Thảo luận:Chung sống như vợ chồng
Tầm nhìn hẹp
sửaBài có nhắc 2 điều ở nước ngoài nhưng ref không có hiện.
Nên tham khảo thêm en:Premarital sex, tình dục trước hôn nhân. Mặt trời đỏ (thảo luận) 09:18, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Cặp đôi Jolie và Brad Pitt sống với nhau 5-6 năm, có với nhau 6 mặt con cả con ruột lẫn con nuôi, chưa đăng kí kết hôn hoặc làm đám cưới, chỉ mới vừa đính hôn mấy hôm trước, xã hội có "không thừa nhận" đâu. Sự nghiệp của họ không bị ảnh hưởng bởi vụ sống thử đó, họ còn nhận còn nuôi là trẻ khó khăn ở các nước nghèo về nuôi. Áp dụng khái niệm sống thử ra thế giới là tầm nhìn hẹp :). Mặt trời đỏ (thảo luận) 09:49, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Chỉ ví dụ một cặp đôi này để phủ nhận chủ đề chung thì tôi cho như vậy mới là nhìn hẹp.--Huy Phương (thảo luận) 14:18, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Đúng vậy, chỉ là một ví dụ. Tuy nhiên, nó vẫn còn hẹp khi nó chưa được thể hiện là một vấn đề của nhiều nơi trên thế giới trừ khi bạn sửa tên bài lại là sống thử ở Việt Nam. Tôi nghĩ tốt nhất là chuyển thành tình dục trước hôn nhân, bạn sẽ có nhiều tư liệu từ bản tiếng Anh. Mặt trời đỏ (thảo luận) 16:04, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Chỉ ví dụ một cặp đôi này để phủ nhận chủ đề chung thì tôi cho như vậy mới là nhìn hẹp.--Huy Phương (thảo luận) 14:18, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Để khỏi tầm nhìn hẹp thì bài nên theo hai hướng, một là tình dục trước hôn nhân (thì bài với cải tiến nhiều) thứ hai là sống thử hay sống thử ở Việt Nam và viết lại theo hướng đây là thuật ngữ đặc thù của Việt Nam. Lưu ý là sống thử trước hôn nhân nó không phải khi nào cũng là tình dục trước hôn nhân vì không có nghĩa là phải quan hệ tình dục, có thể người ta sống thử để biết cách sinh hoạt gia đình chẵng hạn, tuy vậy khá hiếm vì chẵng thằng cha nào ngu đến nỗi đã sống thử mà không hành sự, mở đến miệng mèo mà không táp cả (nói vui thôi), cũng theo hướng này thì những quan điểm của nước ngoài trong bài này ta nên trình bày lại theo hướng là những quan điểm để so sánh.--Huy Phương (thảo luận) 04:32, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Huy Phương và Mặt Trời Đỏ thử sưu tập tài liệu viết 1 bài bao quát về Cách mạng tình dục tại Việt Nam đi [1]. Chủ đề này cũng cần và hay mà chưa ai viết. --Langtucodoc (thảo luận) 04:48, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Trong tiếng Anh có thể gọi là en:trial marriage ví dụ như Betrothal trong văn hóa của người Do Thái, nhưng đây là một khái niệm khá khác so với Việt Nam, khi mà việc sống chung với nhau một thời gian trước đám cưới thật là một phong tục tập quán của họ, coi như một giai đoạn thử thách và được hai bên gia đình, dòng họ công nhận, có nêu rõ trách nhiệm và bổn phận. Trong khi từ sống thử ở Việt Nam mới xuất hiện gần đây. Nhìn chung những từ mới đều do báo chí, đặc biệt là báo chí mạng, đặt ra chẳng hạn như từ hố tử thần, cứu net. Mặt trời đỏ (thảo luận) 09:11, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Báo mạng là hơi thở của cuộc sống đấy. Tuy nó không hàn lân nhưng cũng nêu bật được những chủ đề bình dị trong cuộc sống, những chủ đề khó mà hàn lâm được--Huy Phương (thảo luận) 09:45, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Mình đã gắn bảng, vì viết về các nước khác mà có lẽ người viết không hề chung đụng với những người đã sống trong môi trường đó. DanGong (thảo luận) 11:23, ngày 6 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Có nên sửa sống thử ở việt nam không nhỉ. Thấy chỉ nói về Việt nam thôi?Namnguyenvn (thảo luận) 12:51, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Trung lập
