Thảo luận:Danh sách nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam

(Đổi hướng từ Thảo luận:Danh sách các nhạc sĩ Tân nhạc Việt Nam)
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Kantcer trong đề tài Đề nghị xóa hoặc tách bài này

Lúc trước bài này gồm nhiều bài nhỏ, có người nhập lại đó chứ. Bây giờ nhìn rối tung Kantcer (thảo luận) 13:24, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Gần như toàn bộ nhạc sĩ VN giờ đều theo tân nhạc, ai theo cổ nhạc? Bởi vậy danh sách này gần như tương đương với Danh sách nhạc sĩ Việt Nam. Liệt kê nhạc sĩ nhạc vàng, tiền chiến thôi là hết sức thiển cận.

Mâu thuẫn nội dung

sửa

Đề nghị hai thành viên Phamnhatkhanh và Thuvan1980 hãy bình tĩnh và thảo luận về lý do hồi sửa lẫn nhau đối với danh sách này, tránh lạm dụng thanh tóm tắt sửa đổi. Mỗi thành viên cần chỉ ra người kia sai sót hay nhầm lẫn chỗ nào mà có thể đưa vào hay không thể đưa vào. Trước mắt nên đặt biển {{mâu thuẫn}} đối với bài viết để hai bên cùng thống nhất về nội dung, còn những nội dung chưa thống nhất hãy tạm mang ra trang thảo luận này để thảo luận. Hai bạn hãy lưu ý tới WP:3RR.--Trungda (thảo luận) 07:29, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Từng thành viên đưa ra quan điểm về cách phân chia các thể loại nhạc cần ghi chú thích nguồn gốc để đủ tính thuyết phục với thành viên khác.--Trungda (thảo luận) 07:36, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sự nhầm lẫn đã rõ mồng một rồi không cần phải suy nghĩ tựa đề là tân nhạc vậy mà đưa cả hòa tấu, cổ điển, sai lầm nữa là đưa cả opera, giao hưởng vào là những thể loại nhỏ của nhạc cổ điển. Phamnhatkhanh (thảo luận) 07:44, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi xem trong danh sách mà Thuvan1980 muốn đưa vào còn bạn muốn đưa ra, thì "ruột" có vẻ không vấn đề gì sai đối với bài này (như hiểu biết của tôi), còn đề mục mới có vấn đề. Vì vậy thiết nghĩ chỉ cần sửa đề mục là được.--Trungda (thảo luận) 07:51, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời
P/S thú thực là tôi không biết nhiều về các dòng nhạc nên khi đọc tới "Nhạc cổ điển trong Tân nhạc" thì tôi cũng thấy hơi bối rối.--Trungda (thảo luận) 07:52, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn này đưa cả cổ điển, hòa tấu vào là sai lầm rồi, mình mới chữa cháy bằng cách đó. Phamnhatkhanh (thảo luận) 07:54, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Tân nhạc" tùy theo người nghiên cứu nhưng phổ biến, kể cả trong một số sách viết về âm nhạc mà tôi ngó qua, đơn giản là để phân biệt với cổ nhạc. Đó là các bài nhạc được soạn trong khoảng từ năm 1930 theo kiểu Tây phương nghĩa là có hòa âm, dùng các nốt nhạc như Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do chứ ko phải dùng các nốt nhạc kiểu Tàu trước đây, ảnh hưởng của Tây học. Từ đó người ta tách ra là khí nhạc và thanh nhạc. Nhạc không lời (tân nhạc), opera, phong cách cổ điển hay bán cổ điển, đều có hòa âm và dùng các nốt nhạc kiểu phương Tây sáng tác ở VN (hải ngoại) giai đoạn này nên hoàn toàn đưa vào tân nhạc là đúng. Cái khác là tây hoàn toàn hay pha trộn với làn điệu của dân tộc thôi, còn không thì gọi là cổ nhạc (hòa âm nhạc cụ dân tộc,...), cho dù sáng tác giai đoạn nào, cả khí và thanh nhạc. Cái cách liệt kê của bạn này nói chung hầu hết là các bài nhà nước VN cấm trước đây, hay được sáng tác vào giai đoạn sau này, và sắp xếp lộn xộn cả về thời gian và âm -vũ điệu, ca từ đủ để xếp nó vào "dòng" nào, mà thiếu nhiều tác phẩm thực sự có thể xem là "kinh điển", có vẻ như bạn ấy ảnh hưởng một cách vô thức (nhưng nặng) của triết học, tư tưởng hiện sinh du nhập trong một số tầng lớp ở VN - ở liệt kê bài, hay quan điểm chính trị - cái ko nên có trong viết từ điển âm nhạc. Cho nên mình mới đề nghị sửa lại, biếtt ôn trọng những sửa đổi đúng của người khác, nếu ko sửa mình đề nghị treo bảng bài chất lượng kém. Mình quan tâm văn học và điện ảnh hơn, ít có thời gian quan tâm sâu về âm nhạc, nên góp ý thế thôi. Có thời gian mình hay người khác bổ sung và sửaThuvan1980 (thảo luận) 15:54, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy dẫn chứng Thanh nhạc và khí nhạc của bạn này hầu như không liên quan gì cả, âm nhạc nào mà chẳng có thanh nhạc và khí nhạc.

