Thảo luận:Elizabeth II
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Elizabeth II. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một tin tức có liên quan đến Elizabeth II đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Tin tức vào ngày 9 tháng 9 năm 2015. Nội dung như sau:
|
Một sự kiện có trong bài viết Elizabeth II đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 2 tháng 6 năm 2016. Nội dung như sau:
|
Lượt xem trang hàng ngày của Elizabeth II | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Untitled
sửaSao không để tên bài là Elizabeth II nước Anh?--Docteur Rieux 13:27, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Phần Thời thơ ấu
sửaBài này viết "Là cháu nội của vua Vương quốc Anh nên khi vừa ra đời, bà đã đứng thứ ba trong hàng kế vị, chỉ sau người bác tên Edward - Công tước của Wales - và cha của bà" và "Nhưng Edward chẳng sinh được người kế vị chính đáng và cha mẹ của bà không có con trai. Do vậy, Elizabeth hiển nhiên trở thành người thừa kế ngai vàng nước Anh khi cả bác và cha của bà đều mất."
Ông của Elizabeth II là vua George V. Vua George V có 6 con, theo thứ tự là:
- Edward Albert Christian George Andrew Patrick David, hay Prince Edward. Vì là con lớn nhất nên là thái tử, vì là thái tử nên được phong Prince of Wales (không phải là Duke of Wales -- hay Công tước xứ Wales như trong bài). Sau khi George V băng năm 1936, Edward lên ngôi thành vua Edward VIII.
- Albert Frederick Arthur George, hay Prince Albert, đây là cha của Elizabeth II. Là người con trai thứ hai nên ông được phong Duke of York (Công tước của York). Edward VIII lên ngôi khi chưa có vợ và sau khi lên ngôi thì muốn cưới người yêu là Wallis Simpson. Wallis Simpson là người Mỹ (không vi phạm quy luật của hoàng gia), không theo Anh giáo (có thể đổi đạo trước khi cưới để không vi phạm quy luật), nhưng Wallis Simpson đã hai lần ly dị và không thể nào xin nhà thờ hủy bỏ hai hôn nhân đó được (đây là mọt vi phạm nghiêm trọng với quy luật của hoàng gia). Edward đã chọn người yêu hơn vương miện bằng cách nhường ngôi cho người em trai. Do đó, vào năm 1937 Prince Albert lên ngôi miễn cưỡng và trở thành vua George VI. (Ông chọn tên George để tiếp nối vua cha là George V.)
- Victoria Alexandra Alice Mary Lascelles, hay Princess Mary. Được phong Countess of Harewood (Nữ Bá tước của Harewood).
- Henry William Frederick Albert, hay Prince Henry. Được phong Duke of Gloucester (Công tước của Gloucester).
- George Edward Alexander Edmund, hay Prince George. Được phong Duke of Kent (Công tước của Kent).
- John Charles Francis, hay Prince John. Chết lúc 13 tuổi.
Khi lên ngôi, George VI vẫn nghĩ là sẽ có con trai để phong Prince of Wales và để lên ngôi sau khi mình chết. Nhưng sau cùng ông đã phải tạo ra tước hiệu Princess of Wales để phong cho Elizabeth (trước đó, Princess of Wales chỉ là vợ của Prince of Wales mà không phải là một tước hiệu riêng biệt).
(Sau khi từ ngôi thì Edward VIII được phong Duke of Windsor, nhưng đó chỉ là tước hiệu một lần và các con của ông - nếu có - sẽ không được phép mang tước hiệu đó.)
Khi George VI chết vào năm 1952, Princess of Wales Elizabeth Alexandra Mary (lúc 26 tuổi) lên ngôi thành nữ hoàng Elizabeth II; lúc đó thì Duke of Windsor Edward (hay cựu vua Edward VIII) hãy còn sống.
Như vậy viết "Elizabeth hiển nhiên trở thành người thừa kế ngai vàng nước Anh khi cả bác và cha của bà đều mất" là không hoàn toàn đúng vì:
- Edward là bác của bà (và đã làm vua rồi từ ngôi) mà không phải là chú của bà (và đợi làm vua sau khi cha của bà chết).
- Bà lên ngôi vì bà là Princess of Wales (hay "nữ thái tử), là con lớn nhất của vua mà các chú, cô của bà phải đứng sau trong danh sách kế vị ngôi vua (theo quy luật của hoàng gia thì ngôi truyền cho con của vua trước khi tryền cho anh em).
Do đó tôi đã treo bảng về dịch thuật vào trong bài.
Mekong Bluesman 03:02, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Hic, rối rắm quá. Mình đọc cái tiểu sử gia đình của Elizabeth mà cái đầu mình muốn quay vòng tròn. Có lẽ vì mình không quen với các chữ số Latin được đặt sau các tước hiệu như George V, Elizabeth II. Bác Mekong rành về gia đình của bà như vậy thì mong bác sửa hộ giùm cái bài đó.
