Thảo luận:Kiểm duyệt và phân loại phim

(Đổi hướng từ Thảo luận:Hệ thống kiểm duyệt và phân loại phim điện ảnh)
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Thảo luận
Dự án Điện ảnh
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Điện ảnh, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Điện ảnh. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nội dung bài

sửa

@Alphama, Nguyentrongphu, Ihsikuyr, Baoothersks, Băng Tỏa, P.T.Đ, Tonggiang123, và Nguyenmy2302:
Cách đây vài ngày, tôi phát hiện một IP đã thêm rất nhiều nội dung thiếu trung lập vào bài, nên thực hiện lùi sửa.
Tuy nhiên, Tonggiang123 cho rằng "Bài viết này từng có tranh luận nội dung giữa tôi và Nguyenmy2302, sau khi trao đổi cùng các BQV thì mọi người đã nhất trí và Nguyenmy đã rút lại tranh cãi [1]", và phục hồi khoảng hơn 30.000 byte.
Tôi không chấp nhận đoạn mở đầu sai quy cách này, nên muốn mời mọi người thảo luận lại để tránh bút chiến. Nếu cộng đồng cho rằng chất lượng bài hiện tại đã ổn, thì tôi không có ý kiến gì thêm.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:55, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tóm lại là bạn không đồng ý đoạn mở đầu sai quy cách chứ gì. Nếu bạn thấy nó quá dài thì có thể đề nghị tôi chỉnh lại cũng được, chứ không nên lùi sửa về 1 bản xa tít rồi kéo theo đó là một loạt các đoạn không liên quan cũng bị xóa điTonggiang123 (thảo luận) 01:03, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đoạn dưới cũng có tình trạng tương tự: Quá lan man, tầm nhìn hẹp, thiếu trung lập, phần nhiều không có nguồn.
Hiển nhiên, mọi nội dung lệch lạc cần phải bị xoá bỏ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:20, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bài viết khá dài, Đoạn nào bạn cho rằng không nguồn, lan man thì cảm phiền dẫn ra để mọi người góp ý chỉnh sửa, đó mới là ý kiến mang tính xây dựng, chứ không thể nói 1 câu mơ hồ rồi thích xóa gì thì xóa đượcTonggiang123 (thảo luận) 08:45, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Tonggiang123:
Như ý kiến của mọi người phía dưới, tôi sẽ lùi sửa.
Nếu muốn thuyết phục thêm về vấn đề khác, vui lòng gắn thẻ họ rồi từ từ thảo luận sau.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:48, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Tonggiang123: Tôi cho rằng ai muốn viết bài thì phải viết cho đàng hoàng, không thể nào dùng IP nhét một đống tạp nham vào bài rồi bắt người khác theo hầu được. Viết không đàng hoàng thì tuần tra viên có quyền xóa và lùi sửa. Biên tập lại bài và kẹp nguồn là nghĩa vụ của người muốn giữ lại nội dung đó trong bài, không phải của tuần tra viên. Nếu người viết thật sự muốn đóng góp cho bài một cách thiện chí, tất sẽ tiếp thu các ý kiến trong thảo luận này để cải thiện nội dung họ viết.  Băng Tỏa  10:58, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
thì tôi đã nói là đoạn nào có vấn đề thì dẫn ra để còn sửa, nhưng Nguoidungkhongdinhdanh chẳng hề có ý xây dựng, anh ta chỉ làm mỗi một việc là đưa ra 1 lý do mơ hồ, rồi sau đó liên tục lặp lại việc xóa gần hết bài, dù nhiều đoạn bị xóa rõ ràng là có nguồn, thành ra tôi có muốn xây dựng, chỉnh sửa cũng không đượcTonggiang123 (thảo luận) 11:34, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

sửa

19.000 byte

sửa

Vấn đề mới:

Tôi sẽ trình bày các nội dung bị lược bỏ dưới đây:

Nội dung xoá Lý do xoá Nguồn/Nguồn cũ
"Phim ảnh là một lĩnh vực có tác động rất lớn đến hành vi, ứng xử, quan niệm đạo đức của người xem, là một công cụ tuyên truyền tư tưởng mạnh mẽ. Nếu Chính phủ không có cơ chế kiểm soát, kiểm duyệt nội dung phim thì các nhà sản xuất sẽ đua nhau đưa các hình ảnh về tình dục, khỏa thân, bạo lực vào phim để "câu khách", dù những bộ phim này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội (một số bộ phim còn từng gây ra bạo loạn vì có nội dung nhạy cảm về văn hóa, sắc tộc). Vì vậy luật pháp các nước luôn yêu cầu tác phẩm điện ảnh phải được kiểm duyệt trước khi được cấp phép trình chiếu. Ở hầu hết các nước, những bộ phim sẽ phải trải qua kiểm duyệt bởi một cơ quan Chính phủ chuyên trách (ví dụ như Cục Điện ảnh, Bộ Thông tin, Ủy ban truyền thông) để hạn chế, cắt bỏ những yếu tố gây tác động xấu, mức cao nhất là bị cấm trình chiếu để ngăn chặn những phim có hình ảnh, nội dung vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đạo đức xã hội." Giản lược đoạn mở đầu Không
"Tuy nhiên, điện ảnh là ngành gây ảnh hưởng rất rộng và nhanh chóng, nên hầu như tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng phương pháp "tiền kiểm", bởi chỉ có phương pháp này là đảm bảo tốt việc ngăn chặn những bộ phim có nội dung xấu, độc hại trước khi chúng được công chiếu. Còn phương pháp "hậu kiểm" thì có nhược điểm rất lớn, đó là cơ quan kiểm duyệt sẽ không thể phát hiện ra vi phạm trước khi phim được trình chiếu, khi phát hiện ra vi phạm và cấm trình chiếu thì cũng chỉ là "mất bò mới lo làm chuồng" và không còn tác dụng gì nữa, vì chỉ cần 1 ngày trình chiếu tại các rạp phim là đã có hàng trăm nghìn người xem và bị ảnh hưởng xấu từ bộ phim đó rồi (chưa kể đến việc bộ phim vi phạm sẽ được tung lên mạng internet khiến việc cấm chiếu ở rạp trở nên mất tác dụng)." Giản lược đoạn mở đầu Không
"Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức muốn đăng tải phim ảnh, Game show, video ca nhạc lên mạng internet thì phải được cơ quan kiểm duyệt cấp phép, nếu không tuân thủ thì nhà sản xuất sẽ bị phạt nặng. Ví dụ như Hàn Quốc trước đây đã xảy ra tình trạng các công ty truyền thông, ca sĩ cho đăng tải phim ảnh, Game show, video ca nhạc tràn lan lên mạng internet để né tránh việc bị cơ quan Nhà nước kiểm duyệt, vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra luật mới: từ tháng 8/2012, mọi bộ phim, Game show, video ca nhạc (MV) chỉ được phép đăng tải lên mạng sau khi đã chịu sự kiểm duyệt của Bộ Xếp loại truyền thông Hàn Quốc. Hoặc Chính phủ Trung Quốc năm 2017 đã đưa ra quy định: mọi phim ảnh, Game show, video ca nhạc muốn đăng tải lên mạng đều phải được cơ quan Nhà nước cấp phép, nếu tự ý đăng tải thì sẽ bị xử phạt nặng, đồng thời Hiệp hội dịch vụ Netcast Trung Quốc là cơ quan Chính phủ được trao thẩm quyền kiểm duyệt, xử phạt mọi website để thi hành quy định này." Giản lược đoạn mở đầu Không
"Phim ảnh là một sản phẩm đặc thù, rất khó có tiêu chí định lượng cụ thể, cùng 1 cảnh phim nhưng bối cảnh khác nhau sẽ tạo hiệu ứng rất khác nhau (ví dụ như cùng 1 kiểu cảnh quay bắn súng giết người, đặt trong phim chiến tranh thì người xem có thể chấp nhận nhưng đặt trong thể loại phim tâm lý thì lại rất phản cảm). Chưa kể có những cảnh phim ở nước này là bình thường, nhưng ở nước khác lại là cấm kỵ (ví dụ như cảnh phim người ăn thịt chó là bình thường ở Đông Á nhưng lại là cấm kỵ tại các nước Tây Âu). Để đảm bảo việc kiểm duyệt và phân loại phim được thực hiện hợp lý, người ta phải thành lập cả một hội đồng duyệt phim gồm nhiều thành viên, bao gồm các nhà biên kịch, đạo diễn có kinh nghiệm kết hợp với đại diện của cơ quan Chính phủ, đôi khi còn có thêm cả đại diện cơ quan an ninh văn hóa, đại diện các tổ chức tôn giáo, cơ quan bảo vệ trẻ em, các nhà giáo dục, chuyên gia tâm lý v...v..." Giản lược đoạn mở đầu Không