Nói chung do bạn này đã hiểu quá rộng ý nghĩa của 2 từ Tân nhạc thành ra bạn đã suy diễn một cách vô thức. Chính bạn không hiểu đúng nghĩa hoặc hiểu lẫn lộn thành ra sai.

Người ta đã nói Tân nhạc Việt Nam thì chỉ nói về Những dòng nhạc nào đặc trưng của Việt Nam mà thôi. Nếu bạn muốn nói về những loại nhạc khác thì có thể vào những bài đó mà nói thêm về Việt Nam

Bạn nói Cái khác là tây hoàn toàn hay pha trộn với làn điệu của dân tộc thôi, còn không thì gọi là cổ nhạc (hòa âm nhạc cụ dân tộc,...), cho dù sáng tác giai đoạn nào, cả khí và thanh nhạc.: Hãy chỉ ra Cái khácCái nào?. Vậy bây giờ tôi hỏi bạn lấy bài lý con sáo, hát ả đào ra phối rock có gọi là tân nhạc không?; lấy bài biệt ly của doãn mẫn phối ngũ cung có được gọi là nhạc cổ truyền không?; chưa kể một số bài tân nhạc theo ngũ cung như của thẫm oánh vẫn được gọi là tân nhạc.

Về hòa âm nhạc cụ dân tộc thì chưa chắc bài nào có hòa âm thì gọi là cổ nhạc, nếu tôi là người biết hòa âm phối khí thì tôi có thể phối bất cứ bài nào với bất cứ dòng nhạc, thể loại nhạc gì. Cái đúng chỉ có thể là bản chất thật của nó mà thôi. Đàn bài Bóng chiều xưa của Dương Thiệu Tước bằng đàn tranh thì nó vẫn là tân nhạc, phối bài Symphony số 5 của Beethoven bằng đàn bầu, tranh, nhị nguyệt thì nó vẫn là Nhạc cổ điển.

Bạn nói Nhà nước cấm nhưng đây là wiki chỉ có đúng hoặc sai chứ không cần biết ai cả; bạn thử vào những bài về VNCH mà xóa đi thử coi có được không? Nhà nước cấm tham khảo đấy.

Bạn lại nói hay được sáng tác vào giai đoạn sau này, và sắp xếp lộn xộn cả về thời gian và âm -vũ điệu, ca từ đủ để xếp nó vào "dòng" nào, mà thiếu nhiều tác phẩm thực sự có thể xem là "kinh điển", có vẻ như bạn ấy ảnh hưởng một cách vô thức (nhưng nặng) của triết học, tư tưởng hiện sinh du nhập trong một số tầng lớp ở VN - ở liệt kê bài, hay quan điểm chính trị - cái ko nên có trong viết từ điển âm nhạc.: lộn xộn ở đâu khi mà ở trên tôi có nói Nhạc sĩ sáng tác qua nhiều giai đoạn với nhiều dòng khác nhau; còn về kinh điển hay không thì bạn thử nói xem và liệt kê ra đi, ở đây không càn biết chính trị.

Bài như thế, nội dung quá đúng theo tiêu đề bạn thử để bảng xem có ai chấp nhận không? Những bài về Tân nhạc xưa nay đã lâu như vậy, Tân nhạc nó đã xuất hiệntồn tại danh sách này mình soạn cũng mới đây chưa ai thắc mắc, đột nhiên bạn vào mới là Lộn xộn.

