Thảo luận:Hải Thượng Lãn Ông
Định nghĩa thế nào là "Người tỉnh X"?
sửaTôi chưa bao giờ thấy định nghĩa nào nói rằng
- một người có quê ngoại ở đâu thì coi là "người của vùng đó"
hoặc
- một người ở đâu độ vài chục năm thì là "người của vùng đó". (nếu định nghĩa này đúng thì thử xem có bao nhiêu người phải được bổ sung vào thể loại Người Hà Nội?)
Khi chưa ai đưa ra được dẫn chứng positive cho một trong hai câu trên thì kết luận vẫn là "Lê Hữu Trác không phải người Hà Tĩnh". Tôi sửa lại. (Tmct 16:14, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Tôi không đồng ý bạn về việc kết luận là "Lê Hữu Trác không phải người Hà Tĩnh" vì Lê Hữu Trác, tuy sinh ra và lớn lên ở Hải Dương, nhưng phần lớn cuộc đời ông gắn bó với mảnh đất Bầu thượng quê ngoại, những công trình y học mà ông đóng góp cho dân tộc cũng từ đây sinh ra, ông mất tại nơi đây và có cả một khu tường niệm và phần mộ của ông. Như vậy có thể coi ông là "Người Hà Tĩnh". Thử hỏi, người ta muốn tìm hiểu về sự nghiệp của Lê Hữu Trác thì người ta sẽ đến Hải dương hay Hà Tĩnh? Tại sao ông Anhxtanh là người Do thái, không sinh ra ở Đức mà lúc ông sang Pháp, chính phủ Đức yêu cầu chính phủ Pháp đón tiếp theo nghi thức dành cho vĩ dân người Đức? Bạn hãy nên nhớ Lê Hữu Trác sống và làm việc (dạy học, nghiên cứu và hành nghề y) ở quê mẹ từ 26 tuổi đến lúc mất là 71 tuổi, tính ra là hơn 40 năm chứ không phải chỉ ở đó vài chục năm, và ở đây thực sự ông đã công đóng góp cho nhân dân xứ Hoan châu này, và cũng nhờ vùng đất này mà ông có những thành công trong nghiên cứu y học để tên tuổi ông mãi trường tồn với thời gian. Chả lẽ từng đó chưa đủ để nói rằng ông là người của xứ Hoan Châu này hay sao? Còn với Hà nội là kinh đô thì tất nhiên có nhiều người đến sinh cơ lập nghiệp ở đó. Nhưng nếu có công lớn với Hà nội, và gắn bó máu thịt với Hà nội như quê hương thứ hai của mình, cũng có thể xem là người Hà nội (phải được người Hà Nội ghi nhận).
- Chưa có một định nghĩa thỏa đáng về người tỉnh nào, theo tôi để "Lê Hữu Trác là người Hà Tĩnh" là hợp lý.
- Với những lý do trên đây tôi cũng có quyền sửa lại Lê hữu Trác vừa là người Hà tĩnh vừa là người Hải Dương — thảo luận quên ký tên này là của Hương sơn phu tử (thảo luận • đóng góp).
- Lưu ý rằng Albert Einstein là người chủng tộc Do Thái, nhưng ông vẫn sinh ra và lớn lên tại Đức. Nhà mà ông sinh ra tại thành phố Ulm hiện nay là một viện bảo tàng. Nguyễn Hữu Dụng 18:15, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Albert Einstein đã từng có quốc tịch Đức, sinh ra tại Đức. Ông ấy còn được xếp thể loại Người Mỹ, người Thụy Sỹ, vì ông ấy từng giữ quốc tịch những nước đó.(Tmct 18:27, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Về "định nghĩa thỏa đáng về người tỉnh nào", mời bạn Hương sơn phu tử tham khảo định nghĩa về cách khai mục Quê Quán trong các giấy tờ hành chính. Nếu bạn cho là định nghĩa đó là chưa thỏa đáng thì chúng ta cần theo các qui định sẵn có cho đến khi có một qui định khác được mọi người thống nhất. Còn nếu cứ theo các ý kiến cá nhân thì sẽ dẫn đến tranh cãi không chỉ cho bài này mà còn về nhiều bài khác.
- Nếu bạn muốn liệt kê Lê Hữu Trác vào danh mục có liên quan đến Hà Tĩnh, thì đã có thể loại "Hà Tĩnh", hoặc bạn có thể tạo các thể loại "Quê ngoại ở Hà Tĩnh", hay "Người sống ở Hà Tĩnh" hay "Người có công với Hà Tĩnh" v.v.. tôi sẽ không đề nghị xóa những thể loại đó đâu ;).
