Những thảo luận dưới đây là một phần của cuộc thảo luận tại Talk:Gene#Các thảo luận khác

Các từ như bác Vương Ngân Hà như Fixed assets, Current assets chắc khi chuyển qua tiếng Việt là được dịch, chứ không phải phiên âm (phíc át-xét, cú-ren át-xét...); cho nên cần phân biệt với các từ vay mượn và được phiên âm khi thảo luận.
Riêng cá nhân ALS, nhìn các từ axít... thấy có vẻ ngây thơ ;).--Á Lý Sa 11:22, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Trả lời Á Lý Sa

sửa

Đúng là hai từ mà anh liệt kê được dịch sang tiếng Việt, nhưng nên nhớ là các thuật ngữ kinh tế, tài chính đó không phải có ngay trong tiếng Việt do từ xưa đến nay, chúng ta quen với kiểu tự sản, tự tiêu, không cần quan tâm đến tài sản cố định (fixed assets) hay tài sản lưu động (current assets) là gì (có ai cần đến kế toán đâu khi người ta chỉ cần biết là làm đủ ăn), chỉ khi xuất hiện sản xuất theo kiểu công nghiệp có sự đầu tư ban đầu về vốn liếng lớn thì người ta mới cần biết chúng là gì. Chúng hoàn toàn là khái niệm ngoại nhập, nhưng người ta vẫn có thể dịch hay Việt hóa khá chính xác. Vậy thì hà cớ gì cứ phải gene hay amino acid. Tôi không thấy và không hiểu từ axít có gì ngây thơ như Á Lý Sa nói. Đề nghị giải thích thêm chúng ngây thơ như thế nào và ngây thơ ở đâu?Vương Ngân Hà 12:05, 26 tháng 7 2005 (UTC)

LOL...;-D

Một số từ phiên âm tiếng Việt thật sự khiến tôi thấy buồn cười; xin nói cụ thể là "phiên âm" vì nó gợi lại cách ghi nhớ thủơ đầu học tiếng anh của tôi, rất giống! Từ "axít" xét về khía cạnh nào đó quả có phần ..ngây ngây thơ, và ngây ngây ngô.

Tôi xin lỗi vì không giúp thêm được gì mà lại..cười! Có điều gì đang lặp lại ấy ! Eva8404 12:15, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Thiên Hương học Hóa học không biết có giỏi không nhỉ, chắc chưa đến nỗi quên môn này chứ. Tôi thì thôi không học hóa học có lẽ cũng xấp xỉ tuổi bạn, nhưng chưa quên khái niệm axít và bazơ (ba dơ). Vương Ngân Hà 12:27, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Việc dùng từ có thể tuỳ theo thói quen, sự tiếp xúc... Có những từ chuyên ngành rất phức tạp, chứ không phải chỉ có axít, badờ,... Khi đó trong một bài viết vừa có những từ lai căng, vừa có từ nguyên gốc. Còn "ngây thơ" vi nó gây nhớ lại "thuở còn thơ ngày hai buổi tới trường". Một phần cũng như Eva8404 có nói ở trên.--Á Lý Sa 15:29, 26 tháng 7 2005 (UTC)


Anh Vương Ngân Hà ơi, đừng có nóng, có tui về phe của anh nè! ;-) Câu hỏi ở đây không phải là quên hay không quên (cũng không phải là subdirectory hay là directory, cái sub đó tôi lấy đi nấu xúp đuôi bò bên bài về Wien rồi!) mà là buồn cười hay không buồn cười. Tôi học và tốt nghiệp hóa ở nước ngoài, từ hơn 20 năm nay tôi không có đọc hóa học bằng tiếng Việt, lần đầu tiên tôi đọc lại từ axít hình là trên cái Wikipedia này nhưng bản thân tôi không thấy nó tức cười gì cả.

Bản thân tôi tự cảm thấy tôi rất dốt "tiếng Diệc" nhưng lại sính dùng từ Việt mới khổ! Tôi thấy đây là một cuốn Bách khoa toàn thư bằng tiếng Việt, mình cố làm để giúp ích phần nào đó cho cộng đồng những người nói tiếng Việt. Mà tôi thiết nghĩ những người Việt rành các ngoại ngữ khác thì họ qua các Wikipedia khác mà đọc cho rồi, cần gì phải đợi mình dịch hay viết ra bằng tiếng Việt cho họ tham khảo? Những người muốn biết bằng tiếng Việt hay học thêm tiếng Việt thì nếu mình cứ toàn dùng từ tiếng Anh thì có lợi gì cho họ? Mình chỉ giúp ích được cho những người Việt không rành ngoại ngữ lắm và những người không rành tiếng Việt lắm (như tui đây nè!) bằng cách là viết tiếng Việt càng nhiều càng tốt, để họ có thêm nguồn tin tham khảo mà không phải mất rất nhiều thời gian để dịch một cách vất vả. Người Pháp, người Ý rất tự hào về ngôn ngữ của họ, tôi cũng có "tự ái" của một người Việt nên rất thích dùng tiếng Việt! Ngay cả những từ phiên âm như gen, hoóc môn, axít, bazơ tôi đâu có thấy gì là đáng tức cười đâu?

Tôi còn biết nhiều từ "hay" hơn nhiều nhưng cũng không thấy tức cười chổ nào cả. Các bạn hãy nói với một người thợ cơ khí (ít nhất là trong Nam, ngoài Bắc tôi không biết có thông dụng không) "Lấy cái cổ dê xiết nó vô!" và "Lấy cái ống kẹp xiết nó vô" xem họ hiểu câu nào hơn ;-) Phan Ba 13:17, 26 tháng 7 2005 (UTC)

Ha ha "cổ dê" dể hiểu hơn bởi vì dê mới thích xiết vô. tui còn nghe mấy chữ lạ từ người Huế (xin lỗi trước) khi họ dọc chữ màu mà theo tiếng Pháp đã Việt hoá (cu-lơ) Trời ơi! Hôm đó tui hỏi tới hởi lui 3-4 lần mà không không hiểu nó là cái giống gì bị chửi là "đồ Ngu" nhưng ngu thiệt đến mãi khi người đó nói vàng, xanh, đỏ, ... Tôi mới TÍM mặt hiểu ra đó là chữ color trong Anh ngữ Viết cho vui xin đừng nghĩ tui chọt phá nhe Làng Đậu 14:27, 26 tháng 7 2005 (UTC)
Quay lại trang “Gen/Lưu 1”.