sửaXin lỗi bạn, tôi nghĩ tôi phải đặt biển Trung lập. Bạn nên viết một bài viết trên tinh thần trung lập, cho dù bạn đang cố gắng chứng minh một luận điểm nào đó, hãy cố gắng nhìn nhiều mặt của một vấn đề. Chẳng hạn như từ "nguyên nhân" hoặc "hậu quả" giống như đang mô tả một căn bệnh hoặc một sai phạm gì đó. Mặt trời đỏ (thảo luận) 14:40, ngày 21 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Có phải chính trị đâu mà trung lập. Chủ đề này có hai khía cạnh nhận định tích cực và tiêu cực, nếu trong bài chỉ mô tả nhiều về 1 khía cạnh thì đặt biển tầm nhìn toàn diện là được rồi.--Huy Phương (thảo luận) 12:29, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Đâu phải nhất thiết là chính trị mới cần sự trung lập. Tính trung lập và cái nhìn toàn diện là khác nhau. Không toàn diện là khi bạn chỉ xét vấn đề ở một khu vực địa lý hoặc một lĩnh vực hẹp so với định nghĩa của tên bài. Không trung lập là khi bạn chỉ đi chăm chăm chứng minh một luận điểm mà không quan tâm tới quan điểm ngược lại. Nói thật nếu trong đầu bạn nghĩ "sống thử" là xấu thì bạn không bao giờ có cái nhìn trung lập được. Là một người viết wiki, bạn không nên để tình cảm hoặc quan điểm cá nhân của bạn lên tiếng. Wiki này chẳng khác nào một cái đống rác, có bài tốt, có bài xấu. Một bài được tạo ra trên wiki không có nghĩa là nó sẽ thuyết phục được ai cái gì, đặc biệt khi chính bạn làm cho nó thiếu thuyết phục. Mặt trời đỏ (thảo luận) 16:52, ngày 20 tháng 8 năm 2012 (UTC)
- Bài này chỉ tập trung vào các nhận định tiêu cực, giống như một một bài báo tuyên truyền, dạy dỗ đạo đức.--CNBH (thảo luận) 14:46, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Thế nhận định tích cực của các chuyên gia là gì ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:34, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vậy theo bạn cái bản mẫu trung lập xuất hiện để làm gì? Bộ không biết hát thì không được quyền chê bài hát hay hoặc dở sao, lạ nhỉ? Mà đâu phải cứ nhận định là phải tiêu cực hay tích cực, nói một cái cây ra hoa 2 lần/năm là tiêu cực hay tích cực vậy.? --CNBH (thảo luận) 15:52, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Đừng có nhét chữ vào mồm người khác như thế, tôi không biết nên tôi hỏi, có ai cấm anh chê đâu ? Bài viết được miêu tả là thiếu trung lập, chủ yếu là thông tin tiêu cực thì tôi hỏi nhận định tích cực là gì, có vấn đề gì với câu hỏi không ? Sao nhiều người khoái vẽ chuyện ra thế ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:59, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Nếu thực sự đây là một "câu hỏi" thì xin trả lời rằng nếu nghiên cứu nhiều về xã hội-tình dục như Saruman thì tôi sẽ viết vào luôn, không đến nỗi phải treo biển.--CNBH (thảo luận) 16:11, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Nó thật sự là một câu hỏi, và dành cho tất cả những người nào có thể biết được câu trả lời. Anh không nghiên cứu nhiều thì không có vấn đề gì cả, dầu gì tôi đặt câu hỏi này vì tôi muốn biết câu trả lời chứ không phải để tìm hiểu xem ai hiểu nhiều hay không. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:23, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Vậy mà trước nay tôi vẫn cứ nghĩ trang thảo luận của một nơi là để phục vụ cho bài viết, không nghĩ rằng nó còn là nơi đặt câu hỏi để tìm hiểu kiến thức.--CNBH (thảo luận) 16:31, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Tùy anh thôi, nhưng tôi phải nói trước là tôi cực kì ghét bị người ta gán cho cái việc mình không làm. Vậy nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:40, ngày 5 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Xem lại tên bài
sửaTôi nghĩ có 2 cách để xử lí, phát triển bài này. Một là phát triển nó theo hướng tình dục trước hôn nhân (en:pre-marriage sex) hoặc ăn ở như vợ chồng (en:habitation) hoặc sống thử ở Việt Nam (định nghĩa nó như một cụm từ riêng dùng ở Việt Nam). Lý do là sống thử là một khái niệm không rõ ràng, được báo chí mạng dùng như một từ mốt. Trừ khi ai đó tìm ra được nguồn hàn lâm cho định nghĩa này, không thì tôi sẽ xử lí theo một trong ba hướng đó. Mặt trời đỏ (thảo luận) 17:25, ngày 22 tháng 2 năm 2013 (UTC)
