Thảo luận:Chiến tranh thế giới thứ hai

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi NgocAnMaster trong đề tài Sửa đổi và thêm liên kết cho bài WW2.
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Alternate version

sửa

There is an alternative version of this article in English at en:World War II/temp. It seems more organized, but there are questions about its neutrality and accuracy. So I propose using the general organization of the temp version, but generally keeping the text of the original. We'd have to do more than translating, but I can reorganize the English versions here if you want; then you and others can translate. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 21:14, 5 tháng 3 năm 2005 (UTC)

Tôi đang dịch các phần dưới theo trang đó, trong khi bỏ bớt các phần không trung lập. DHN 01:44, 7 tháng 3 năm 2005 (UTC)

Những bài viết chép từ đây

sửa

Tôi vừa thấy những bài sau đây sao chép gần 100% văn bản từ bài này: [1] [2] [3] [4][5]. Tuy nhiên, người viết những trang đó đã sửa đổi vài ba điều, hầu hết là để đề cao quân Liên Xô. Họ cũng viết tên Wikimedia sai thành Wikemedia. Nguyễn Hữu Dụng 12:40, 9 tháng 5 năm 2005 (UTC)

Một số sửa đổi đáng chú ý:
  • "Sự bành trướng của Đức và Liên Xô" trở thành "Đức bành trướngsự ngăn chặn của Liên Xô" [6]
  • "lực lượng Liên Xô bắt đầu chiếm đóng các nước cộng hoà gần Biển Ban-tích nhưng đã bị Phần Lan kháng cự, dẫn đến Cuộc chiến mùa đông vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940" trở thành "lực lượng Liên Xô bắt đầu tiến quân vào nhằm giải phóng các nước cộng hoà gần Biển Ban-tích" [7] (ý rằng LX luôn vẫn chống Đức từ đầu).
  • "Liên Xô: Đã ký thỏa thuận không xâm lược với Đức và có ý xâm chiếm Phần Lan. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiền tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng Berlin để chiến thắng tại Âu Châu." trở thành "Sau khi Đức thình lình tấn công vào năm 1941, Liên Xô theo phía Đồng Minh, tạo nên bước ngoặt cơ bản làm thay đổi cả cục diện và quan trọng hơn là thay đổi tính chất cuộc chiến tranh: từ cuộc chiến phi nghĩa tranh giành thuộc địa thành cuộc kháng chiến vì hoà bình. Liên Xô bị nhiền tổn thất nhất, nhưng cuối cùng cũng vào Berlin để tạo ra chiến thắng tại châu Âu và thế giới nói chung. Những năm sau chiến tranh, người Liên Xô phải làm việc cật lực để khôi phục lại đất nước bị tàn phá trong khi nhân lực đã bị hao hụt đi quá nhiều." [8] Nguyễn Hữu Dụng 06:05, 10 tháng 5 năm 2005 (UTC)

Chi tiết trong phần: Nhật Bản thua cuộc

sửa

"Quân đội Liên Xô... đã nhanh chóng tấn công tập đoàn quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu trước khi tuyên chiến." Câu này cần sửa vì Liên Xô tuyên chiến ngày 8 tháng 8 và vượt biên giới tấn công vào Mãn Châu rạng sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945. Dieu2005 01:47, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC) Tôi cũng đã sửa lại "tập đoàn quân Quan Đông" thành "Đội quân Quan Đông", vì tài liệu cho biết Đội quân Quan Đông bao gồm 2 phương diện quân (ta hay gọi là mặt trận) và 2 tập đoàn quân độc lập. Dieu2005 02:15, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị thêm

sửa

Trong phần tóm tắt tôi thấy có mục "Chiến tranh chiến thuật" (strategic warfare): Nếu dịch theo từ thì strategic là chiến lược chứ không phải là chiến thuật (tactic) hơn nữa không nên dịch theo từ như thế. Nếu theo như giải nghĩa trong phần nói về thứ chiến tranh này thì nên gọi nó là chiến tranh toàn diện--Tô Linh Giang 05:27, 28 tháng 8 năm 2005 (UTC)User:Tô Linh Giang

Có lẽ gọi là chiến tranh tổng lực thì đúng hơn? --Avia (thảo luận) 01:59, 29 tháng 8 năm 2005 (UTC)