Mình có nói nếu bạn viết được bài Nhạc cổ điển trong Tân nhạc Việt Nam thì mới thuyết phục chứ từ đó giờ đặc trưng nhạc Việt không có Nhạc cổ điển. Mời bạn xem bài Nhạc cổ điển cũng do mình và một số bạn khác soạn. Cám ơn. Phamnhatkhanh (thảo luận) 02:44, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ở đây bạn phải biết là tiêu đề là "Nhạc sĩ Tân nhạc VN", chứ ko phải là "Nhạc sĩ Tân nhạc" hay "Tân nhạc", tức gói gọn trong cái gọi là tân nhạc của Việt Nam, mà cái nghĩa tân nhạc của VN, về độ lùi thời gian hoàn toàn vênh với các nước khác. Bạn lại đang nhầm lẫn giữa sáng tác và trình bày. Bài Bóng chiều xưa là tân nhạc, vì khi sáng tác sử dụng nốt nhạc của Tây, còn khi ca sĩ hay nghệ sỹ trình bày thì họ trình bày kiểu gì mà chẳng được, chế ra vọng cổ, chèo, xoan, hát văn, jazz, rock, rap, teen pop, chỉ sử dụng tranh sáo nhị đều được cả. Nhiều danh hài đã chế ra như thế. Nguyên Thảo cũng hát Em đến thăm anh 1 chiều mưa phong cách Jazz "mới du nhập vào Vn...Nếu một bài nhạc nào đó sử dụng hòa âm nhạc cụ phương tây du nhập vào, hoặc theo nốt nhạc Tây thì đều được coi là tân nhạc, ko có gì phải thắc mắc cả. Symphony số 5 mà là của nhạc sĩ Vn sáng tác trong thế kỷ 20 theo tiêu chí trên thì vẫn trong nhóm tân nhạc Vn, còn nghệ sỹ chơi kiểu gì sau này mặc kệ họ. Bạn lại thắc mắc về nhạc bán cổ điển. Bạn đã nghe Chat với Mozart (?), ví như Hồ thiên nga của Tchaikovsky, vào Ngày xa anh, thì còn ai dám nói nó ko phải là Tân nhạc ko. Mình đang nói các nhạc sĩ sáng tác nhạc kiểu đó, chứ ko phải nhạc cổ điển thuần túy, dù cũng là Tân nhạc theo nghĩa trên. Về nhạc sĩ sáng tác cổ nhạc, ở VN rất nhiều, cả khí và thanh nhạc, những cái này thì phải có bài riêng, ko gộp vào đây. nói chung rảnh mình sẽ sửa lại nhiều, mình có sách mà, chỉ chưa cót hời gian lục lại thôi. Khái niệm "Những dòng nhạc nào đặc trưng của Việt Nam" của bạn cũng là ko chuẩn xác, vì toàn lấy từ Tây vào, Vn hóa đi, hay pha trộn với giai điệu cổ truyền của VN thôi, ko thể nói Hòn vọng phu của LT thì là đặc trưng của VN, còn Lệ Chi Viên của Trần Mạnh Hùng thì ko phải là đặc trưng của VN. Cái cách liệt kê của bạn là các bài nói chung mang tính đại chúng, và ít nhiều mang phục vụ nặng cho thương mại như giờ ta hay thấy, chứ liệt kê ko bao quát rộng và có chiều sâu, còn phần loại sang sến hay dòng nọ dòng kia như của bạn, thì nói thật là ko có tính bách khoa Thuvan1980 (thảo luận) 15:45, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mình cũng nói thêm những gì bạn nói trên, thì phần âm điệu, mình nghĩ bạn ko biết nhiều, nên luôn nhầm lẫn, trong cả cái cách gọi là "thể loại nhạc", hay "dòng nhạc". Ví như Hồn tử sĩ, cả 2 bên đều sử dụng, sáng tác năm nào, cho ai, xếp nó vào "dòng" nào? Ko thể xếp nó theo tiêu chí chính trị. Còn cái từ nhạc vàng, bạn nghe Truong Chi 1942 thấy cái câu "Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng", vậy từ nhạc vàng có từ khi nào. Cái này đâu phải là cho những nhà chuyên môn. Thuvan1980 (thảo luận) 15:57, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn nói Ở đây bạn phải biết là tiêu đề là "Nhạc sĩ Tân nhạc VN", chứ ko phải là "Nhạc sĩ Tân nhạc" hay "Tân nhạc", tức gói gọn trong cái gọi là tân nhạc của Việt Nam, mà cái nghĩa tân nhạc của VN, về độ lùi thời gian hoàn toàn vênh với các nước khác.: bạn nói độ lùi thời gian gì đó hoàn toàn vô giá trị ở đây, Tân nhạc của Việt Nam thì chỉ quan tâm đến Việt Nam thôi lôi nước khác vào làm gì?

Bạn nói Bài Bóng chiều xưa là tân nhạc, vì khi sáng tác sử dụng nốt nhạc của Tây, còn khi ca sĩ hay nghệ sỹ trình bày thì họ trình bày kiểu gì mà chẳng được, chế ra vọng cổ, chèo, xoan, hát văn, jazz, rock, rap, teen pop, chỉ sử dụng tranh sáo nhị đều được cả. Nhiều danh hài đã chế ra như thế. Nguyên Thảo cũng hát Em đến thăm anh 1 chiều mưa phong cách Jazz "mới du nhập vào Vn: thì đúng tôi đâu tranh luận với bạn chuyện này, nhưng vấn đề ở đây là bạn đã đưa Nhạc cổ điển vào là hoàn toàn sai, vì nó đâu phải tân nhạc; Bạn có thấy rằng bạn đã mâu thuẫn chưa?