- Cảm ơn.
- Yeuvnmaimai 22:22, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Gia phả của bà này quá dễ để hiểu, chỉ cần vẽ ra cái cây gia phả là không còn rắc rối nữa -- có thể vì bà là vua/nữ hoàng của tôi, nhưng so sánh với cây gia phả của nhà Hậu Lê (mà tôi đã muốn vẽ cho Wikipedia hơn 6 tháng nhưng không làm được) thì cây gia phả của Elizabeth II đơn giản hơn.
- OK, tôi sẽ từ từ sửa bài này.
- Còn chữ số Latin thì giống như trong văn hóa Việt thì phải có họ trước miếu hiệu vì khi chỉ viết "vua Thái Tổ" thì không biết là nói về Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tổ hay Nguyễn Thái Tổ. Các vua Tây phương thì không có miếu hiệu và họ dùng ngay tên của họ (theo đúng truyền thống, những dòng họ quý tộc nhiều khi không có họ), do đó ông vua có tên James đầu tiên sẽ là James I, ông vua có tên James thư hai sẽ là James II, ông thứ ba sẽ là James III...
- Mekong Bluesman 18:02, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tóm lại, ở đây cần wiki hoá và dịch thuật cần tốt hơn để độc giả dễ hiểu 125.212.224.157 12:39, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Dịch giữa hai ngôn ngữ không là một việc làm dễ, dịch giữa hai ngôn ngữ không có các điểm chung về văn hóa (như giữa tiếng Anh và tiếng Việt) còn khó hơn rất nhiều lần. Hãy đọc các thảo luận về các bài như Lý Lan, Rừng Na Uy... để thấy sự rắc rối khi dịch nhưng không có context lịch sử hay/và văn hóa; hãy đọc các thảo luận (được sửa nhiều lần bởi nhiều người) của tôi để thấy sự dùng ngôn ngữ của một người không dùng nó như tiếng mẹ đẻ... Mekong Bluesman 18:09, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Cần biên tập
sửaTôi là người dịch phần lớn bài này, nhưng tự cho rằng bài còn rất nhiều điều cần biên tập. Nó cần những người có kiến thức về các lĩnh vực sau biên tập lại:
- Văn hóa Anh và quý tộc châu Âu: biên tập các tước hiệu và danh hiệu
- Quân sự: biên tập đề mục liên quan đến chiến tranh thế giới II và các chức vụ trong quân đội của Anh quốc
- Thiên chúa giáo: nhắc đến một số lễ của Tin lành, các nhà thờ và Giáo hội
Nữ vương hay Nữ hoàng
sửaBài này đang gọi Queen Elizabeth II là "Nữ vương" nhưng có những bài liên quan thì gọi bà là "Nữ hoàng" (đây cũng là cách gọi có vẻ khá phổ biến). Nếu cộng đồng đã thảo luận về chủ đề này, cho tôi xin link tới thảo luận để tôi xem qua. Cảm ơn. Võ-tòng 02:52, ngày 5 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Vui lòng không dùng ngày giờ Việt Nam cho ngày mất của Elizabeth II
sửaLúc này đang là sáng ngày 9/9 tại VN nhưng chỉ 8/9 tại Anh! – Chuongcxg20 (thảo luận) 17:59, ngày 8 tháng 9 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 10 tháng 9 năm 2022
sửaYêu cầu sửa đổi này đã được trả lời. Sửa tham số |answered= hoặc |ans= hoặc |xong= thành chưa để kích hoạt lại yêu cầu của bạn. |
113.179.175.62 (thảo luận) 13:28, ngày 10 tháng 9 năm 2022 (UTC)
- Thay đổi cách gọi "Nữ Vương" thành "Nữ Hoàng"?, từ đúng thành sai? Elizabeth II có tước vị là "Queen" tức "Nữ vương" - "Quốc vương" của "Vương Quốc Anh (United KINGDOM)" chứ không phải "Empress (Nữ hoàng)" của một "Đế quốc (Empire)". Mặc dù cách gọi "Nữ hoàng" phổ biến hơn "Nữ vương" do báo chí thời xưa... nhưng chính vì không sửa đổi nên vẫn luôn gọi sai cách như vậy. – Thời Gian
Không tồn tại!03:43, ngày 29 tháng 11 năm 2022 (UTC)
Nữ hoàng Elizabeth II có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary Windsor, sinh ngày 21/4/1926, tại Mayfair, London. Bà là con đầu lòng của Công tước xứ York, Albert - con trai thứ hai của Vua George V và nữ công tước Elizabeth Bowes-Lyon. Khi sinh ra, công chúa nhỏ không được định là người kế vị vì cha bà là con trai thứ hai của Vua George V. Nhưng vào tháng 12/1936, vua Edward VIII thoái vị và cha của bà trở thành Vua George VI.