"tình dục trước hôn nhân" thì không chuẩn vì đó chỉ là 1 khía cạnh. "Sống thử ở Việt Nam" cũng không chuẩn vì trong bài có nhắc tới nhiều nứoc khác. Có lẽ nên dùng "Chung sống như vợ chồng". Cái tên "sống thử" vẫn nên dùng vì người VN quen cách gọi này và thường sẽ google từ này, các nhà xã hội học giờ cũng hay dùng vì nó ngắn gọn. Cách gọi "Chung sống như vợ chồng" có thể thêm vào để làm mục đổi hướngSaruman (thảo luận) 05:46, ngày 23 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Như tôi đã kể lý do ở trên 'chung sống như vợ chồng' sẽ là tựa đề chính và tôi sẽ dịch bài tiếng Anh cho vào, phần lớn nội dung là nói chung chung trên thế giới chứ không phải chỉ là quan niệm riêng biệt ở Việt Nam. Hiện tại, nguồn từ Việt Nam chiếm phần lớn bài. Và 'sống thử' sẽ được redirect về đây. Mặt trời đỏ (thảo luận) 09:32, ngày 23 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Đồng ý với Mặt trời đỏ. Tên hiện tại không bách khoa, nội dung hiện tại nghiêng hẳn về quan điểm VN cho dù có nhắc tới nhiều nước khác. ~ Violet (talk) ~ 11:11, ngày 6 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Không biết rốt cuộc thì bài đã được xử lý như thế nào. Nội dung bây giờ tôi thấy chỉ xoay quanh chuyện sống thử ở Việt Nam. Bài tương ứng Cohabitation ở Wikipedia tiếng Anh chỉ về một khái niệm "sống cùng nhau dù không phải vợ chồng" (chung sống phi hôn nhân), nhưng tên bài đang cho thấy nó ám chỉ việc "sống thử trước như vợ chồng rồi cưới sau" (?) Nếu khái niệm "Sống thử" ở Việt Nam nó mang nghĩa "sống cùng nhau dù không phải vợ chồng" thì bài cần được đổi tên thành "Sống thử (Việt Nam)" như đúng nội dung và tên của nó. Chuyện sống cùng nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn rất phổ biến tại các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam và ở đó người ta không gọi họ theo kiểu "sống thử" (như nghĩa đen trong tiếng Việt), ví dụ tại Nhật Bản, do hoàn cảnh xã hội mà ngày càng nhiều gia đình chỉ sống cùng nhau chứ không có giấy tờ ràng buộc quan hệ. --minhhuy (thảo luận) 09:57, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Ở trên tôi thấy ba thành viên từng giam gia viết bài (không bao gồm một thành viên đã bị cấm chỉ) thống nhất dùng Chung sống như vợ chồng nên tôi sẽ đổi lại tên bài sau một thời gian nữa nếu không có ý kiến khác. --minhhuy (thảo luận) 10:04, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Bài có thể được đổi tên vì không có ý kiến khác.183.80.45.131 (thảo luận) 08:34, ngày 11 tháng 4 năm 2024 (UTC)
- Ở trên tôi thấy ba thành viên từng giam gia viết bài (không bao gồm một thành viên đã bị cấm chỉ) thống nhất dùng Chung sống như vợ chồng nên tôi sẽ đổi lại tên bài sau một thời gian nữa nếu không có ý kiến khác. --minhhuy (thảo luận) 10:04, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)
- Không biết rốt cuộc thì bài đã được xử lý như thế nào. Nội dung bây giờ tôi thấy chỉ xoay quanh chuyện sống thử ở Việt Nam. Bài tương ứng Cohabitation ở Wikipedia tiếng Anh chỉ về một khái niệm "sống cùng nhau dù không phải vợ chồng" (chung sống phi hôn nhân), nhưng tên bài đang cho thấy nó ám chỉ việc "sống thử trước như vợ chồng rồi cưới sau" (?) Nếu khái niệm "Sống thử" ở Việt Nam nó mang nghĩa "sống cùng nhau dù không phải vợ chồng" thì bài cần được đổi tên thành "Sống thử (Việt Nam)" như đúng nội dung và tên của nó. Chuyện sống cùng nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn rất phổ biến tại các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam và ở đó người ta không gọi họ theo kiểu "sống thử" (như nghĩa đen trong tiếng Việt), ví dụ tại Nhật Bản, do hoàn cảnh xã hội mà ngày càng nhiều gia đình chỉ sống cùng nhau chứ không có giấy tờ ràng buộc quan hệ. --minhhuy (thảo luận) 09:57, ngày 28 tháng 11 năm 2018 (UTC)