"Do việc kiểm duyệt và phân loại phim có tính chất phức tạp, đòi hỏi tuân thủ cao như vậy nên tại đa số các nước (như Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ...), việc kiểm duyệt phim sẽ do cơ quan chính phủ đảm nhiệm chứ không được giao cho các đơn vị tư nhân (nếu giao cho các công ty tư nhân kiểm duyệt phim thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: mâu thuẫn trong quan điểm kiểm duyệt giữa các công ty thẩm định khác nhau, đơn vị kiểm duyệt móc nối với nhà sản xuất để kiểm duyệt phim dễ dãi, hoặc nhận hối lộ để đánh giá thiên vị với phim của hãng đối thủ...)" Giản lược đoạn mở đầu Không
"(ví dụ như Trung Quốc sẽ cắt bỏ những cảnh phim có nội dung coi Đài Loan là 1 nước độc lập, Israel và Đức sẽ cắt bỏ những cảnh phim thể hiện nội dung ca ngợi Hitler và Đức Quốc xã, Thái Lan sẽ cắt bỏ những cảnh phim mang tính tiêu cực về Hoàng gia Thái Lan...)." Không nguồn Không
"Do quy định của đạo luật bảo vệ trẻ em, các phim dành cho thiếu nhi ở Mỹ bị kiểm duyệt rất mạnh tay. Ví dụ như bộ phim hoạt hình Bảy viên ngọc rồng của Nhật Bản khi chiếu tại Mỹ đã bị kiểm duyệt chỉnh sửa rất nhiều phân cảnh so với bản gốc: tất cả những cảnh Goku và Bulma khỏa thân hồi bé đều được vẽ thêm quần lót, xác chết của các nhân vật được xóa đi, các cảnh chiến đấu phải xóa đi những vết máu, cảnh bắn súng bị xóa đi hoặc phải chỉnh sửa thành súng la-de, màu da của nhân vật Popo phải đổi từ đen sang xanh để tránh gây ác cảm về phân biệt chủng tộc..." Không nguồn Không
"...và quy định thời điểm ra rạp" Không có trong nguồn [2]
"Quy định này cấm các nội dung hiển thị hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luân, đồng tính luyến ái, lạm dụng tình dục, ấu dâm... Các quy định khác cũng nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu khuyến khích "lối sống xa hoa thác loạn", đăng "chi tiết cảnh bạo lực và tội ác" hoặc "hành vi khiêu dâm" bao gồm cả thủ dâm. Tất cả những bộ phim vi phạm quy định đều sẽ bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các nhân vật đồng tính trên phim ảnh Internet đã làm băng hoại văn hóa giới trẻ bởi nội dung dung tục, suy đồi đạo đức và thiếu lành mạnh." Không có trong nguồn [3]
"Hệ thống phân loại phim tại Việt Nam đã có những tiêu chí cụ thể cà cơ quan phụ trách rõ ràng. Nhưng trong thực tế, việc thực hiện thiếu nghiêm túc từ cả người xem lẫn rạp chiếu khiến việc phân loại phim trở nên kém hiệu quả. Phần lớn các rạp ở Việt Nam, nhất là các rạp ở địa phương đều quản lý người xem khá lỏng lẻo. Hiện nay, chưa có rạp phim Việt Nam nào bị phạt vì cho người vào rạp không đúng độ tuổi quy định. Chính vì thế, việc thi hành quy định phân loại độ tuổi tại các rạp chiếu chỉ biết trông vào "ý thức tự giác" của người xem là chính." Không có nguồn (nguồn sai) [4]
"Nhìn chung, khán giả Việt Nam vẫn chưa quen với việc phải xuất trình chứng minh thư khi đi xem phim (nếu rạp phim yêu cầu thì họ cho là gây khó dễ), do vậy họ cứ thoải mái bỏ qua quy định, thờ ơ hoặc thậm chí không hề biết về mức độ giới hạn độ tuổi của bộ phim. Nhiều khán giả không hề biết hoặc cố ý phớt lờ việc phim có giới hạn độ tuổi, nhiều gia đình vẫn thoải mái cho trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng vào xem các bộ phim xếp loại 16+, 18+. Phần lớn các rạp chiếu phim cũng bỏ qua quy định này và vẫn bán vé cho trẻ em vì sợ mất khách, hoặc nhiều khi nhân viên soát vé không có thời gian để kiểm tra lứa tuổi có chính xác hay không." Nguồn chết, không có trong nguồn [5] [6]
