Thảo luận:Hạng Vũ
Dự án Tiểu sử | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Nhận xét
sửa3 sai lầm nói trong bài, kể cả việc bỏ Quan Trung, cũng không nghiêm trọng bằng việc chôn sống mấy chục vạn quân Tần. Hạng Vũ bỏ Quan Trung là sai lầm chiến lược, nhưng chôn quân Tần là mất ngọn cờ chính nghĩa. Avia 02:03, 8 tháng 6 2005 (UTC)
- Phần nhận xét này có nguồn gốc từ đâu? "Phiền một nỗi, quân sư Phạm Tăng không biết cách nương theo tính khí của Hạng Võ mà điều hành triều chính theo kiểu biết người, biết ta. Trong thâm tâm và cũng lộ dần ra mặt không phục Hạng Võ mà lòng luôn hướng về Lưu Bang." Lời này là nhận xét cho quân sư Phạm Tăng chứ ko phải đối với Hạng Vũ, và có phần "nương nhẹ" cho những thiếu sót của Hạng Vũ. Vietbio 23:52, 14 tháng 8 2006 (UTC)
Các nhận xét nên được cung cấp nguồn trích dẫn. Nguyễn Thanh Quang 10:39, 28 tháng 11 2006 (UTC)
sai lầm ?
sửaKhông nên dùng chữ "sai lầm" cho những việc liệt kê trên. Ngoài ra thành ngữ "hữu dõng vô mưu" ko phải nói về Hạng Võ, xin khoan hãy đọc Hán Sở tranh hùng là một tiểu thuyết có ý thiên về Lưu Bang. Hãy xem thử trong sử ký, Tư Mã Thiên viết về Hạng Võ như một võ tướng chuẩn mực - chỉ xấu một nết là quá nóng vội.
Cho tôi hỏi "bao giờ thảo luận xong mới được sửa bài", thế bao giờ mới gọi là thảo luận xong đây ? bài này có nhiều điểm quá vắn tắt và nhận xét thiên lệch quá Quycuocthat 10:06, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- "Mâu thuẫn" ở bài này không đến nỗi nào, mời bạn sửa luôn vào bài. Tmct 10:18, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Phách, bá
sửaKịch "Phách Vương biệt cơ" có phải là "Bá Vương biệt cơ không nhỉ" ? Casablanca1911 07:54, 17 tháng 10 2006 (UTC)
- 霸 có âm là Phách hoặc Bá, trường hợp này phải gọi là "Bá Vương" hay "Tây Sở Bá Vương", là tước hiệu tự phong của Hạng Vũ. Nguyễn Thanh Quang 08:04, 17 tháng 10 2006 (UTC)
tên tuồng là Bá Vương biệt cơ Quycuocthat 10:10, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Thành ngữ
sửaHữu dũng vô mưu có liên hệ gì với nội dung bài không? 17:24, ngày 16 tháng 8 năm 2007 (UTC) Sai. Xin được mạo muội đính chính rằng, HV ko phải là con người hữu dũng vô mưu bởi vì :
Không có người hữu dũng vô mưu nào mà có thể phá được thế toán của Phạm Tăng và ông Phạm Tăng bác học đa tài như thế ko có ngu gì chạy theo 1 kẻ hữu dũng vô mưu , không có người hữu dũng vô mưu nào mà có thế nhiều lần lấy ít đánh thắng nhiều, đề ra hàng loạt chiến thuận phải nói là tinh hoa trong cái tinh hoa của Nghệ thuật chiến tranh, không có người hữu dũng vô mưu nào có thể phục được nhiều nhân tài và phục được cả thiên hạ. Cả đời Hạng Vũ, quang minh lỗi lạc, Hạng Vũ thua là thua thời thế chứ ko phải thua Lữ Trí hay Hàn Tín và Lưu Bang bất quá chỉ là 1 bức bình phong cho Lữ Trí lợi dụng để thâu tóm thiên hạ vì các vị chắc hẳn cũng biết thời ấy phụ nữ ko được làm chuyện đại sự. Nói là Hán Sở tranh hùng, nhưng chung quy lại chỉ có 2 người đấu trí với nhau, 1 là Lữ Trí, 2 là Hạng Vũ...
