã được đặt tên từ khi ông HCM còn đang sống nên không thể xếp vào mục tưởng niệm về ông HCM được. 1.55.170.90 (thảo luận) 07:15, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)
- Nhầm quá cơ bản.-- Xuân tóc xuăn 14:19, ngày 9 tháng 8 năm 2011 (UTC)
+ một sự nhầm lẫn căn bản _trước 1970 đội thiếu niên chỉ mang tên : ĐÔI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG,đoàn thanh niên thì mang tên : ĐOÀN THANH NIÊN LAO ĐỘNG VIỆT NAM còn tên hiện nay chỉ có từ năm 1970 mà thôi
Giai thoại
sửaCuộc đời của Hồ Chí Minh có nhiều giai thoại, rất nhiều là do chính ông kể lại (trong những cuốn tự truyện mà ông viết dưới tên người khác). Các học giả nghiêm túc ít tin tưởng vào các giai thoại này và cho rằng nó chỉ được tạo ra để tạo ra huyền thoại về Hồ Chí Minh. William Duiker trong Ho Chi Minh, A Life (tr. 45), nói về việc ông rời Việt Nam tại bến Nhà Rồng:
Hagiographers in Hanoi have made much of scattered remarks contained in his reminiscences characterizing his desire to leave Vietnam as a mission to save his country. Given his notorious proclivity to dramatize events in his life for heuristic purposes, it is advisable to treat such remarks with some skepticism.
tạm dịch:
Các nhà viết tiểu sử ông như là thánh tại Hà Nội đã chú trọng vào các hồi tưởng tung rắc của ông miêu tả việc ông mong muốn ra đi là một sứ mạng tìm đường cứu nước. Với cái thói ai cũng biết là ông hay kịch hóa (phóng đại) các sự kiện trong cuộc đời mình cho mục đích tìm kiếm, [tôi] khuyên không nên tin tưởng các lời nói này.
Các giai thoại này không rõ nguồn gốc, tôi nghĩ không nên xem như là sự thật mà nên được đưa riêng ở một phần "giai thoại". NHD (thảo luận) 00:00, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Thì thế chả khác nào nói bác Hồ là nói láo, tự bịa chuyện? Các giai thoại này nguồn gốc là tự Hồ Chí Minh kể lại vậy là đủ sự thật rồi. Bạn lấy gì mà nói đó không phải là sự thật? Ông William Duiker cũng có thể là người bị ảnh hưởng bởi chế độ tuyên truyền.Trongphu (thảo luận) 23:56, ngày 12 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Đúng vậy, các nhà sử học nghiêm túc cho rằng nhiều giai thoại trong cuộc đời HCM đã được thêu dệt (nhiều khi do chính ông, xem Trần Dân Tiên, T. Lan, v.v.). Còn việc "tuyên truyền" thì bạn nên tự coi lại ai bị ảnh hưởng, và cũng nên tìm hiểu ông Duiker là ai. NHD (thảo luận) 00:43, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- các nhà sử học nghiêm túc ở đây đa số là người nước ngoài, không phải là người việc. Lấy gì đảm bảo là họ không thiên vị? Tuyên truyền thì ai cũng bị ảnh hưởng hết tùy theo nơi mà bạn sinh sống và học thôi. Chỉ có khác là ít hay nhiều. Nói chung tin một nhiều không là không thể được, bạn có thể viết thêm câu Có một số nhà sử gia nước ngoài cho rằng câu chuyện về cuộc đời ra đi tìm đường cứu nước của HCM đã bị thần thánh hóa rồi thêm nguồn vô, vào bài.Trongphu (thảo luận) 00:59, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Bạn có thể thêm một nguồn hàn lâm cho rằng sự việc này đã xảy ra được không? Tôi thấy nguồn hàn lâm mạnh hơn nguồn báo chí rất nhiều. NHD (thảo luận) 01:04, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- OK chuyện đó không khó. Câu chuyện tìm đường ra đi của HCM được truyền bá rộng rãi và được viết thành sách sử dạy học, sách... ở VN. Đợi mình gọi về VN tìm sách nào đó có nói về vụ này rồi mình thêm nguồn đó vô sau. Khoảng 1 tuần là xong.Trongphu (thảo luận) 01:08, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Bạn có thể thêm