skynews-queen-elizabeth-obit5497513-1662679974505331596682.jpg -0 Nữ hoàng Elizabeth II chụp ảnh với Cảnh sát Quân sự Hoàng gia năm 2007. Năm 1952, Sau khi Vua George VI qua đời, Công chúa Elizabeth tiếp nhận ngai vàng Vương quốc Anh ở tuổi 25 với vương hiệu Elizabeth II. Bà đã giữ ngôi vị này trong 25.782 ngày, tương đương 70 năm 214 ngày, trở thành vị quân chủ nắm giữ vương quyền lâu nhất trong lịch sử nước Anh và lâu thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau vua Louis XIV của Pháp, nắm giữ ngai vàng trong 72 năm 110 ngày. Nhưng nếu xét ở góc độ là nhà cai trị nữ thì Nữ hoàng Elizabeth II là người nắm giữ ngai vàng lâu nhất lịch sử thế giới.
Triều đại của bà trải qua 15 đời thủ tướng, bắt đầu từ ông Winston Churchill, sinh năm 1874, và cho đến bà Liz Truss, sinh năm 1975. Bà đã chứng kiến những thay đổi xã hội to lớn trong suốt triều đại của mình, trải qua thời kỳ hậu chiến, quá trình chuyển đổi từ đế chế sang Khối thịnh vượng chung (CHOGM), kết thúc Chiến tranh Lạnh, Vương quốc Anh gia nhập Liên minh châu Âu (EU) rồi rời đi sau đó.
Dù không nắm thực quyền trong chế độ quân chủ lập hiến, nhưng trong suốt hơn 70 năm trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II đã trở thành một biểu tượng quốc gia. Với hầu hết người dân Vương quốc Anh, Nữ hoàng Elizabeth II là quân vương duy nhất mà họ biết, một hình tượng không thể thay đổi trên tem, tiền giấy và tiền xu. Bà luôn nổi bật trong những trang phục màu sắc rực rỡ, đeo vòng cổ ngọc trai, găng tay và túi xách. Nữ hoàng Elizabeth II được coi là biểu tượng của văn hóa đại chúng, một phần của văn hóa Anh. Bà đã trở thành một sự hiện diện thường xuyên trong mọi khía cạnh của đời sống quốc gia - thông điệp Giáng sinh hàng năm của bà, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm chiến tranh Cenotaph vào Chủ nhật tưởng nhớ, tiến hành khai mạc quốc hội của bang...
Phía sau hậu trường, Nữ hoàng không ngừng làm việc để thực hiện các nhiệm vụ hiến định của mình, xử lý các hộp màu đỏ đầy giấy tờ chính thức mỗi ngày và tiếp đón các khán giả hàng tuần với các thủ tướng của mình. Cựu thủ tướng Tony Blair nhớ mãi những cuộc gặp đó. “Bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn với bà ấy, với sự tự tin hoàn toàn”, ông nói, “vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thực sự khó nào, bạn có thể thảo luận với bà ấy, có lẽ nhiều hơn bất kỳ ai khác trên toàn thế giới”.
Cũng như việc di chuyển khắp Vương quốc Anh, Nữ hoàng thường xuyên thực hiện các chuyến công du nước ngoài của hoàng gia. Bà đã đi và gặp gỡ nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo trên thế giới hơn bất kỳ nhà lãnh đạo quốc tế nào khác trong thế kỷ XX. Bà cũng đã tiếp đón hàng chục nhà lãnh đạo thế giới tại Cung điện Buckingham và Lâu đài Windsor cho các chuyến thăm cấp nhà nước, một số khách gây tranh cãi nhiều hơn những khách khác.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Cornwall vào năm 2021 chỉ là một dịp để có thể thấy rõ các nhà lãnh đạo khác đã kính trọng Nữ hoàng đến mức nào, mặc dù bà đã phải bỏ lỡ một hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 năm ngoái khi các bác sĩ nói rằng bà nên nghỉ ngơi.
Nhận được tôn trọng lớn vì nhiều thập niên phục vụ công chúng và kinh nghiệm của mình, Nữ hoàng Elizabeth trở nên nổi tiếng với hình thức ngoại giao trầm lặng đặc biệt. Đây thường là điều cần thiết để duy trì các mối quan hệ đối tác quan trọng của Anh ở nước ngoài. Bà có một sức hút nhẹ nhàng, một phong cách lãnh đạo và khả năng luôn đặt những câu hỏi đúng đắn để khuyến khích người khác trò chuyện và cảm thấy được lắng nghe.