Bạn nói Nếu một bài nhạc nào đó sử dụng hòa âm nhạc cụ phương tây du nhập vào, hoặc theo nốt nhạc Tây thì đều được coi là tân nhạc, ko có gì phải thắc mắc cả.: tôi đã dẫn chứng cho bạn thấy là nếu lấy Hát ả đào, Nhã nhạc cung đình huế ra phối ghi ta thì có được gọi là tân nhạc hay không? - Nếu bạn nói phải thì tôi bó cả chân. Tôi thấy chắc cái vụ này là tiền đề để bạn tranh luận với tôi phải không?; thành ra cuối cùng tôi có thể suy ra là bạn cho rằng hễ dụng đến Tây là tân nhạc, vậy tôi hỏi bạn Nhạc cổ điển là tây hoàn toàn vậy có phải tân nhạc không?

Bạn nói Symphony số 5 mà là của nhạc sĩ Vn sáng tác trong thế kỷ 20 theo tiêu chí trên thì vẫn trong nhóm tân nhạc Vn, còn nghệ sỹ chơi kiểu gì sau này mặc kệ họ.: thì bạn phạm 2 sai lầm, sai lầm thứ nhất đã quá lộ rõ tôi phải khẳng định rằng cho đến giờ phút này chính bạn mới là người không biết gì về các dòng nhạc dẫn đến bạn dùng lẫn lộn tất cả; sai lầm thứ 2 là ban không biết gì về bản chất của nhạc cổ điển mong bạn dọc lại kỹ bài Nhạc cổ điển mục bản chất để không thôi bạn đi nói với người ta rằng Symphony số 5 của Beethoven do người Việt phối rock là trở thành tân nhạc của Việt Nam dể cho người ta cười ê mặt, chưa nói đến là đã lộ liễu ăn cấp bản quyền tác phẩm.

Bạn lại nói Bạn lại thắc mắc về nhạc bán cổ điển. Bạn đã nghe Chat với Mozart (?), ví như Hồ thiên nga của Tchaikovsky, vào Ngày xa anh, thì còn ai dám nói nó ko phải là Tân nhạc ko.: Ý bạn là cứ nhạc cổ điển có lờibán cổ điển à? bởi vậy tôi nói nghe nhạc mà ba mớ, không biết rõ đầu đuôi, sự thật, chân lý,... dẫn đến phạm những sai lầm chết người; nếu ai không biết Swan lake mà đã nghe trước Ngày xa anh và nói rằng đó là tân nhạc cho người khác nghe được thì chắc sẽ không có chỗ nào để đào lên cho kịp núp xuống để đỡ quê với người ta. Và sai lầm nữa là chắc Opera, Aria là bán cổ điển hết quá?

Bạn phải hiểu rằng Tân nhạc Việt Nam là những dòng nhạc của Việt Nam có ảnh hưởng từ Tây Phương mà thôi; tức là Việt từ Tây còn những mục bạn dẫn ra là không phải là Tân nhạc nữa mà đó là Cổ nhạc rồi.

Tôi mong bạn hãy đọc kỹ bài Tân nhạc để hiểu bài Ta theo điệu Tây là như thế nào? Còn đã nói Nhạc cổ điểnCổ nhạc rồi, không cần phải bàn cãi.

Bạn nhắc Nhạc vàng ở đây thì tệ nữa vì nhạc vàng trong trương chi kia là nhạc vàng 1942, còn nhạc vàng sau này là nhạc vàng bắt đầu từ thập niên 50-60 lận bạn ơi.

Còn bạn muốn nói về nhạc hòa tấu thì có thể vào bài Nhạc hòa tấu nói về Hiện trạng nhạc cổ điển tại Việt Nam, Nhạc cổ điển thì có thể vào bài Nhạc cổ điển nói về Hiện trạng nhạc cổ điển tại Việt Nam

Bạn có thắc mắc về Hồn sĩ tử mời bạn đọc kỹ bài tân nhạc và nhạc tiền chiến. Còn về phần Nhạc vàng bạn hãy đọc bài Nhạc vàng, còn ý nghĩa từ Nhạc vàng trong bài hát đó thì phải đòi hỏi ở bạn.

Bây giờ mình sẽ nói những sai lầm của bạn và mong bạn đừng sửa nữa vì Tân nhạc Việt Nam đã hình thành và phát triển cho đến ngày nay rồi, không ai thắc mắc, không ai sửa chữa nữa thật yên bình cho đến khi bạn vào nói Trong tân nhạc Việt Nam có nhạc cổ điển

1/Đó là 2 từ Tân nhạc bạn đã đưa Nhạc cổ điển vào bạn có thấy mâu thuẫn TânCổ không?

2/Đó là từ Việt Nam: xin hỏi bạn Nhạc cổ điển hình thành và phát triển khi nào? ở đâu? Có phải là Việt Nam không mà bạn đưa vào?