một nguồn hàn lâm cho rằng sự việc này đã xảy ra được không? Tôi thấy nguồn hàn lâm mạnh hơn nguồn báo chí rất nhiều. NHD (thảo luận) 01:04, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- các nhà sử học nghiêm túc ở đây đa số là người nước ngoài, không phải là người việc. Lấy gì đảm bảo là họ không thiên vị? Tuyên truyền thì ai cũng bị ảnh hưởng hết tùy theo nơi mà bạn sinh sống và học thôi. Chỉ có khác là ít hay nhiều. Nói chung tin một nhiều không là không thể được, bạn có thể viết thêm câu Có một số nhà sử gia nước ngoài cho rằng câu chuyện về cuộc đời ra đi tìm đường cứu nước của HCM đã bị thần thánh hóa rồi thêm nguồn vô, vào bài.Trongphu (thảo luận) 00:59, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Đúng vậy, các nhà sử học nghiêm túc cho rằng nhiều giai thoại trong cuộc đời HCM đã được thêu dệt (nhiều khi do chính ông, xem Trần Dân Tiên, T. Lan, v.v.). Còn việc "tuyên truyền" thì bạn nên tự coi lại ai bị ảnh hưởng, và cũng nên tìm hiểu ông Duiker là ai. NHD (thảo luận) 00:43, ngày 13 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Cái giai thoại bạn thêm vào (chỉ vào bàn tay mà nói "Đây tiền đây") cho dù có thật sự xảy ra hay không, tôi vẫn nghĩ không nên đưa vào mạch chính của bài. Đây không phải là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời HCM, và chẳng có ảnh hưởng gì đến các sự kiện sau này. Nó chỉ được kể lại để minh họa một đức tính nào đó của HCM. Chẳng lẽ những "sự kiện" như "ông vào tiệm sách mua 2 quyển", "bữa trưa ông ăn cà chua và mắm ruốt", cũng liệt kê luôn sao? NHD (thảo luận) 17:11, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Vậy là bạn nhầm to rồi. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời HCM, vì đó là một trong những đoạn hội thoại nổi tiếng nhất về cuộc trình "ra đi tìm đường cứu nước của chủ tịch HCM". Hồi mình ở VN, đoạn hội thoại này được giảng dạy ở trong trường và mình nghĩ ai ai cũng biết. Chắc thời bạn còn bẻ ở VN ít người có TV và sự truyền bá thông tin chưa rộng rãi bằng bây giờ. Đoạn này cũng xuất hiện nhiều lần trong các phim tài liệu, sách về HCM... Nói chung để nói đoạn hội thoại này là đoạn hội thoại nổi tiếng nhất của HCM. Làm sao mà có thể so sánh đoạn này với những chuyện thường ngày bác làm được? Trongphu (thảo luận) 22:11, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Quan trọng ở chỗ nào? Nó có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của HCM? Như tôi đã nói ở trên, việc nó được truyền bá rộng rãi tại VN là vì nó minh họa một đức tính nào đó của HCM ("làm theo gương Hồ Chủ tịch"), chứ tôi vẫn chưa thấy "sự kiện" này có ảnh hưởng nào khác. NHD (thảo luận) 22:50, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Sao không? Bạn cứ lập luận theo một chiều, nói trong bạn muốn thêm gì thì thêm miễn sao có nguồn là được. Cần phải có thông tin từ hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam. Mời bạn về VN mà hỏi xem, bảo đảm 90% mọi người sẽ nói đây là sự kiện quan trọng. Nó ảnh hưởng thế nào à? Đơn giản là nó liên quan đến việc ra đi tìm đường cứu nước của HCM. Xin lưu ý là bảo đảm trước khi đi HCM đã nói chuyện với rất nhiều người hoặc có tới hàng trăm cuộc đối thoại nhưng duy nhất chỉ có cái này là được ghi chú, chứng tỏ tầm quan trọng của nó. Dĩ nhiên nhiều người ở Mỹ sẽ chẳng nghĩ nó quan trọng, đơn giản là vì propaganda và nói đi nói lại người VN cũng "tưng bốc" quá. Nói chung cần giữ thái độ trung lập. Mình thấy cuộc đối thoại đó chả có nêu lên đức tính hay có ý tưng bốc gì hết, đơn giản là nó là một cuộc đối thoại nổi tiếng. Có thể bỏ thành quote. Đúng cái đó là một trong những quote nổi tiếng của HCM. Thôi không cãi lôi thôi nữa, cãi hoài cũng như vậy, mỗi người có một quan điểm khác nhau. Nếu thích thì bầu thôi.Trongphu (thảo luận) 01:19, ngày 17 tháng 12 năm 2011 (UTC)