Với tư cách là người đứng đầu CHOGM, có 54 quốc gia thành viên vào cuối thời kỳ trị vì của bà và là nguyên thủ quốc gia của 14 vương quốc, hàng trăm triệu người đã coi bà như một nhà lãnh đạo. Cựu Tổng Thư ký CHOGM, Sir Sonny Ramphal, nói: “Bà ấy quan tâm rất nhiều đến thể chế này không chỉ với tư cách là một tổ chức của Anh, mà còn là một tổ chức có lợi cho các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung và trên thế giới”.
Tại mọi cuộc họp chính phủ của những người đứng đầu CHOGM mà bà tham dự, Nữ hoàng Elizabeth luôn dành thời gian gặp gỡ mọi nhà lãnh đạo; bà tin rằng bất kể đất nước rộng lớn hay hùng mạnh, mọi nhà lãnh đạo đều bình đẳng tại CHOGM. Đó là một sân chơi bình đẳng, không giống như nhiều hiệp hội toàn cầu khác. Đối với nhiều người, bà còn là một hình tượng của sự hòa giải.
Chuyến thăm lịch sử của bà đến Cộng hòa Ireland vào tháng 5 - 2011 là một bước đột phá. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Quốc vương Anh sau 100 năm và được coi là một cử chỉ mang tính biểu tượng sâu sắc, chính thức hóa việc bình thường hóa quan hệ giữa Ireland và Vương quốc Anh sau khi thỏa thuận Thứ Sáu Tuần Thánh được ký kết. Bà cũng là Quốc vương Anh đầu tiên đến thăm Trung Quốc và Arab Saudi, là người đầu tiên đặt chân đến một nhà thờ Hồi giáo, và là người đầu tiên gặp Giáo hoàng tại Vatican.
Sau khi biết tin bà qua đời, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chia buồn và bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ: “Là nguyên thủ quốc gia trị vì lâu nhất của Vương quốc Anh, Nữ hoàng Elizabeth II được nhiều người mến mộ vì phẩm giá và sự cống hiến của bà trên khắp thế giới. Nữ hoàng Elizabeth II là người bạn tốt của Liên hợp quốc. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Nữ hoàng vì sự cống hiến bền bỉ, suốt đời của bà trong sự nghiệp phụng sự nhân dân. Thế giới sẽ mãi ghi nhớ sự tận tâm và khả năng lãnh đạo của bà”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh “trong một thế giới liên tục thay đổi, Nữ hoàng Elizabeth II là sự hiện diện vững chắc và nguồn an ủi cũng như niềm tự hào của nhiều thế hệ người Anh. Di sản của bà in đậm trong những trang sử của nước Anh và trong câu chuyện về thế giới chúng ta”.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đánh giá: “Nữ hoàng Elizabeth II đã luôn cho chúng ta thấy tầm quan trọng của những giá trị lâu dài trong thế giới hiện đại bằng sự phục vụ và cam kết của mình”.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định “Nữ hoàng Elizabeth II đại diện cho tính liên tục và thống nhất của nước Anh trong hơn 70 năm qua. Bà là một người bạn của nước Pháp, một nữ hoàng nhân hậu, người đã để lại dấu ấn lâu dài cho đất nước và thế kỷ của bà”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng Nữ hoàng Elizabeth II sẽ được nhớ đến “như một nhà lãnh đạo kiên trung trong thời đại của chúng ta. Sự lãnh đạo của bà đã truyền cảm hứng cho đất nước và dân tộc của mình. Thật đau buồn trước sự ra đi của bà. Xin chia buồn với gia đình bà và người dân Vương quốc Anh”.
Trong khi đó, theo Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, “Nữ hoàng Elizabeth II là người phụ nữ định hình thế kỷ. Bà đã chứng kiến và viết nên lịch sử đương đại”. Ngoại trưởng Đức Annalena Bearbock đánh giá: “Nữ hoàng Elizabeth II là nguồn sức mạnh mang lại sự tự tin cho đất nước của bà trong gần 100 năm. Nước Đức sẽ mãi biết ơn bà vì đã tiếp cận chúng tôi cho các nỗ lực hòa giải sau thảm họa Chiến tranh thế giới thứ hai”.
- Không thực hiện lúc này: xin vui lòng chỉ ra đồng thuận cho sự thay đổi này trước khi sử dụng bản mẫu
{{Sửa trang hạn chế sửa đổi}}
. Anster (thảo luận) 15:42, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)
- Báo chí chưa bao giờ được xem là nguồn thông tin uy tín nhất, đặc biệt là mảng lịch sử. Không phải tự dưng tiếng Anh phân ra King-Emperor, Queen - Empress mà cứ gom dịch chung Queen với Empress là nữ hoàng. – TuongLam57 (thảo luận) 02:44, ngày 31 tháng 5 năm 2023 (UTC)