Thảo luận:Vương Chiêu Quân

(Đổi hướng từ Thảo luận:Chiêu Quân)
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án Trung Hoa
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Trung Hoa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Trung Quốc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Theo en:Four Beauties, Tây Thi mới là người đẹp "trầm ngư", bài zh:中国古代四大美女 cũng nói thế. Nguyễn Hữu Dng 20:29, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tây Thi nhạn lạc
Chiêu Quân trầm ngư
Điêu Thuyền Bế Nguyệt
Dương Ngọc Hoàn tu hoa

Theo phần lớn các trang tiếng việt thì trầm ngư là Chiêu Quân. Ai biết tiếng Hoa và trang của Trung Quốc xem lại giúp!--Docteur Rieux 20:36, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thậm chí là "Trầm ngư lạc nhạn"! (đại nhạn = con ngỗng rừng) Tôi sẽ dịch từ Trung văn và bổ sung sau :).
Điển cố "Trầm ngư lạc nhạn" (沉魚落雁): Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" (zh. 昭君出塞, "đi đến biên cương") nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất không biết làm gì, liền đàn "Xuất tái khúc". Ngay sau đó có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Từ "lạc nhạn" trong câu "Trầm ngư lạc nhạn" do đó mà có. (Trung văn Wiki). --Baodo 21:41, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Còn khi Tây Thi được đưa từ Việt sang Ngô, đi thuyền, cá lặn hết, đó là "trầm ngư". Avia (thảo luận) 02:44, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi vừa cho thêm chi tiết "lạc nhạn" vài bài. Hy vọng khi chúng ta viết đầy đủ được bài về Tây Thi, anh Baodo cũng dịch giúp từ Wiki Trung văn chi tiết "trầm ngư". Như vậy Wiki có thể coi là chuẩn để giải đáp cho những nhầm lẫn về "chim sa cá lặn" phổ biến trên net hiện nay :-)--Docteur Rieux 00:26, ngày 11 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tây Thi nhạn lạc Chiêu Quân trầm ngư

=> Tây Thi ở vùng có cá; Chiêu Quân đi qua quan ải mà!

Tây Thi trầm ngư Chiêu Quân nhạn lạc


Hình

sửa

Có ai có hình vẽ, hình chụp các vở kịch, phim và những tác phẩm viết về các nàng này có thể upload lên đây để mọi người thưởng thức cái đẹp trong mắt người Trung Quốc được không? Newone 05:42, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mời bạn [1]. Tôi thấy có những ảnh được ghi là: phổ biến trên internet, đã hết bản quyền. Làm sao để biết ảnh nào là như vậy?--Docteur Rieux 05:56, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trích dẫn:

"Chiêu Quân tên là Vương Tường (王牆), nên cũng được gọi là Vương Chiêu Quân (王昭君). Nàng là con gái của một gia đình thường dân ở Tuy Quỹ, được tuyển vào nội cung đời vua Hán Nguyên Đế (49 TCN-33 TCN)." Tại trang vnthuquan.net, bài Tình sử Vương Chiêu Quân của La Lan nói Vương Chiêu Quân là con của thái thú Vương Trung, vậy sao có thể nói nàng là con thường dân được? Newone 11:07, ngày 16 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

D(ấy chỉ là tiểu thuyết dã sử, độ tin cậy không cao.Thái Nhi 06:43, ngày 20 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngu Cơ

sửa

Tại sao trong phần xem thêm của bài này lại có Ngu Cơ ? Casablanca1911 16:17, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Danh sách này nhiều quá, theo tôi chỉ nên để bốn mĩ nhân cổ đại của TQ được sử sách công nhận là Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Nguyễn Thanh Quang 16:24, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Vì sao Chiêu Quân được liệt trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

sửa

Đa phần người đọc không nhận thức được vì sao Chiêu Quân là một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Hoa.

Có lẽ cần bổ sung một ý trong bài viết về Chiêu Quân là nhờ người con gái này, Trung Hoa tránh được họa Hung Nô trong 60 năm. Sáu mươi năm ấy, biết bao mạng người được cứu sống, biết bao gia đình thoát cảnh ly tán. Đứng trên khía nhân đạo, có thể nói rằng Chiêu Quân là người đẹp của hòa bình. Về mặt này, người Trung Quốc phải chịu ơn nàng Chiêu Quân hơn những người đẹp khác.

Randall uob 20:12, ngày 4 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy... vấn đề là Randall uob phải có nguồn!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 08:15, ngày 3 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Vương Chiêu Quân”.