"Ở nước ngoài, việc dán mác phân loại độ tuổi cho phim là để cảnh báo, ngăn chặn người xem không đủ tuổi, các nhà sản xuất thường cố gắng giảm bớt các yếu tố bạo lực, tình dục, khỏa thân... để tránh việc phim bị dán nhãn tuổi quá cao. Ở Việt Nam thì ngược lại, việc dán mác "phim 16+, 18+" lại trở thành biện pháp câu khách cho phim tại Việt Nam. Một khán giả ở TP Hồ Chí Minh nhận định: “Tâm lý người Việt thường rất tò mò. Có thể một phim Việt ra rạp mà nhìn poster hay trailer không mấy hấp dẫn thì khó kéo được người xem ra rạp. Nhưng giả dụ nó được gắn thêm mác "16+" thì sẽ có rất nhiều người hiếu kỳ và đi xem, chỉ để chờ đón các cảnh nóng hay cảnh bạo lực”. Nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng nhãn phim "16+, 18+" để có thể sử dụng các yếu tố câu khách, giật gân để kiếm thêm lợi nhuận, họ cố ý thêm vào các yếu tố "người lớn" như cảnh nóng, khỏa thân, đồng tính... để phim được dán nhãn "16+, 18+", như vậy phim sẽ hút khách hơn. Trào lưu này được đánh giá là dễ nhận thấy khi các phim giới hạn độ tuổi "16+" của Việt Nam gần đây được sản xuất ngày càng nhiều, nhưng đều ít gây được ấn tượng tốt về chất lượng nghệ thuật. Như vậy, quy định dán nhãn phân loại độ tuổi ở Việt Nam chẳng những không phát huy tác dụng tốt mà thậm chí còn gây phản tác dụng." Thiếu trung lập, tầm nhìn hẹp, vi phạm bản quyền, nghiên cứu chưa công bố [7]
"Với việc giám sát lỏng lẻo cũng như tính tự giác thấp từ cả người xem lẫn rạp chiếu như hiện nay, quy định phân loại độ tuổi dù được ban hành cũng chưa chắc có thể áp dụng được trong thực tế, thậm chí nhiều người lo ngại là sẽ càng gây "phản tác dụng" vì những lý do:
  • Với những khán giả từ 18 tuổi có thể yêu cầu xuất trình chứng minh thư, nhưng với khán giả từ 13 đến dưới 18 tuổi thì phần lớn không có giấy tờ tùy thân, còn việc xác định tuổi bằng mắt thường là không thể chính xác. Mặt khác, nhiều rạp chiếu phim sẽ cố tình phớt lờ việc phân loại độ tuổi khán giả để bán được thêm vé (ở Việt Nam việc này diễn ra rất phổ biến, bởi trong trường hợp làm sai quy định, rạp phim cũng không bị áp dụng bất cứ chế tài xử phạt nào). Như vậy, áp dụng phân loại phim theo lứa tuổi nhưng lại không có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt tại các rạp chiếu phim thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.
  • Mặt khác, tại Việt Nam, việc dán nhãn "phim 18+" thường gợi liên tưởng đến khỏa thân, kích dục, khiêu dâmtình dục, khán giả sẽ kéo tới rạp chỉ để chờ xem cảnh nóng nhằm thỏa mãn trí tò mò "phim có cảnh sex gì mà lại cấm trẻ em". Tình trạng này đã xảy ra với hệ thống phân loại "phim 16+" trước đây nhưng chưa nghiêm trọng, nhưng nay với việc có thêm nhãn "phim 18+" (chấp nhận "độ nóng" cao hơn "phim 16+" như trước đây), nhiều nhà làm phim sẽ càng mạnh tay trong việc lạm dụng các yếu tố câu khách như khỏa thân, tình dục, đồng tính luyến ái... để phim ăn khách hơn, trong khi nhiều trẻ em vì thấy tò mò bởi nhãn "người lớn" của phim nên sẽ tìm cách vào rạp để xem các "phim 18+" (và thường thì các em sẽ dễ dàng vào rạp mà không bị ngăn cản). Đó là chưa kể đến việc trẻ em có thể ghi nhớ tên phim rồi dễ dàng lên mạng internet hoặc mua băng đĩa để xem các "phim Việt 18+" dạng này mà không ai có thể kiểm soát được.