Từ "neutralized" nên dịch thành "vô hiệu hóa" hơn là "trung lập". Một lưc lượng quân đội không thể bị biến thành "trung lập" vì nó không có tư tưởng chính trị.Cao xuân Kiên 22:03, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không phải là dịch từ "neutralized" mà là "neutral". Chính phủ Vichy chính thức là trung lập trong cuộc chiến. NHD (thảo luận) 22:29, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Vậy nên viết lại là "chính phủ trung lập Vichy rút quân Pháp ra khỏi chiến trường"? Cao xuân Kiên 23:01, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chính phủ Vichy của thống chế Pétin không phải là trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân đội của chính phủ này được Đức trang bị vẫn tiến hành các cuộc tấn công bên cạnh các đơn vị lính Đức để càn quét, chống lại những người kháng chiến Pháp thuộc lực lượng FFF. Tại mặt trận Bắc Phi, quân đội của chính phủ này vẫn chống lại quân đồng minh (Sư đoàn 1 "Anh cả đỏ" của Hoa Kỳ) trên chiến trường Angeri và Tunisi, bảo vệ phía sau cho tập đoàn quân 20 của Thống chế Rommel. Trong chiến dịch Normandi, quân đội của Chính phủ này vẫn cùng với quân Đức phòng thủ bờ biển chống cuộc đổ bộ của quân đồng minh. Quân đội của Chính phủ Vichy được nước Đức Quốc xã trang bị lại toàn bộ. Tại Đông Dương, toàn quyền Decou dưới sự lãnh đạo của chính phủ Vichy đã cho quân Nhật sử dụng các bến cảng và sân bay làm căn cứ cho hải quân và không quân Nhật hoạt động ở Thái Bình Dương, cho quân Nhật sử dụng đuờng xe lửa xuyên Việt để chuyển quân đến các mặt trận ở Thái Lan, Mianma. Vì vậy, trên thế giới và ngay cả ở nước Pháp, không có tổ chức hay cá nhân nào coi chính phủ Vichy là trung lập. --Двина-C75MT 12:22, ngày 17 tháng 10 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Khó hiểu

sửa

Nhật Bản: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Không đủ tài nguyên, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây Thái Bình Dương và Đông Á. Xui thay, họ không đủ nghị lực để đánh quân Đồng Minh, và đã bị đẩy lùi, và cuối cùng bị thả bom nguyên tử, khiến chiến tranh kết thúc. Trung Quốc: Không còn nhận dạng là một quốc gia được nữa khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc đã nhận lãnh đòn chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trên một thập kỷ. Đề nghị bỏ từ "Xui thay" thay bằng "Nhưng", thay "nghị lực" bằng "tiềm lực" (nguồn lực bi chìm chưa lộ rõ) hoặc "năng lực".222.253.72.161 09:11, ngày 22 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, đã sửa. Nguyễn Hữu Dụng ng 16:52, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khuyến nghị thay 'tiềm lực' bằng 'thực lực' Longpiragon (thảo luận) 16:32, ngày 23 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đông Tây

sửa

Tôi đề nghị dùng chữ phía (hoặc hướng) Đông phía (hoặc hướng) Tây thay vì miền Đông miền Tây. Lý do vì dùng chữ miền có thể gây cảm giác chiến sự diễn ra trong phạm vi 1 nước. Mth 07:00, ngày 12 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn có thể nói rõ hơn tại đâu được không? Longpiragon (thảo luận) 16:33, ngày 23 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quan điểm của Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô

sửa

Trong bối cảnh sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và đã chủ trương liên minh với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước Ethiopia, Tây Ban NhaTrung Quốc chống xâm lược.

Tuy nhiên các nước Anh, Pháp, có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sọ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế các nước Anh, Pháp, Mĩ đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít[cần dẫn nguồn]. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. [cần dẫn nguồn]Với "Đạo luật trung lập" (tháng 8 - 1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

Lợi dụng tình hình đó, các nước phát xít đã thực hiện các mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

Cái này không thấy có dẫn chứng nào cả, văn phong lại giống y chang chú SGK là 1 tài liệu mang tính tuyên truyền nhiều hơn là lịch sửYonai (thảo luận) 08:43, ngày 5 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

SGK Việt Nam là sử học chính thống ở Việt Nam chứ còn gì nữa. Và đó cũng là quan điểm chính thống của sử học Liên Xô trước đây. Avia (thảo luận) 02:15, ngày 21 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mấy người lấy tài liệu từ phương Tây dịch ra có phải là sử học chính thống phương Tây không? Vụ thảm sát lớn nhất do Mỹ gây ra khi thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật sao không thấy chú thích là vụ thảm sát lớn nhất trong CTTG2