- (Tmct 18:27, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Thế thì tôi lại hỏi bạn: Vì sao người ta ghi" Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý người Mỹ gốc Đức – Do Thái"? Vậy thì tôi cũng ghi "Lê Hữu Trác là danh y người Hà Tĩnh gốc Hải Dương" cũng hoàn toàn hợp lý.
- Bạn vẫn chưa chứng minh được ông ấy là người Hà Tĩnh, thì chưa thể ghi "người Hà Tĩnh gốc Hải Dương" được. (Einstein không chỉ sống ở Mỹ, ông ấy có quốc tịch Mỹ)
- Về chuyện "có công lớn với ..., và gắn bó máu thịt với...". Nếu mọi người đồng ý xếp Lê Hữu Trác vào thể loại Hà Tĩnh, tôi đề nghị xếp Alexandre Yersin vào thể loại Người Việt, Thầy thuốc Việt Nam, Người Đà Lạt..., vì ông sống ở VN rất lâu, chết ở VN, được tưởng niệm nhiều ở VN, và đóng góp rất nhiều cho VN.
- Tôi nói Lê Hữu Trác là người Hà Tĩnh vì những lý do sau đây:
- Ông gắn bó phần lớn cuộc đời ở mành đất này (từ 26 tuổi cho đến lúc mất là 45 năm), hiện nay khu lưu niệm và mộ của ông ở đây.
- Ông có công rất lớn với Hà Tĩnh
- Nhờ mãnh đất này mà ông đã thành công trong sự nghiệp y học để tên tuổi ông trường tồn mãi đến ngày nay.
- Lê Hữu Trác sống ở Hà Tĩnh và được chính quyền nơi đây công nhận là người Hà tĩnh.
Ta nghĩ ta không nên khắt khe về tiêu chuẩn đưa một người vào một thể loại người tỉnh nào, nếu tên tuổi của người này gắn bó với tỉnh đó vào được tỉnh công nhận. Một người có thể là người của nhiều tỉnh. Nguyễn Hữu Dụng 18:55, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Wiki theo các nguyên tắc của riêng Wiki, không chịu ảnh hưởng của bất cứ tổ chức chính quyền nào về mặt nội dung.
- Xin Hương Sơn phu tử cho biết văn bản nào, số bao nhiêu của chính quyền đã chứng nhận Lê Hữu Trác là người Hà Tĩnh. Xin đừng đánh đồng thể loại "Người tỉnh X" với thể loại "Quê hương thứ hai" trong văn học và ngôn ngữ thường ngày.
- Qui tắc trên của Hương Sơn phu tử chưa từng có trong Wiki, nên cần được các thành viên khác đồng thuận.
- Xin nhắc lại về khả năng xếp loại Alexandre Yersin.
- Xin nhắc lại lần nữa, bạn Hương Sơn phu tử cần ký tên vào thảo luận. Nếu bạn cứ liên tục không theo các quy tắc của Wiki trong khi đòi người khác chấp nhận các quy tắc của mình, thì điều đó rất không phù hợp với cộng đồng này.
- Dụng à, tôi nghĩ chúng ta nên theo nguyên tắc, không nên tạo các tiền lệ xấu để sau này đỡ phải cãi nhau. Tôi không muốn phá ngang bằng cách thêm thể loại Người Hà Nội vào một loạt các bài về người Việt (nhiều lắm, và như vậy thì còn xếp loại làm gì nữa, xóa béng các thể loại Người cho xong).
- (Tmct 18:58, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Tôi thấy bạn bạn tmct chỉ muốn tránh rắc rối chứ k muốn xây dựng một dự án chất lượng, khách quan đủ để thuyết phục tất cả mọi người
- Tranh luận là những việc k thể tránh khỏi, nhất là đối với những vấn đề lĩnh sử và khoa học xã hội, nhất là những tài liệu hiện nay vẫn còn gây tranh cãi, kể cả những cuốn được xem là đáng tin cậy nhất Hương sơn phu tử
- Chính vì "chất lượng" và "khách quan" nên mọi thông tin gây tranh cãi đều cần có nguồn gốc rõ ràng, mọi quy tắc gây tranh cãi cần được thống nhất.