Nếu không khắc phục được những vấn đề này, phân loại phim theo độ tuổi chỉ gây tác dụng ngược, không những không ngăn được người xem chưa đủ tuổi mà còn kích thích các nhà làm phim ngày càng lạm dụng các yếu tố khiêu dâm, tình dục để câu khách, khiến môi trường văn hóa xã hội bị ảnh hưởng rất xấu."

Không nguồn Không
"Một vấn đề khác đó là ở thời điểm năm 2020, Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về kiểm duyệt phim ảnh, Game show, video ca nhạc (MV) được phát hành trên mạng internet (Youtube, Netflix...) Nghịch lý ở chỗ phim ảnh, game show phát trên truyền hình phải được các đài truyền hình biên tập kiểm duyệt, phim ảnh ra rạp thì phải có hội đồng duyệt phim của Bộ Văn hóa, nhà phát hành phải chịu trách nhiệm; Nhưng các game show, phim ảnh, video ca nhạc đăng trên mạng lại gần như không chịu bất cứ sự kiểm soát, kiểm duyệt nào trước khi đăng tải. Điều này dẫn tới việc có nhiều game show, các web drama (phim trực tuyến), video ca nhạc được đăng tải lên mạng có những nội dung phản cảm, gây bức xúc dư luận như: ca ngợi xã hội đen, cổ súy bạo lực, sử dụng hình ảnh khiêu dâm, cổ vũ đồng tính luyến ái, đi sâu khai thác chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng, soi mói đời tư của người khác... nhưng lại không hề bị kiểm duyệt, ngăn chặn." Không nguồn Không
"Tỏng thực tế, đã xảy ra những hệ lụy nghiêm trọng bởi những video đăng tải tràn lan trên mạng mà không bị kiểm soát nội dung. Tháng 10/2020, một bé gái 5 tuổi tử vong vì bắt chước video "trò chơi treo cổ" trên YouTube. Trên Youtube, hàng loạt video đâm chém bạo lực, ân oán giang hồ, cùng những lời chửi thề tục tĩu, hình ảnh hở hang khiêu dâm... được đăng tải, thu hút hàng triệu người xem. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ người xem, nhất là giới trẻ, tỏ ra háo hức chờ đón, tung hô những video phản văn hóa đó. Hàng loạt những tội phạm giang hồ như Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng, Quang Rambo, Phú Lê, Dũng Trọc Hà Đông, Đường Nhuệ... lại được khá nhiều bạn trẻ chào đón như những thần tượng, khiến đạo đức xã hội trở nên lệch lạc, quái gở. Việc nhiều thanh niên sa ngã, đi vào con đường vi phạm pháp luật có thể được bắt đầu từ những video xấu này." Thiếu trung lập [8]
"Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, các ứng dụng trực tuyến như Netflix đang cung cấp hàng nghìn nội dung gồm các thể loại phim, gồm cả phim tài liệu lịch sử, trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra... cho hàng triệu khách hàng người Việt Nam, có thu tiền thuê bao định kỳ hằng tháng tại Việt Nam. Trong số đó, có nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam như: xuyên tạc lịch sử Việt Nam, xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, nội dung bạo lực, sử dụng ma túy, hình ảnh khiêu dâm đồi trụy... nhưng vẫn được trình chiếu mà không phải thực hiện bất kỳ sự kiểm duyệt nào. Thế nhưng, theo Cục Điện ảnh, đây là hoạt động điện ảnh qua mạng Internet, Luật Điện ảnh chưa có quy định kiểm duyệt, chế tài xử lý đối với loại hình phim ảnh này." Thiếu trung lập (không chắc chắn) [9]
"Ngoài ra, nhiều bộ phim, video ca nhạc (MV) có nội dung, hình ảnh cổ vũ đồng tính luyến ái cũng được đăng tải tràn lan trên mạng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý, hành vi của người xem, nhất là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nhiều bạn trẻ a dua đua đòi, muốn học theo các thần tượng ca sĩ - diễn viên trong các bộ phim, video ca nhạc đó nên đã thử yêu đương, quan hệ đồng tính. Về lâu dài, các bộ phim, MV đồng tính này sẽ dẫn tới lệch lạc hành vi giới tính trong thanh thiếu niên, tạo ra nguy cơ lớn về phát triển giống nòi của đất nước." Thiếu trung lập, tầm nhìn hẹp [10]
"Việc không có cơ chế quản lý phim ảnh, Game show, video ca nhạc (MV) được phát hành trên mạng internet là một lỗ hổng lớn về pháp lý, để lại hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý truyền thông - văn hóa ở Việt Nam. Nhưng các cơ quan quản lý văn hóa Nhà nước (vốn chậm chạp trong việc nắm bắt thực tiễn và công nghệ mới) hiện vẫn chưa đề ra được các biện pháp kiểm soát." Không nguồn Không