Cho Mình hỏi tí được không, Lữ Trí mà bạn nói là ai. có thông tin hay link nào không, mình tìm trên wikipedia Lữ Trí mà không thấy! Nguyễn_Minh_Đức (thảo luận) 09:05, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Nói thêm : trong cuộc kháng bạo Tần, HV và Lưu Bang chia thành 2 đường, tiến thẳng Quan Trung, nếu ko nhờ tiếng tăm vang dội của Hạng Vũ & thời gian Hạng Vũ đi trả thù thì chưa chắc quân Lưu Bang đã đánh bại thành Tần và vào Quan Trung trước tiên Nhiều người nói, Hạng Vũ quá tàn nhẫn, xin được trả lời rằng, Hạng Vũ giết 1 người để cứu trăm người, tàn sát 1 thành để cứu trăm thành, giết 1 người cứng đầu làm gương, tàn sát 1 thành cứng đầu để làm gương =>> trăm kẻ khác, trăm thành khác ắt phải đầu hàng mà nghe theo, từ đó tránh được đổ máu cho trăm kẻ ấy, trăm thành ấy. Nhiều người nói, Hạng Vũ có cái nhân của đàn bà, về chuyện này thì là cái "nhân của đàn bà" hay cái "nghĩa của đấng quân tử" thì chắc hẳn ai cũng rõ. Nếu Hạng Vũ giết chết Lưu Bang =>> Hạng Vũ bạc tình bạc nghĩa =>> Hậu thế chê cười. Hạng Vũ ko giết Lưu Bang =>> Hạng Vũ "nhân của đàn bà" =>> Hậu thế cười chê Có thấy bất công cho Hạng Vũ ko, mà đằng nào thì cúng hơn cái "bạc tình & sợ vơ" như Lưu Bang Hoangthaicuc (thảo luận) 11:59, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)
Tính cách của Hạng Vũ
sửaTrong bài viết về Hán Cao Tổ Lưu Bang của Wikipedia có đọan viết: "Trong khi Hạng Vũ thường được thể hiện là một người lãng mạn và quý phái, Lưu Bang thường bị coi là thô lỗ. Hạng Vũ luôn tỏ ra nhân đức đối với các tướng và lính tráng. Tuy nhiên, ông lại là một nhà chính trị kém cỏi. Hàn Tín (韓信) miêu tả Hạng Vũ là "có lòng nhân của đàn bà," có nghĩa rằng, theo ý ông, sự "nhân đức" của Hạng Vũ chỉ là nhỏ mọn và không mang lại lợi ích cho chế độ cũng như nhân dân của ông." Nhận xét trên có đúng dự thật không. Hình như có vẻ không họp lý khi Hang Vũ được biết đến như một tướng dũng mãnh, chôn sống 20 vạn lính Tần lại là người có nhân đức?
- Nếu không nhầm cái này của Phạm Tăng nói thì phải, có nhắc đến trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Hạng Vũ có cái nhân của đàn bà nên mới thả Lưu Bang thoát chết vài lần, đặc biệt là lần ở Hồng Môn yến, nhận xét này là hoàn toàn chính xác. Rungbachduong 23:00, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Giờ nghĩ thế này, trong quân của HV lúc bấy giờ có bao nhiêu binh lính, lỡ may đang đêm mà 20 vạn quân Tần tinh nhuệ ấy làm phản thì sao ?? Lúc ấy k những việc thu nạp quân Tần thất bại, mà ngay cả cái mạng của HV chưa chắc gì giữ nổi, và để hậu thế phải chê cười, bởi vì hành động thu nạp 20 vạn quân Tần tinh nhuệ vào quân mình rồi để cho chúng tạo phản chẳng khác gì trò ngựa gỗ ở thành Troy ?? Nói về nhân nghĩa, việc này cũng đã nói lên được độ nhân nghĩa của HV, "thà để hậu thế chê cười, thà để mất 20 vạn quân tinh nhuệ còn hơn là mất đi tất cả, để huynh đệ phải hy sinh oan uổng", đúng k quý vị Hoangthaicuc (thảo luận) 11:37, ngày 19 tháng 5 năm 2012 (UTC)
Việc chôn sống hàng binh là việc phải làm, vì thời thế hỗn loạn, làm sao mà sử dụng được đám này, bất cứ ai trong trường hợp này đều phải làm như thế. Chính trị thì không nhắc đến nhân nghĩa làm chi. Còn nhân cách của Hạng Vũ, tôi cho rằng với xuất thân từ gia đình đời đời làm tướng nước Sở, thì ông ta là 1 nhà quý tộc, cư xử khác với Lưu Bang con nhà nghèo nông dân là đúng rồi. Nhưng Lưu Bang có nhân hơn Hạng Vũ là đúng, Hạng Vũ khởi đầu là 1 khuyết tật, khi ông ta đã làm 1 việc bất nhân, chém viên quan có ý giúp mình và hơn 100 người vô tội khác. Lưu Bang khởi sự bằng 1 mưu kế, chứ không bằng võ lực.