3/Trước đó bạn đưa vào Giao hưởng, nhạc kịch, Opera, nhạc cổ điển: đây là cách liệt kê không ngang bằng vì giao hưởng, nhạc kịch, opera đều thuộc nhạc cổ điển

Xin hỏi thêm bạn: Bạn có chơi facebook à? Biết fanpage Nhóm những người yêu thích Nhạc cổ điển, Nhạc hòa tấu và Tân nhạc Việt Nam không? Mình thấy những điều bạn nói gần giống với nội dung trong đó. Mình chính là Ad của trang đó, nếu phải cám ơn bạn đã ủng hộ. Phamnhatkhanh (thảo luận) 08:52, ngày 16 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn toàn viết rất là rối và thể hiện trình rất có hạn. Đang nói Tân nhạc VN và cổ nhạc VN, chứ ko phải tân nhạc TG và cổ nhạc TG, những cụm từ sẽ còn gây tranh cãi dài dài. Nếu ko phải là tân nhạc VN thì phải là cổ nhạc VN. Ví dụ như các nhạc sĩ sáng tác cổ nhạc Vn, có thể là chèo, cải lương, tuồng,... gì đó. Nó khác với các nhạc sĩ sử dung nốt nhạc tây và áp cho hòa âm phương Tây. Còn chơi sau này theo kiểu gì thì ko có liên quan gì cả. Nhiều bài dân ca VN họ chơi phong cách ráp, pop, sử dụng các nhạc cu hiện đạo, có sao đâu, nhưng người ta vẫn goi là dân ca. Còn gọi nhạc cổ điển là dịch sang, đâu phải có từ "cổ" thì gọi nó là cổ. Cái cách liệt kê của bạn là do bạn ko am hiểu âm điệu của nó, nên nó mới lộn xộn như thế, và ko có gì là khoa học cả, nặng mùi "thương mại", cũng như khi mình đố bạn về vụ Hồn tử sĩ, Lệ Chi viên hay ca từ trong Trương Chi là bạn bó tay, ko thể giải thích nổi. Có kịch bản cho chèo họ chế ra cải lương, cho kịch thì ho dựng phim, tác phẩm văn học thì ho dựng opera nhac kịch, chả sao cả. Như bài Cảm vấn lộ tại hà phương này của Tây du ký, qua giong ca Trương bạo Mặc,http://v.youku.com/v_show/id_XMjU2NjM1NzI=.html theo phong cách bel canto, giọng Soprano hẳn hoi, ca sĩ họ thích hát phong cách nào quyền của họ mà ko thể gọi là họ vi phạm bản quyền. Nói chúng bạn mới nghe teen pop của mấy cô cậu trẻ tuổi xinh tươi hồn nhiên hát những bài "vớ vẩn" thì bạn hay dị ứng với nhạc hiện đại thôi, chớ tinh hoa thời nào chả có.Thuvan1980 (thảo luận) 15:59, ngày 16 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

mình nói thêm là các nhạc sĩ sáng tác tânn hạc vn, , kể cả khí nhạc theo tiêu chí mình nói cho phim, phim truyện hay tài liệu gì đó, hay cho các chương trình trên TV, sân khấu,... đều gom vào sáng tác "tân nhac" cả, cho dù giai điệu gì, cổ điển hay ko Thuvan1980 (thảo luận) 16:06, ngày 16 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy chính bạn mới viết rất rối, tôi phải cố gắng đọc để mới hiểu được những câu bạn nói. Ví dụ cho bạn xem luôn rất lủng củng: "Cái khác là tây hoàn toàn hay pha trộn với làn điệu của dân tộc thôi, còn không thì gọi là cổ nhạc (hòa âm nhạc cụ dân tộc,...), cho dù sáng tác giai đoạn nào, cả khí và thanh nhạc". Tôi phân tích cho bạn thấy từng ly từng tí vậy mà còn khó hiểu sao?

Bạn nói Đang nói Tân nhạc VN và cổ nhạc VN, chứ ko phải tân nhạc TG và cổ nhạc TG, những cụm từ sẽ còn gây tranh cãi dài dài. Nếu ko phải là tân nhạc VN thì phải là cổ nhạc VN.: Tôi đã dẫn ra cho bạn về bài Nhạc cổ điển, cho dù là ở Việt Nam đi nữa cũng không phải là của Việt Nam, chỉ là phổ biến mà thôi.

Bạn nói Ví dụ như các nhạc sĩ sáng tác cổ nhạc Vn, có thể là chèo, cải lương, tuồng,... gì đó. Nó khác với các nhạc sĩ sử dung nốt nhạc tây và áp cho hòa âm phương Tây. Còn chơi sau này theo kiểu gì thì ko có liên quan gì cả. Nhiều bài dân ca VN họ chơi phong cách ráp, pop, sử dụng các nhạc cu hiện đạo, có sao đâu, nhưng người ta vẫn goi là dân ca.: tôi đâu tranh luận với bạn điều này nhưng chính bạn lại nói Nhạc cổ điển trong danh sách tân nhạc vậy là sao?

Bạn nói Còn gọi nhạc cổ điển là dịch sang, đâu phải có từ "cổ" thì gọi nó là cổ.: vậy cổ nhạc Việt mới là cổ, còn cổ nhạc tây sang việt thì thành tân à?