Lại phiền @Nguyentrongphu, Ihsikuyr, Nguyenmy2302, Băng Tỏa, và DHN: vào cho ý kiến.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:55, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vậy chỗ 33kb đã xóa thì sao, đề nghị dẫn ra cho đủ chứTonggiang123 (thảo luận) 14:24, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Tonggiang123:
33.000 byte kia tôi xoá theo đồng thuận phía trên.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:00, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Các ý kiến ở trên đa số là trung lập, chỉ có 2 ý kiến ủng hộ dọn dẹp nhưng chỉ nói chung chung là dọn dẹp cho khách quan và ngắn gọn hơn, chứ họ không hề nói là nên lấy phiên bản nào, và nên xóa những đoạn nào, đừng diễn giải ý kiến của họ theo ý của mình. Vì thế, tôi đề nghị bạn dẫn tất cả những đoạn đã bị xóa để cùng xem xét.Tonggiang123 (thảo luận) 16:20, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DHN, Nguyenmy2302, Nguyentrongphu, Băng Tỏa, và Ihsikuyr:
Phiền mọi người một chút. Tôi không dám tự giải thích vì sợ bị ai đó coi là đã chịu ảnh hưởng từ "thiên kiến xác nhận".
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:26, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đồng thuận rõ rành rành như ban ngày thế mà còn đòi hỏi cái gì nữa. Bây giờ chỉ việc gom tiếp đồng thuận về 19k byte đang tranh chấp thôi.  Băng Tỏa  20:15, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