- Quan trọng ở chỗ nào? Nó có ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của HCM? Như tôi đã nói ở trên, việc nó được truyền bá rộng rãi tại VN là vì nó minh họa một đức tính nào đó của HCM ("làm theo gương Hồ Chủ tịch"), chứ tôi vẫn chưa thấy "sự kiện" này có ảnh hưởng nào khác. NHD (thảo luận) 22:50, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Ờ mà nói thêm. Do ở VN hiện giờ khá bận nên chắc phải mất từ hai tuần tới một tháng để kiếm tài liệu. Nếu được mình cũng đang tính nhờ một số thành viên ở VN. Nếu đến tháng hai vẫn chưa có tài liệu mời bạn xóa thoải mái. Ờ nếu thích thì xóa bây giờ cũng được chừng nào có nguồn mình thêm lại vô.Trongphu (thảo luận) 01:25, ngày 17 tháng 12 năm 2011 (UTC)
Đưa thông tin về đời sống tình dục của Hồ Chí Minh vào bài
sửaHồ Chí Minh thường được tuyên truyền là người suót đời chỉ lo cho nước cho dân nên không có thời gian lo chuyện vợ chồng nhưng rất nhiều nguồn tư liệu lại chỉ ra sự thật hoàn toàn khác, Hồ Chí Minh hầu như tới đâu cũng có những mối quan hệ xác hịt nam nữ, ông có rất nhiều con rơi con rớt. Đây là môt phần rất quan trọng trong cuộc đời ông mà trong bài thì hầu như không đề câp tới ngoài chút ít thông tin về người vợ Trung Quốc có tên Tăng Tuyết Minh của ông.
Gần đây trên blog Anh Ba Xàm có đăng bài dịch lại từ báo chí Trung Quốc với tiêu đề "Một người vợ Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh", cho thấy không chỉ có Tăng Tuyết Minh mà ông Hồ còn có chí ít là hai người vợ Trung Quốc khác. Vì trang này bị chặn ở Việt Nam nên ai không truy cập trực tiếp được có thể bài được trích dẫn lại ở http://vn.360plus.yahoo.com/tonyquynhon/article?mid=270&fid=-1 Các nguồn báo chí Trung Quốc trong bài đủ uy tín để đưa vào Wikipedia. 1 + 2 x 8 (thảo luận) 08:49, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Mấy cái thông tin "động trời" này cần phải có nguồn hàn lâm (xem bài Tăng Tuyết Minh), không thể dùng mấy nguồn tam sao thất bản thế này. NHD (thảo luận) 08:59, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Không có mục từ về một nhân vật nào có phần gọi là đời sống tình dục, chỉ có mục về Gia đình. Nếu có nguồn đáp ứng quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được có thể thêm bà B, bà C nào đó vô mục gia đình riêng. Còn không thì thôi
- Còn trang blog Anhbasam đăng lại 1 bài từ tờ "Dương Thành vãn báo", 1 bài từ trang baidu.com. Theo quy định của nguồn của Wikipedia thì đây không phải là nguồn đáng tin cậy từ các ấn phẩm hàn lâm trong các lĩnh vực chuyên môn như lịch sử
- ASM (thảo luận) 18:35, ngày 4 tháng 4 năm 2012 (UTC)
when did President His Excellency Ho Chi Minh visit to Burma?
sửaAnybody know when did President His Excellency Ho Chi Minh visit to Burma? I would like to add licensing info to this photo [[1]]. I found Press Book on President Ho Chi Minh's [Hô-chí-Minh's] Visit to India and Burma, Published by Foreign-Languages Publishing House, 1958. So, The President visited to Burma before 1958? Pls let me know. Thanks in advance. Aunghtike (thảo luận) 01:56, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- He visited Burma from 14 to 17 February 1958. [2]. NHD (thảo luận) 02:04, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)