- Về chuyện "những cuốn được xem là đáng tin cậy nhất", mong bạn hãy chú thích vào những chỗ có tiêu bản "cần chú thích". Tôi để đó đã lâu, bạn online nhiều lần nhưng chưa thấy làm. Bạn có thể thấy tôi đã liệt kê trích dẫn nhiều quan điểm từ nhiều nguồn khác nhau, đấy không phải là tránh rắc rối, mà là "nhận lấy rắc rối" để cung cấp thông tin chính xác cho người dùng từ điển. (Tmct 19:23, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
Độ chính xác của phân loại
sửaQuả thực việc phân loại người theo tỉnh phức tạp và gây tranh cãi hơn theo quốc gia nhiều. Nhưng thử nhìn lại, so sánh thử Trần Văn Khê và Phạm Duy. Phạm Duy được xếp vào thể loại Người Mỹ gốc Việt, hẳn nhiên vì ông ta là người Việt, rồi sau đó sang sống ở Mỹ, có quốc tịch Mỹ. Còn Trần Văn Khê, theo tôi biết ông ta không nhập quốc tịch Pháp. Vậy Trần Văn Khê không được xếp vào thể loại Người Pháp gốc Việt mặc dù ông ta chỉ khác Phạm Duy ở chỗ không đi làm giấy tờ để nhập quốc tịch (có thể có những lý do này khác, nhưng cũng chỉ vậy thôi).
Vậy cái được chúng ta tạm căn cứ là giấy tờ. Nhưng ở mức độ tỉnh thì khác. Có những người trên CMND ghi nguyên quán ở X, nhưng anh ta chưa một lần đặt chân đến đó, hoàn toàn không có khái niệm gì về nơi đó. Như vậy giải pháp là không nên quá khắt khe trong việc phân loại này, ví dụ ở đây có thể coi Lê Hữu Trác là người Hà Tĩnh. Người đọc sẽ cũng có những đánh giá của mình. Và trong thể loại người Việt theo tỉnh chúng ta nói rõ thêm. Không phải khi nào chúng ta cũng có hai số 1 để cộng thành 2.--Docteur Rieux 19:11, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Vậy Docteur Rieux có đồng ý để tôi xếp Hồ Chí Minh và rất rất nhiều người khác vào thể loại Người Hà Nội và Alexandre Yersin vào Người Đà Lạt không? Như vậy có phải đã phá hỏng mục đích ban đầu của bạn khi tạo các thể loại này không? (Tmct 19:23, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Tôi đề nghị bỏ phiếu cho một bộ các tiêu chí cho việc xếp loại người theo tỉnh. Rồi sau này ta cứ chiếu theo đó mà làm (tại sao không thể làm giống như các quy định khác của Wiki?).(Tmct 19:25, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
Ok, vậy chúng ta thanh toán nhau ngay ở đây hay hẹn ở một địa điểm khác? Và vì lần quyết đấu này quan trọng (nó sẽ liên quan đến rất nhiều bài của Wiki) nên đề nghị tất cả các quản lý, thành viên thường xuyên chuẩn bị vũ khí tham gia--Docteur Rieux 19:27, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Hải Thượng Lãn Ông phải chịu đựng chuyện này bấy lâu đủ rồi ;). Tôi đang soạn bên Thảo luận:Người Việt theo tỉnh. (Tmct 19:37, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Bạn hỏi tôi "văn bản nào, số bao nhiêu của chính quyền đã chứng nhận Lê Hữu Trác là người Hà Tĩnh" của một người sống cách chúng ta hành trăm năm là một câu hỏi rất vô lý. Thế bạn nghĩ rằng, Lê Hữu Trác sống và nghiên cứu y học 45 năm ở Hà tĩnh không được chính quyền công nhận là người Hà Tĩnh hay sao.
- Bạn muốn làm khoa học, vậy tôi đề nghị tmct tôn trọng những nguyên tắc của khoa học là: hệ thống, khách quan,toàn diện,lịch sử, cụ thể của nghiên cứu khoa học Hương sơn phu tử
- Tôi sẽ không tiếp tục trả lời các "luận cứ" theo kiểu không có dẫn chứng như ở trên. Việc tôi có tôn trọng các nguyên tắc của khoa học hay không, tôi không phải giải thích, những việc tôi vẫn làm ở đây đã đủ chứng minh. (Tmct 19:37, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Bạn có tmct trả lời hay không là việc của bạn, không cần phải nói ra, những việc bạn làm tất nhiên là như thế nào người ta mới nhắc nhớ bạn. Bạn cần phải bình tĩnh mà tiếp thu, không nên có thái độ như vậy.