Xin thưa 2 quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ thả xuống 2 thành phố của Nhật chưa phải là vụ thảm sát lớn nhất đâu bạn.Chính những trại tập trung của Đức Quốc Xã mới là những vụ thảm sát lớn nhất.Còn thái độ Của Liên Xô trong Thế chiến II thì không bàn cãi,LX đã chủ động xâm chiếm Ba Lan và tấn công Phần Lan để bảo vệ quyền lợi của mình trước phát xít,thực tế LX cũng đã có thái độ nhân nhượng với Đức chứ không riêng gì Anh,Hoa Kỳ....Các bạn à!wikipedia là nơi trung lập chứ không phải là nơi bày tỏ ý kiến chủ quan, không phải cứ là phe XHCN với nhau thì cứ bên vực LX đâu.GaruTan (thảo luận) 06:42, ngày 6 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quá nhiều hình

sửa

Hình trong bài này đủ kiểu, đủ cỡ, trái, phải lung tung, làm chữ bị lẹm, rất là khó đọc. Nên tạo gallery hay sao đó cho dễ chịu con mắt tí. Cảm ơn. CXKiên (Thảo luận) 09:32, ngày 1 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chiến tranh thế giới thứ hai

sửa

Dự án CTTG2 sửa bài này đi, không có lại phải đem ra rút sao.--Павел Корчагин (thảo luận) 15:45, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ai có thể kiểm tra lại tính đúng đắn của các con số của bài viết được không? Các phiên bản chọn lọc khác có các con số khác nhau về số lượng thương vong của cuộc chiến tranh này. Cảm ơn!--Carot Pro (thảo luận) 12:39, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Sẽ sửa (chắc chắn) nhưng phải đợi cho các mặt trận cân bằng những bài quan trọng nhất mới có đủ nguồn và tư liệu (có thể đây sẽ là bài có nhiều nguồn nhất chăng :D ?) --عبقور*=talk-butions 12:44, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu có ai đưa ra rút sao thì tôi sẽ biểu quyết giữ vì nó còn đầy đủ hơn khối bài khác (bài Lịch sử Trung Quốc chẳng hạn; mặc dù văn phong và số liệu đúng là còn cần phải chỉnh lại nhiều, kể cả phần đánh giá hậu quả cho phong phú và nhiều mặt hơn. Hy vọng cuối năm 2010, bài này sẽ được chỉnh xong sau khi các mặt trận Thái Bình Dương, Tây Âu và Xô-Đức đều giành được thắng lợi trong những trận đánh cuối cùng. --Двина-C75MT 12:56, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bài viết nhìn chung phát triển tốt. Về độ chính xác của các sự kiện xin nhường cho những cao thủ về thế chiến thứ II như bác Minh Tâm xem xét. Rondano (thảo luận) 08:48, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thảo luận sửa đổi

sửa

Đoạn:

  • Trung Quốc: Không còn nhận dạng là một quốc gia được nữa khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc đã nhận lãnh đòn chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trên một thập kỷ. Cả hai phía Quốc dân đảng, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, và phía Đảng Cộng sản, đã dùng cách đánh du kích để kháng cự chống Nhật.

Nhờ trí tưởng tượng phong phú của bạn Nguyễn Quang 1234 (Phiên bản lúc 06:35, ngày 26 tháng 1 năm 2017) mà thành:

  • Trung Quốc: Quốc gia này đã nhận lãnh đòn chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trên một thập kỷ. Sau một thời kỳ dài phát triển và củng cố đất nước ( Nam Kinh Thập Kỷ ) cũng như có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã đủ sức chống lại sự xâm lăng của Nhật Bản. Năm 1941, Trung Quốc vào khối Đồng Minh và trở thành một trong 5 Cường Quốc chủ chốt lãnh đạo khối, bên cạnh Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp.