Bạn nói giải thích gì ở đây, cảm nhận âm nhạc mỗi người mỗi khác

Bạn nói Có kịch bản cho chèo họ chế ra cải lương, cho kịch thì ho dựng phim, tác phẩm văn học thì ho dựng opera nhac kịch, chả sao cả. Như bài Cảm vấn lộ tại hà phương này của Tây du ký, qua giong ca Trương bạo Mặc,http://v.youku.com/v_show/id_XMjU2NjM1NzI=.html theo phong cách bel canto, giọng Soprano hẳn hoi, ca sĩ họ thích hát phong cách nào quyền của họ mà ko thể gọi là họ vi phạm bản quyền.: tôi không biết bài đó là nguồn gốc từ Trung Quốc thật thụ hay là một tác phẩm nhạc cổ điển nên không thể tranh luận, nếu muốn xin bạn dọc bài này https://en.wikipedia.org/wiki/20th-century_classical_music, khi đến thế kỷ 20 thì nhạc cổ điển đâu còn gói gọn ở châu âu nữa là phát triển ra thế giới nhưng vấn đề ở đây là bạn nói nhạc cổ điển là thuộc tân nhạc?

Nếu bạn muốn đưa vào những mục khác thì xin bạn viết bài mới hay mục mới, ví dụ như tôi gợi ý xin bạn viết ở https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam#T.C3.A2n_nh.E1.BA.A1c_Vi.E1.BB.87t_Nam_.C4.91.C6.B0.C6.A1ng_.C4.91.E1.BA.A1i và sửa danh sách ở https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9_T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam#Danh_s.C3.A1ch_c.C3.A1c_nh.E1.BA.A1c_s.C4.A9_Nh.E1.BA.A1c_.C4.91.C6.B0.C6.A1ng_.C4.91.E1.BA.A1i

Cái mà người ta hay gọi nhạc cổ điển của phương Tây ko phải là cổ hẳn, ko phải là từ thời mông muội, nên từ cổ hay tân ở đây khi dịch nghĩa ko có nghĩa là hiểu theo thời gian, mà theo phong cách. Khái niệm tân nhạc vn sẽ khác khái niệm tân nhạc Tq, TL, TNK, Nga,... Tất cả các khái n iệm về cái tiền chiến, đỏ, vàng, tình khúc 54 chả có cái nào đúng nghĩa. Tiền chiến hiểu theo nghĩa đen là trước chiến tranh, nhưng đây hay sử dụng là phong cách. Nhạc đỏ là khái niệm chả ai đặt ra, có lẽ dân gian. Ở các sách NN người ta hay gọi là nhạc CM. Vậy hiểu thế nào là "cách mạng". Nên gọi là nhạc đỏ hay nhạc cách mạng đều ko chuẩn xác. Nhạc vàng thì càng linh tinh. Thời VNCH, sang - sến choảng nhau giành giật thị trường, chê bai nhau, rồi lăng xê, .. .đủ thứ theo quy luật tư bản.

Vấn đề này mình xin nói rộng. Văn hóa ko phải cái gì cũng là nghệ thuật, mà có cái gọi là văn hóa giải trí hay văn hóa tiêu dùng, thuần túy giải trí, hay được tung ra theo quy luật cung cầu. Dạo những năm 30 đã có tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh, suy cho cùng cũng là trong nghệ thuật, chứ ko áp với văn hóa tiêu dùng, cái thời mà "thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng" sau khi khởi nghĩa yên bái và XVNT bị đàn áp, giới tiểu tư sản co cụm mình lại lãng đãng mây ngàn,... Sau Nhật vào, thì ý thức dân tộc hừng hực, hùng ca nhiều lên.

Khái niệm tiền chiến sau này mới có để phân biệt với các dòng khác. nhưng có 1 số cái chung của tiền chiến với nhạc đỏ, giao hưởng và opera hay 1 số "hùng ca" phổ biến thời VNCH - QGVN, là các nhạc sĩ này đa phần học bài bản, và ca sĩ hát tiền chiến cũng hay hát "đỏ", "hùng ca", opera, giọng tenor hay soprano.