sửa
  1.   Ý kiến Ngay cả khi lược bớt tôi vẫn thấy phần mở đầu như một bài viết ngắn. Dù sao thì đoạn mở đầu trước đó đã tệ sẵn rồi thì cũng đừng làm cho nó tồi tệ thêm nữa. Q 12:59, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Ihsikuyr: Bạn cần nêu quan điểm rõ ràng hơn là liệu bạn có ủng hộ bạn Danh xóa 19k byte đó hay không?  Băng Tỏa  20:13, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ đã đồng ý xóa ở trên rồi thì không cần phải đồng ý thêm một lần ở dưới nữa. – Q 02:05, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.   Ý kiến Có đồng thuận rồi thì cứ làm thôi. Ai đi ngược lại với đồng thuận có thể bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:35, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3.   Ý kiến Như ý kiến của Phú. Tôi ủng hộ phiên bản của NDKĐD. Thành viên Tonggiang123 này không phải lần đầu làm giảm chất lượng bài, viết mở đầu lan man, liên tục lùi sửa không lý do và đã từng ăn cấm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:16, ngày 16 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  4.   Ý kiến Tôi đồng thuận với phiên bản của NDKDD. Phiên bản cũ có quá nhiều vấn đề đặc biệt là việc trung lập. Nhiều nguồn không liên quan và không truy cập được. NTCuong19 (thảo luận) 13:47, ngày 16 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  5.   Ý kiến Ủng hộ bạn Danh xóa quách 19k byte đó. Toàn thông tin không nguồn, mang tính định hướng, thiên vị về phía nhà nước.  Băng Tỏa  20:11, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  6.   Ý kiến Bạn @Tonggiang123: chắc không còn ý kiến gì khác. Tôi sẽ xoá ngay. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:14, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    1.   Ý kiến Ai bảo là tôi không có ý kiến gì khác vậy. Tôi phản đối việc xóa thông tin, ngắn gọn là thế. Một số đoạn bạn bảo là "không khách quan" rồi đòi xóa. Thứ nhất, theo quy định wiki thì đã có bảng "tính trung lập" để người viết chỉnh sửa lại câu từ và người đọc lưu ý về những nội dung này, chứ không yêu cầu xóa (nhiều bài có treo bảng "tính trung lập", chẳng lẽ lại xóa hết cả bài). Thứ hai, tôi hỏi bạn thế nào là "không khách quan", nguyên tắc là nguồn có nội dung thế nào thì phải đưa vào bài đúng như vậy, ví dụ như nguồn viết là "nhiều phim trên mạng vi phạm Luật điện ảnh, nhiều MV nội dung phản cảm", đó đơn thuần là thong tin báo chí phản ánh thực trạng và thông tin trong bài cũng phải như vậy thôi, vậy thì không khách quan ở đâu (viết khác đi thì hóa ra là xuyên tạc nguồn à).Tonggiang123 (thảo luận) 03:05, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
      @Tonggiang123:
      Cộng đồng đã đồng thuận một lần, và chỉ vì bạn vẫn cố giữ cho bằng được nội dung thiếu trung lập nên tôi mới nhờ mọi người thảo luận lần 2.
      Hy vọng đây sẽ là lần cuối tôi phải thấy bạn thêm lại nội dung ngược với đồng thuận.
      Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:29, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh Đã có đồng thuận, bạn cứ việc xóa. Ai đi ngược đồng thuận thì ăn cấm, thế thôi. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:21, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận

sửa

Nội dung tranh chấp giữa @Tonggiang123:@NguoiDungKhongDinhDanh:, mời 2 bạn nêu ý kiến ở đây.  A l p h a m a  Talk 04:18, ngày 16 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đã có đồng thuận xóa ở trên và ý kiến khẳng định lại việc đống ý xóa ở dưới. Thành viên Tonggiang123 vẫn cố chấp lùi sửa và có dấu hiệu chống lại đồng thuận cộng đồng. Nhờ các BQV @Alphama @Nguyentrongphu chú ý giúp và khóa trang khi cần thiết. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:25, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đồng thuận rõ như ban ngày rồi còn nói năng gì nữa. Tonggiang123, đây là cảnh báo cuối dành cho bạn. Bạn mà đi ngược lại đồng thuận 1 lần nữa thì tôi sẽ cấm bạn. Trân trọng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:39, ngày 20 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Kiểm duyệt và phân loại phim”.