Đoạn này nghe có vẻ phóng đại và không có nguồn, nếu không ai phản đối xin dựt ngược lại. DanGong (thảo luận) 21:21, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bổ sung thêm

sửa

Bản đồ nằm ở đầu bài viết (Schieramenti WWII.png) nên được chú thích với:

+ Màu xanh nước biển: Phe Đồng Minh
+ Màu đen: Phe Phát Xít
+ Màu xám: Trung lập, không tham gia cuộc chiến.
Phần "Các nước tham chiến và hậu quả" nên có vài hình ảnh để làm tăng sự chân thực của bài viết
Phần "Những tiến bộ trong công nghệ và chiến tranh" có vẻ như là bản dịch thô từ [[9]] Mong ai đó chỉnh sửa cho hợp lý lại phần này Anthonyquoc168vn (thảo luận) 12:51, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC)Trả lời

Dịch thô

sửa

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai#Nh%E1%BB%AFng_ti%E1%BA%BFn_b%E1%BB%99_trong_c%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_v%C3%A0_chi%E1%BA%BFn_tranh

Phần này được dịch máy từ tiếng Anh. Các bạn nên cải thiện. Tuyret (thảo luận) 09:35, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Yêu cầu mở khoá trang

sửa

Tôi thỉnh cầu mở khoá bài viết để các người dùng tiếp tục đóng góp và sửa đổi, không nên khoá vĩnh viễn. STAIDCONTEXT (thảo luận) 06:20, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi muốn đóng góp phần quân đội tham chiến,số liệu vẫn chưa chuẩn xác Ên Của Bạn (thảo luận) 13:29, ngày 23 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Kiểm tra kỹ nguồn khi khôi phục

sửa

Chào bạn Tonggiang123. Đề nghị bạn trước khi thêm lại thông tin vào bài thì kiểm tra kỹ lại nguồn và sửa lại định dạng nguồn, tránh sử dụng url trần như thế này https://www.nationalww2museum.org/students-teachers/student-resources/research-starters/research-starters-us-military-numbers (rất thiếu thẩm mỹ và không phù hợp văn phong) Về số liệu mà bạn khôi phục, ngoại trừ Liên Xô và Mỹ ra, thì không nguồn nào đảm bảo chất lượng. TQ, và Anh thì có mỗi tên sách mà không có số trang. Tôi kiểm tra số liệu Đức thì thấy bài ghi một đằng, sách ghi một nẻo (mạo nguồn chăng?). Hai số liệu của Nhật và Ý thì không nguồn. Thiết nghĩ nếu đã tuyên bố như này rồi thì thì bạn cũng nên làm việc có tâm một chút, kiểm tra kỹ càng trước khi thêm lại và nhớ chú ý sửa lại cách trình bày sao cho phù hợp văn phong Wiki. Hy vọng bạn hiểu điều này. Chúc một ngày cuối tuần vui vẻ.-- 05:12, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

OKTonggiang123 (thảo luận) 06:19, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bài này có quá nhiều đoạn không nguồn. Nên xóa hết các nội dung không nguồn hoặc bổ sung nguồn để nâng cấp chất lượng bài. Nguyên tắc là không nguồn thì xóa, có nguồn không được xóa. Cứ làm đúng nguyên tắc không ai dám phản đối. Nên mở khóa để cộng đồng đóng góp chứ khóa thế này chỉ có 2 bạn độc quyền viết bài thôi. Cobasaigon (thảo luận) 15:24, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sửa đổi và thêm liên kết cho bài WW2.

sửa
Trietslys (thảo luận) 11:46, ngày 6 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
  Không thực hiện: không rõ bạn muốn thực hiện những thay đổi nào. Hãy đề cập đến những thay đổi cụ thể, chẳng hạn như xin thay đổi "X" thành "Y" và cung cấp nguồn đáng tin cậy phù hợp. Anster (thảo luận) 08:14, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

tổn thất của Mỹ

sửa

Tôi không hiểu trong bài báo về Chiến tranh Thái Bình Dương nói rằng 106 nghìn người Mỹ đã chết, nhưng ở đây có 300 nghìn người chết ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có nguồn nào xác nhận những con số này không, chúng nghe có vẻ thực tế hơn "106 ngàn người Mỹ chết" – 37.145.61.109 (thảo luận) 19:32, ngày 30 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 8 tháng 5 năm 2023

sửa

Phần "Bối cảnh" > "Châu Âu", đề nghị sửa lỗi câu "Adolf Hitler, sau một nỗ nhằm lật đổ chính phủ Đức lực bất thành vào năm 1923, đã trở thành Thủ tướng Đức vào năm 1933." thành "Adolf Hitler, sau một nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ Đức bất thành vào năm 1923, đã trở thành Thủ tướng Đức vào năm 1933." Nguhanhson (thảo luận) 19:47, ngày 8 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

  Đã thực hiện Danh tl 23:38, ngày 8 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chiến tranh thế giới thứ hai”.