Thảo luận:Chiến tranh Việt – Xiêm (1841–1845)

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Ngokhong trong đề tài Đại Nam thực lục chép về cuộc chiến

Untitled

sửa

Tôi --Ngokhong (thảo luận) 08:07, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC) tạm sưu tập để viết bài:Trả lời

Đại Nam thực lục chép về cuộc chiến

sửa

Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845),... Doãn Uẩn cùng lãnh binh Định Tường là Nguyễn Sáng đem quân từ đồn Thông Bình (nay thuộc xã Thông Bình huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp) tiến ra, gặp giặc đánh nhau ồ ạt, liền hạ được hai đồn Thị Đam (Preah Sdach), Vịnh Bích (Kampong Trabaek). Ngày hôm ấy đạo quân của Nguyễn Văn Hoàng từ Tân Châu tiến kịp đến Tầm Bôn, quân Xiêm Lạp theo sông bắn ra, Hoàng sai quyền lãnh binh An GiangHồ Đức Tú dẫn quân tiền đạo, quyền phó lãnh binh Vĩnh LongLê Đình Lý đem quân hậu đạo, còn mình giữ trung quân thúc quân tiến đánh, giết được vài chục tên giặc...

Nguyễn Văn Hoàng tiến quân đến Ba Nam (Ba Phnom, (Phumi Ba Nam) huyện Peam Ro tỉnh Prey Veng, ngã tư giao cắt giữa Quốc lộ số 1 (Campuchia) với sông Tiền), ủy người đi chiêu dụ vỗ về Man Thổ, dò biết đồn Thiết Thằng ở thượng lưu (sông Tiền Giang), do tướng giặc Cao La Hâm, Mộc Xá Na Lăng hợp sức chống giữ, bèn đốc thúc Hồ Đức Tú đánh hạ được đồn phía ngoài rìa; Doãn Uẩn tiến tới đóng ở Gò Bắc (Phum Beng Pasré), phía trước có tướng giặc là tên Bang, tên Mạt trấn giữ xứ Kha Đốc (phía thượng lưu) theo dọc sông tiến xuống bắn bị thương viên vệ úy Trần Tri. Uẩn và Sáng thúc quân dánh ồ ạt; giặc bỏ đồn (Kha Đốc) rút chạy, quan quân chiếm đồn đóng giữ.

Doãn Uẩn đại phá Lạp man ở chi lưu sông Sách Sô (Phumi Khsach sa) bèn đến Bang Chích (Phum Banlech), đắp đồn đóng giữ. Giặc Man ở chi lưu sông Sách Sô (thuộc huyện Nam Thịnh phủ Nam Ninh Trấn Tây) kết dây thừng, bè mảng, hầm hố để chống giữ. Doãn Uẩn liền ủy cho quyền Phó cơ Nguyễn Khoa, Nguyễn Hữu Mỹ đem 400 quân hợp với đạo quân ở sông Tiền Giang (của Nguyễn Văn Hoàng). Giặc lại tụ họp quấy rối các đồn Vịnh Bích, Kha Đốc. Doãn Uẩn..., phái quản vệ Trần Tri, quyền phó vệ Trương Lý đem quân chống giữ, rồi gửi thư cho Nguyễn Tri Phương, yêu cầu tiếp thêm quân. Uẩn tiến quân tới ngã ba sông Trà Mạt, rồi báo cho Nguyễn Văn Hoàng đến hội quân. Hoàng đến, và để Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý cầm 1000 quân theo Doãn Uẩn, còn mình lại về đánh mặt Ba Nam. Hôm sau, Doãn Uẩn chia quân làm hai đạo tiến đánh Sách Sô (thuộc huyện Nam Thịnh phủ Nam Ninh Trấn Tây): đạo hữu do Doãn Uẩn cùng Nguyễn Sáng nắm; Hồ Đức Tú, Lê Đình Lý đánh bên tả, sau hơn một khắc cach, giặc phải lui dần. Hồ Đức Tú thúc quân lên bờ đánh thành, Doãn Uẩn kéo quân lội qua sông, ra mặt trước thành, bắn giết được một tướng Xiêm và hơn trăm quân giặc. Lê Đình Lý bắn chết một tướng giặc (người Xiêm). Cánh hữu, Nguyễn Sáng bắn trúng 10 tên Man và 20 quân Xiêm.

Doãn Uẩn mới phá được Sách Sô, liền đắp đồn đóng giữ, rồi cho Hồ Đức Tú về Ba Nam để đánh chặn, lại gửi thư cho Tri Phương viết rằng: ông định rút quân ở 5 đồn Thị Đạm, Vịnh Bích, Gò Bắc, Kha Đốc và Bang Chích về tập trung nơi quân thứ (đồn Sách Sô), để binh lực thêm hùng hậu. Tri Phương không nhất trí, đưa thư đáp rằng nên tạm để quân tại các đồ đó để canh phòng. ...Sau đó, Vũ Văn Giải, Tôn Thất Bạch đến An Giang, phân ủy Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Nghị đem thuyền chở quân đến quân thứ Ba Nam, tăng cường cho Doãn Uẩn và Nguyễn Văn Hoàng. Khi Tri Phương chưa tới, đạo quân của Doãn Uẩn ở Sách Sô phải chống lại 5000 quân Xiêm Lạp đén vây thành. Doãn Uẩn sai quản cơ Lê Viên làm tiên phong, Hồ Đức Tú đốc thúc cánh hữu, Nguyễn Sáng chỉ huy cánh tả, phục binh chống giữ, bắn giết được tướng Xiêm. Quân Xiêm Lạp tan vỡ.