thời đầu cũng có văn hóa tiêu dùng kiểu Thế Lữ sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp đường rừng. Sau thì VNCH chủ nghĩa tư bản mạnh lên, nên văn hóa tiêu dùng có dịp phát triển. Nhiều hệ tư tưởng mới tràn vào, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh (cả 2 mặt xấu và tốt). Cái gọi là tình khúc 54-75 là cố ý bôi bên kia, VNDCCH và CM, là ko có tình ca. nhưng thực ra là có, khác là nó ko mang nặng cái tôi, cái cá nhân, mà là cái chúng ta, gắn với "tập thể" (quê hương, đại đồng,...). Các nhạc sĩ nhạc đỏ hay hùng ca VNCH đa số đều từ dòng tiền chiến mà ra. phái CM là họ học từ nhạc thính phòng TQ, Nga, ảnh hưởng của nhạc hùng ca, thính phòng của phong trào cánh tả thế giới rất mạnh. Hạn chế là kiểm soát khá chặt chẽ nên cũng gò bó, nhưng ko có cái gọi là văn hóa tiêu dùng ko định hướng mà theo quy luật cung cầu của tư bản như ở miền nam) (nói theo ông Lê Duẩn là văn hóa thực dân mới). còn gọi phân biệt sang sến là phân biệt giữa "Tây và Ta" mà thôi, tức trường phái tây và trường phái đạm đà tính dân tộc, mà phái theo tây chê là quê, nhưng tầng lớp đông đảo nhất tầng lớp dưới thích. Không thể ko kể đến nhạc Công giáo tác động đến cái gọi là tình ca 54 này như thế nào, nếu nắm tác giả của nó. Còn Trịnh, thì bất khả tri. Mình thì ko thích bàn nhiều đến âm nhạc, nhưng có điều kiện trao đổi thêm với bạn. Còn cái gọi là văn hóa bây giờ là tiếp thu tinh hoa thế giới hay văn hóa thực dân mới thì mình sẽ bàn sau Thuvan1980 (thảo luận) 07:56, ngày 17 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn toàn nói lại những điều mà tôi đã nói với bạn, tôi không phủ nhận mà chính tôi còn phải giải thích cho bạn nữa kìa; còn những danh từ kia người người người đều chấp nhận, nhà nhà đều không phủ nhận; vậy bạn nói thử thời nay sáng tác như thế nào gọi là phong cách Nhạc tiền chiến, bạn nói làm chi những điều mà không ai muốn cãi nữa?

Lại nữa, bạn toàn nói những điều không liên quan gì đến nội dung tranh chấp; về phần nhạc đỏ kia thì tôi đã khuyên bạn từ đầu nên để vào nhạc đỏ, cho đến tận ngày nay những bài về thanh niên tình nguyện v.v... với những giai điệu hành khúc (March) cũng nên xếp vào nhạc đỏ. Còn về phần nhạc đỏ vào 1954-1975 tại miền Bắc và sau này trên cả nước thì nói cho cùng cũng là ca ngợi lý tưởng cộng sản thôi.

Tôi đã tạo mục mong bạn soạn vào đó.

Thôi tôi thấy nên chấm dứt tại đây, tôi đang soạn danh sách nhà soạn nhạc thế tục trong nhạc cổ điển thì phải dừng lại để tranh luận với bạn. Phamnhatkhanh (thảo luận) 03:34, ngày 18 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thsu thực là bạn rất ít đọc sách, mà cái đó thì mình lại mê, và hiểu được nhiều thứ. Trong các sách của mình, ko có từ nhạc đỏ với nhạc vàng. Về nhạc tiền chiến, là phân biệt dựa trên giai điệu và ca từ, chứ ko hoàn toàn theo thời gian. Nhạc vàng, mình có coi chương trình những khúc nhạc xưa, mà họ gọi xếp vào dòng "nhạc quê hương", tất nhiên ko phải bài nào cũng theo bolero hay rumba, còn cái từ "sến" ấy, thì nó vừa rộng mà vừa hẹp hơn cái nghĩa "nhạc vàng". nói thể để bạn hiểu chưa. nói chung bạn nên nghe thêm và chịu khó đọc sách rồi viết gì thì viết. Về CNCS, cũng như nhiều khái niệm khác, nếu bạn tham khảo mấy cái thứ trên wiki này hay sách phổ thông thì coi như vứt đi, vì mơ hồ. cái sự phân chia xanh -đỏ - vàng là của những người kiến thức văn hóa thấp, đơn giản hóa. Thuvan1980 (thảo luận) 15:56, ngày 18 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tiền chiến là một thời đã qua rồi bạn ơi, thời gian sao mà lật ngược lại; cho dù ngày nay rất ít một số bài có giai điệu, ca từ,... gần giống cũng không thể gọi là Nhạc tiền chiến được.

Bạn nói đến từ Sến, vậy bạn có thật sự hiểu hay không? thực tế người ta có phân biệt giữa Nhạc sếnNhạc vàng, sến là vàng nhưng vàng chưa chắc gì đã sến. Mời bạn đọc

1/ http://m.facebook.com/notes/nh%E1%BA%A1c-v%C3%A0ng/nguy%E1%BB%85n-%C3%A1nh-9-gi%E1%BA%A3i-th%C3%ADch-v%E1%BB%81-nh%E1%BA%A1c-v%C3%A0ng-nh%E1%BA%A1c-s%E1%BA%BFn/553103564749011/

2/ http://www.yeunhacvang.com/forums/index.php?topic=14735.0

3/ https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20101123044456AA6hMLF Phamnhatkhanh (thảo luận) 02:05, ngày 19 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tại sao tranh chấp?

