Thảo luận:Cheo cheo Nam Dương

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Khonghieugi123 trong đề tài Tên

Loài tại Việt Nam

sửa

Vietnamcreatures.net dẫn Sách đỏ Việt Nam (không rõ là ấn bản năm nào) cho rằng ở VN có 2 loài cheo cheo là T. napu (Cheo cheo Napu) và T. javanicus (Cheo cheo Nam Dương). Tuy nhiên, trong bài báo công bố năm 2004 của Meijaard E. và Groves C. P. (Bản pdf) thì ở VN có 2 loài là:

  • P. kanchil (thuộc nhóm loài T.javanicus, nhưng trong nhóm loài này thì loài T. javanicus có định nghĩa loài hẹp hơn và sự phân bố chỉ hạn chế tại đảo Java)
  • P.versicolor (Khánh Hòa, đặc hữu Việt Nam, không rõ còn sinh tồn hay không, theo truyền thống thường coi là phân loài của T. napu). Điểm cần lưu ý là theo các tác giả thì P. versicolor khác biệt với cả hai nhóm loài là nhóm loài T. napunhóm loài T. javanicus.

Quan điểm này được IUCN RedList 2011 công nhận. Meotrangden (thảo luận) 07:44, ngày 23 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời

Trao đổi với Phương Huy

sửa

Về phân loại sinh vật xin đừng bao giờ dẫn nguồn báo chí không chuyên ngành (như vnexpress.net, dantri.com.vn, vietnamnet.vn, nguoiduatin.vn v.v.), vì "lều báo Việt Nam" hầu như chỉ biết sao chép mà rất ít khi chịu tìm hiểu chuyên sâu để bài viết thật sự có giá trị.

Về các loài cheo cheo nói riêng, cho tới năm 2004 người ta vẫn chỉ cho rằng chi/giống Tragulus có 2 loài là T. javanicusT. napu, nên www.vncreatures.net dẫn Sách đỏ Việt Nam 2000 cho rằng cả 2 loài này đều có ở Việt Nam là không sai - vì đơn giản là SĐVN có trước phân loại lại năm 2004. Tuy nhiên, phân loại kể từ năm 2004 trở đi đã thay đổi, với sự công nhận 6 loài như sau (2 loài có ở Việt Nam viết chữ đậm nghiêng tại đây):

  • Tổ hợp loài "T. javanicus":
    • T. javanicus nghĩa mới. Chỉ có ở đảo Java (và có thể có ở đảo Bali), Indonesia. Gần đây khá hiếm gặp trong buôn bán động vật hoang dã tại Java. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ D/D (thiếu dữ liệu) nhưng cho rằng cấp VU (sắp nguy cấp) là hoàn toàn có thể.
    • T. williamsoni: Chỉ có ở Thái Lan.
    • T. kanchil: Có phổ biến ở Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ L/C (ít quan tâm).
  • Tổ hợp loài "T. napu":
    • T. napu nghĩa mới: Có ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan.
    • T. nigricans: Chỉ có ở Philippines.
  • T. versicolor: Có ở khu vực miền Trung Việt Nam. Tách ra từ T. napu nghĩa cũ, nhưng thực sự không có quan hệ họ hàng gần với 2 loài trong tổ hợp loài "T. napu" cũng như với 3 loài trong tổ hợp loài "T. javanicus". Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ D/D (thiếu dữ liệu), mặc dù rất ít gặp, vì lý do không đủ dữ liệu điều tra thực địa thích hợp.

Như vậy, loài cheo cheo khá phổ biến ở Việt Nam mà nguoiduatin.vn cho là T. javanicus thì thực tế từ 2004 trở đi đã được phân loại là T. kanchil. Những câu trong bài báo của nguoiduatin.vn như "... Chính điều này đã "hút" cánh thợ săn tại các vùng núi phía Bắc vào Nam, ngày đêm săn lùng, tận diệt loài hươu lạ trên để cung cấp cho những người có nhu cầu..." và "..."Nhát như cheo" là một câu thành ngữ rất thông dụng ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Loài vật được nói đến trong câu thành ngữ này chính là con cheo cheo..." cho thấy loài T. kanchil này không hề hiếm gặp.