Tháng 11, mùa đông, năm Thiệu Trị thứ 5, Ất Tỵ (1845), Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn cùng bàn tính, cho rằng Ô Đông tuy là cái cô thành, nhưng địa thế rất hiểm, lũy sách còn nhiều, Chất Tri và tên Giun dựa lẫn nhau, tất không chịu bỏ, thì đánh không biết đến bao giờ xong việc! Mà đánh để lấy thành, không bằng đánh bằng cách thu phục lòng người, xong việc quân cũng là xong việc nước. Chi bằng tạm cho xin hòa, để có thể thư sức dân quân.

Đến giờ Tỵ ngày hôm ấy, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn chỉnh đốn nghi vệ quân đội ra đi. Khi sắp đến hội quán, đã thấy Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết nhạc Man. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn từ cửa tả vào, vái chào, rồi lên ngồi nhà chính. Chất Tri ngồi bên hữu, quân tướng đều im lặng nghiêm trang. Khi an tọa, Tri Phương trước hết hỏi đến cái cớ sao không nhận được thư đáp. Chất Tri nói: Vì ngôn ngữ bất đồng, sợ dịch sai, nên chưa giám viết. Nhân đó Chất Tri đưa thư ra, đại ý thư viết: họ đến họp dể xin gây lại tình hòa hiếu cũ, và cho Ong Giun được làm bề tôi hai nước. Rồi ông ta trỏ tay vào người quỳ bên và nói: "Đây là Nặc Ong Giun, xin ủy thác cho làm việc ở nước ngài, nhờ ngài thương cho"... Tri Phương, Doãn Uẩn lại hỏi Chất Tri: "Nay việc nghị hòa đã xong, Chau Phi Nhã bao giờ thì lui về Bắc Tầm Bôn?". Chất Tri nói: "Hắn đã thua ở Thiết Thằng, bỏ Nam Vang lui về Ô Đông, tự mang cái tội thua trận, không thể chối được: nếu vội bỏ Ô Đông mà về, thì không khỏi mang tội với nước Xiêm, xin tạm cho ở đây, đợi thư của nước Xiêm đến, rồi sẽ lui quân..."

... các đại thần ở quân thứ hội bàn. Bọn Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Bạch, Lê Văn Phú, Doãn Uẩn, Nguyễn Văn Hoàng đều nói: "Từ năm gần đây đến giờ, vì có giặc Man, các tỉnh Nam Kỳ phải điều động quân luôn, quân đóng dồn của các trực tỉnh ở Kinh Kỳ, ba năm chưa về; nay Chất Trí ủy người xin hòa, Nặc Ong Giun dâng thư nhận tội, ta đã chiếm phong độ người trên, tạm cho hòa cũng không thất thế. Nay binh biền đã tập hợp để đánh thành Ô Đông, có thể phá nhừ sào huyệt giặc, lấy hết cõi Man. Điều này ta... vinh, nhưng chúng... nhục. Nay dù yên, nhưng sau chưa chắc đã không có việc, e không có kỳ hạn nghỉ việc quân! Huống chi đã đến mùa khô, quân... thiếu nước, gió nóng nung nấu, nhiều người ốm đau, để quân mỏi mệt... không phải kế hay.... phép trị kẻ định làm phản thì đánh cho sợ, nhưng nó hàng phục thì lại vỗ về...." --Ngokhong (thảo luận) 08:07, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tháng 5 âm năm Minh Mạng 21, Canh Tý (1840), trừ 2 phủ với 5 huyện đã trích ra để nhập vào An Giang, các phủ huyện còn lại của Trấn Tây được Minh Mạng tổ chức lại thành 10 phủ là: Trấn Tây (phủ) (đổi từ phủ Nam Vang), Nghi Hòa, Nam Ninh, Vũ Công, Hải Tây, Ninh Thái, Hải Đông, Hà Bình, Sơn Tĩnh, Mỹ Lâm. Phủ Nam Ninh gồm 3 huyện: Nam Thịnh (nguyên là huyện Ba Nam đổi tên), Phù Nam (là huyện mới gộp lại từ 2 huyện Tầm Đôn, Tuy Lạp), và Nam Thái.[1]
  1. ^ Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CCXIII, tập 5, trang 718, 719.
Sách Sô quân thứ: Thổ âm gọi là "Sách" thì Hán văn gọi là "Sa", cũng như "Sô" thì Hán văn gọi là "Bạch" vậy. Người Man xứ ấy gọi là "Sách Sô Cầm Bông", Cầm Bông thì tiếng Hán đều gọi là "Tân" vậy. Sách Sô Cầm Bông tức là Bạch Sa Tân vậy.... Trích Doãn Uẩn thi tuyển, trang 274.--Ngokhong (thảo luận) 13:51, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chiến tranh Việt – Xiêm (1841–1845)”.