Chia nhỏ đến lúc nào?
sửaTôi biết là mục đích của thể loại là giúp người đọc tìm kiếm một mục đề khi họ chưa có tất cả các thông tin liên hệ, thí dụ "tôi không nhớ tên nhưng ông ta là nhà vật lý người Pháp trong thế kỷ 18". Tôi chưa biết là sau khi mang mục đề X vào trong thể loại A thì nó không được nằm trong thể loại khác và, do đó, có thêm mục đích tạo ra tranh cãi!
Từ sau khi máy bay được sản xuất số người sinh ra tại một chỗ nhưng sống tại nhiều chỗ khác nhau đã tăng lên rất nhiều lần, tôi biết rất nhiều người với nhiều hơn một quốc tịch, tôi cũng biết nhiều người khi hỏi quốc gia của ông ta là gì thì họ chỉ cười.
Madame Currie là người gì khi bà sinh ra tại Ba Lan và sống rất lâu (cho đến khi chết) tại Pháp?
Mekong Bluesman 20:12, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi chưa bao giờ ủng hộ kiểu phân loại người theo tỉnh, vì nó tạo điều kiện cho tư tưởng địa phương cục bộ. Nhưng vì đa số đã ủng hộ nên tôi không phản đối nữa. Tuy nhiên, một khi đã đề ra một cách phân loại nào thì phải có tiêu chí rõ ràng cho kiểu phân loại đó. (Tmct 20:33, ngày 28 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Tôi cũng không đồng ý với việc chia theo tỉnh như thế này. Nếu sau này tôi trở thành một ông to nào đó và được đưa lên Wiki, chắc chắn lại cãi nhau...--An Apple of Newton 07:35, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Đóng góp của Thành viên:Bshoang
sửaHà Tĩnh - Lễ kỷ niệm 216 năm ngày mất đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác:
Rằm tháng giêng năm Tân Hợi 1971, biết mệnh mình đã điểm, Lê Hữu Trác cho thả một con diều dây và truyền lại cho con cháu: Khi nào ông tạ thế thì hãy cắt dây diều cho người theo dõi, thấy diều rơi ở đâu thì lấy huyệt táng ông ở đó.
Sự kỳ lạ là con diều ấy đã vượt một khoảng không chừng 10km rơi vào núi Cánh Diều (xã Sơn Trung) ngoảnh mặt xuống sông Ngàn Phố. Mộ ông được đặt ở đó. Nay tượng đài được xây trên núi Cánh Diều.
Lê Hữu Trác có công sưu tầm bổ sung thêm 305 vị thuốc Nam, ghi chép tổng hợp 2.854 bài thuốc dân gian và để lại cho đời bộ sách thuốc và hành nghề y “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển và 8 chữ di huấn nguyên tắc hành nghề: “NHÂN – MINH - ĐỨC – TRÍ - LƯỢNG – THÀNH – KHIÊM - CẦN” (NHÂN ÁI - SÁNG SUỐT - ĐỨC ĐỘ - HIỂU BIẾT - RỘNG LƯỢNG – THÀNH THỰC – KHIÊM TỐN - CẦN CÙ).
Để ghi nhớ công ơn ông, nhà nước đã đầu tư 23 tỷ đồng xây khu mộ, dựng tượng đài cao 15m. Công trình khởi công từ tháng 11/2004. Rằm tháng giêng Đinh Hợi 2007 này các hạng mục cũng vừa hoàn thành.
Tại lễ kỷ niệm tổ chức vào ngày 3/3 (rằm tháng Giêng) có hàng ngàn người dân và môn đệ từ khắp các địa phương đã kéo về dâng hương. Ông Trần Đình Đàn - Ủy viên T.Ư Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Trung tướng, Tiến sỹ Phạm Gia Khánh - Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia và nhiều đại biểu T.Ư và địa phương đã có mặt trong buổi lễ long trọng này.
Chiêu Bảy
sửaKhông rõ tác giả bải này có lầm không, nhưng tôi được đọc Giai thoại văn học Việt Nam được biết Chiêu Bảy là tên của Nguyễn Du (mà trong bài Nguyễn Du lại chưa thấy đề cập) chứ không phải Lê Hữu Trác. Có thể kiểm trên mạng qua đường dẫn này:
http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050307110310/nr050307153635/ns070327163419
Với Lê Hữu Trác, tôi chưa từng nghe ông có tên Chiêu Bảy bao giờ.--Trungda 17:46, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)