sửa

Căn nguyên mà hai bạn Khanh và Van tranh chấp nhau xuất phát từ việc các bạn không định nghĩa được tân nhạc Việt Nam là cái gì. Điều này không thể dựa vào hiểu biết riêng của các bạn mà phải trích từ sách ra. Trước khi xóa hay thêm, các bạn cần mua hay mượn sách của các nhà nghiên cứu uy tín để trích ra đây, từ đó mới có căn cứ để lập danh sách này. Nếu không có căn cứ học thuật thì danh sách này sẽ bị liệt vào dạng tự chế và sẽ bị xóa. Vui lòng tránh dùng nguồn lung tung thiếu khả tín (yeunhacvang.com/forum, Yahoo Answer) để mang vào tranh chấp như bạn Khanh đưa ra ở trên. 42.117.74.39 (thảo luận) 03:14, ngày 19 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trao đổi thêm

sửa

Định nghĩa tân nhạc VN thì tôi định nghĩa rồi, còn lôi sách hôm nào rảnh tôi lôi, vì thú thực là tôi ko quan tâm nhiều đến âm nhạc. Để phân tích âm nhạc, thì phải trên các công trình của các nhà nghiên cứu rất có uy tín và khách quan, dĩ nhiên. Trước tôi đưa vào danh sách các tác giả nhạc ko lời, opera, nhạc kịch, cổ điển và bán cổ điển. Nhạc ko lời là 1 "thể loại" nhạc rộng, hay khí nhạc, để đối với thanh nhạc, và thường sáng tác nhạc ko lời hay kèm với sáng tác opera - nhạc kịch, cổ điển và bán cổ điển - tức phong cách, đây là tôi theo tiêu chí tác giả để viết, chứ ko tranh luận các khái niệm trên, tất nhiên thuộc tân nhạc thì mới đưa vào chứ ko phải sáng tác khí nhạc và thanh nhạc thuộc "dòng" cổ nhạc. Sở dĩ mình đưa vào để bày tỏ sự trân trọng với những người sáng tác khí nhạc và nhạc "bác học", chứ ko phải để nó biến thành chỗ quảng bá cho nhạc "phổ thông". Về sến, thì mình công nhận là ko trùng nghĩa với nhạc vàng, có sến trong giai điệu thường là bolero, nhưng có sến trong lời, kể cả nhạc trẻ bây giờ cũng có hay các nhạc sĩ tự nhận mình sáng tác "nhạc sang", và ko phải cứ bolero là sến, vì nhiều bài ca từ ko có gì là sến. Sở dĩ các nhạc sĩ sáng tác các bài lời nó sến hay sử dụng nhạc lý theo điệu bolero, vì nó rất hợp với lời sến, đó là lựa chọn của nhạc sĩ, thường hay nói chia ly tang tóc hay an ủi người ta trong phận nghèo, hẩm hiu. Ngay từ sến cũng là 1 tranh cãi, nhất là khuynh hướng tự do. Nói chung trên làn điệu dân ca bao giờ nó cũng đi vào được các tầng lớp thấp nhất, kể cả dân ca Nga, Thổ, Ba Lan,... đều thế cả. Hay khái niệm "nhạc lai căng". Còn ranh giới giữa nghệ thuật và thị trường thì nó rất khó, nhưng kinh tế thị trường thì bao giờ cũng tác động đến âm nhạc. Trước tôi có soạn danh sách các tác giả có các ca khúc sáng tác trước 75 trở lại thời tiền chiến và ở hải ngoại được cho phép lưu hành, nhưng bị xóa ngang xương, nếu nói nhà nước cần kiểm duyệt thì cũng ko có gì sai. Ví như trong dòng "nhạc vàng", nhiều ca khúc lời của nó tương đối nhẹ nhàng, trong sáng thì ko có vấn đề gì. Còn các vấn đề chính trị thì gạt sang 1 bên, nhất là thời này chính trị với kinh tế là nhập nhèm. Cũng ko cần thiết phải xóa bỏ danh sách này, chỉ cần bổ sung thêm, nếu có điều kiện.Thuvan1980 (thảo luận) 15:24, ngày 19 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa hoặc tách bài này

sửa

Tôi là người tạo bài Danh sách nhạc sĩ Nhạc Vàng, sau đó không biết ai đã tạo bài này rồi nhập vào. Tôi thấy bài này là không cần thiết, lý do:

  1. Nếu người ta cần tìm danh sách nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam, ngay trang đầu kết quả Google sẽ là “Thể loại:Nhạc sĩ Việt Nam” của Wikipedia
  2. Bài này hoàn toàn không có tính bách khoa tham khảo một nhạc sĩ xuất hiện nhiều lần trong các đề mục khác, bố cục bài cũng rối mắt. Tại sao phải tạo ra thêm một bài trong khi trang thể loại đã có đầy đủ và thậm chí còn dễ tra cứu hơn?
  3. Danh sách trong đây có một số nhạc sĩ không tên tuổi cũng được đưa vào, rất khó để kiểm soát hết.

Kantcer (thảo luận) 04:40, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Danh sách nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam”.