Nói Hạng Vũ hữu dũng vô mưu là không có căn cứ, ông ta không có tầm nhìn chính trị thì đúng hơn, theo tôi việc Hạng Vũ sau khi đánh Tần xong, không đóng quân ở Quan Trung mà về Bành Thành thì quả là sai lầm. Là kinh đô của nước Tần bao nhiêu năm, hẳn việc tiến công, phòng thủ giống như sử sách miêu tả sẽ thuận lợi, vậy mà ông ấy vẫn làm vì tình cảm riêng. Sau này ông giống như Lục Giả đã phân tích, không giữ kho thóc lúa ở Ngao Thương, bến Bạch Mã, chứng tỏ Hạng Vũ trong chính trị không thấy những điểm cốt yếu, Lưu Bang tài năng quan sự kém hơn, nhưng ông ta biết mình kém, nên nghe lời người khác.
Sai lầm thứ 2 của ông ấy là khả năng dùng người, Trương Lương, Trần Bình, Hàn Tín đều là người của ông ta, vậy mà không dùng, thì đủ biết, Hạng Vũ không có tài dùng người, không nhận ra tài năng của người. Lưu Bang không có tài nhìn người, vì ông ta có nhận ra tài Hàn Tín đâu, nhưng biết nghe lời người mà ông ta nhìn ra, và ai nói gì là hiểu, biết lựa chọn điều đúng nhất. Hàn Tín chỉ nói 1 hồi mà Lưu Bang đã lạy, hành động này của Lưu Bang đã xếp ông ta vào tư cách của bậc thánh nhân vậy, chẳng khác gì Tần Hiếu Công thủa xưa, nghe Thương Ưởng nói mà lết bằng đầu gối đến gần khi nào không biết.
Lưu Bang gặp nhà Nho là giật mũ đái vào, Lục giả đến nói chuyện, thì nói Ta lấy thiên hạ trên lưng ngựa cần gì sách vở, vậy mà Lục Giả nói 1 hồi, liền dùng Nho giáo để cai trị thiên hạ, để cơ nghiệp nhà Hán tồn hơn 400 năm, là hình mẫu cho đến hết thời phong kiến, và có thể nói cả hôm nay nữa. Lưu Bang quả là vô song. Hạng Vũ không thể so sánh được.
Thanhliencusi (thảo luận) 08:07, ngày 4 tháng 8 năm 2015 (UTC)
Cho mình hỏi
sửaSao bài này giống chép Sử ký Tư Mã Thiên quá vậy Llevanloc (thảo luận) 09:50, ngày 15 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Hỏi thế này, ý rằng tôi muốn thể hiện mình hiểu biết. Nhưng lại lòi cái đuôi dốt ra, thảo nào chẳng ai buồn trả lời
Lý do chết của Hạng Vũ
sửaHạng Vũ bị tự tử
" Tinh thần của quân đội Sở giảm mạnh và nhiều đội quân của Hạng Vũ bị bỏ rơi trong tuyệt vọng. Hạng Vũ chìm vào trạng thái trầm cảm và sáng tác bài hát Sở Ca. Người vợ lẽ của anh ta, Vũ đã tự sát. Tayaga334 NAUTTP (thảo luận) 04:18, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Hạng vũ hay Hạng võ
sửaNhiều người dịch 項羽 là Hạng Võ là lầm. Chữ 武 có âm đọc là Vũ người Nam đọc là võ (trong chữ võ thuật, võ đường, võ nghệ). Còn chữ 羽 (nghĩa là lông chim hay lông vũ...) chỉ có âm Vũ thôi. Thiết nghĩ tên Hạng Vũ (項羽) hay Quan Vũ (关羽) không thể đọc thành Hạng Võ hay Quan Võ được Đào Từ Ngọc (thảo luận) 16:09, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Theo tôi thì Hạng Võ ha Hạng Vũ đều được. Do vũ là cách đọc của người Bắc còn Võ là của người Nam. Nếu đem chữ 羽 đi tra theo âm Hán hvdic.thivien.net thì chỉ có là Vũ nhưng nếu đem đi tra âm nôm thì có hai âm là "võ" và "vũ". Do có rất nhiều âm của miền Nam khi tra không có trong âm Hán mà chỉ có trong âm Nôm như Phước trong Nguyễn Phước Tộc, ơn trong ơn nghĩa, ơn ngãi hay ngãi trong Quảng Ngãi, ngãi tử (tức con nuôi) đều chỉ có trong âm nôm. Còn khi tôi tra một tự điển của miền Nam ghi theo âm của người Nam là Việt ngữ chánh tả tự vị khi kiếm chữ "võ" có ghi "4.羽, lông chim; một loài trong ngũ âm : — dực; mao. " Tức là cả hai đều đúng không có cái nào sai. 溫金 (thảo luận). 08:31, ngày 27 tháng 6 năm 2022 (UTC)
Phần Ngu Cơ
sửaPhần Ngu Cơ mang nặng văn phong sướt mướt, truyện kể, không hợp với bài tiểu sử nhân vật lịch sử này. Nếu xem là yếu tố văn học thì cũng nên bỏ vào bài Ngu Cơ thì hơn. Meo khung (thảo luận) 21:17, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)