Vì bạn không tìm hiểu kỹ những thay đổi trong phân loại chi Tragulus nên khi thấy IUCN viết rằng T. javanicus chỉ có ở đảo Java (và có thể có ở đảo Bali) và được dẫn lại trong bài này, nên mới viết thêm câu "... Chúng cũng được cho là có tại Việt Nam (có lẽ là qua đường mua bán)..." do tin tưởng rằng thông tin mà nguoiduatin.vn cung cấp là chính xác. 123.24.231.53 (thảo luận) 14:25, ngày 17 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tên

sửa

Hươu chuột Java do thành viên LTL đặt là không hợp lý, mang nặng tính dịch máy. Tên gọi của loài này phải là cheo cheo Nam Dương mới đúng. Trên tiếng Anh của nó là Javan Mose deer nhưng không có nghĩa là dịch ra là "hươu chuột" + Java. Mose deer chính là cheo cheo, còn Java thì người Việt thường dùng tên gọi là Nam Dương để chỉ về nó. Do vậy tên gọi chính xác của loài này phải là cheo cheo Nam Dương--Phương Huy (thảo luận) 03:09, ngày 11 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thế tóm lại "Cheo cheo Nam Dương" và "Cheo cheo Java" là hai loài khác nhau hay thế nào đây? Én bạc (thảo luận) 14:02, ngày 11 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đây là 2 loài khác nhau. Cuốn Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam (2008) ghi nhận có 2 loài cheo cheo Nam Dương (Tragulus kanchil) và cheo cheo Việt Nam (Tragulus versicolor) với chú thích các sách của Việt Nam trước đây a) định danh cheo cheo Nam Dương là Tragulus javanicus, đồng nghĩa với Tragulus kanchil nhưng bây giờ đó là 2 loài khác nhau; và b) cheo cheo Việt Nam được cho là phân loài của Tragulus napu. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 15:41, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đọc các thảo luận trên đây, có thể thấy phân loại chi Tragulus trước và sau năm 2004 như sau:
Phân loại cũ
(trước 2004)
Phân loại mới
(sau 2004)
Khu vực sinh sống Ghi chú
Tragulus javanicus nghĩa cũ (nghĩa rộng) Tragulus javanicus nghĩa mới (nghĩa hẹp) Đảo Java (và có thể có ở đảo Bali), Indonesia. Gần đây khá hiếm gặp trong buôn bán động vật hoang dã tại Java. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ D/D (thiếu dữ liệu) nhưng cho rằng cấp VU (sắp nguy cấp) là hoàn toàn có thể.
Tragulus williamsoni Chỉ có ở Thái Lan (có thể có ở miền nam Trung Quốc? Các tác giả Trung Quốc gọi nó là Vân Nam hề lộc) Mẫu vật duy nhất thu được tại Meh Lem, Muang Pre, Thái Lan. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ D/D (thiếu dữ liệu).
Tragulus kanchil Có phổ biến ở Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ L/C (ít quan tâm).
Tragulus napu nghĩa cũ (nghĩa rộng). Tragulus napu nghĩa mới (nghĩa hẹp) Có ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ L/C (ít quan tâm).
Tragulus nigricans Chỉ có ở Phillipines. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ EN (nguy cấp).
Tragulus versicolor Chỉ có ở Việt Nam. Mẫu duy nhất thu được tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1910. Không có quan hệ họ hàng gần với cả nhóm loài (species group) T. napu lẫn nhóm loài T. javanicus. Sách đỏ IUCN đánh giá loài này ở cấp độ D/D (thiếu dữ liệu).
Như thế, có thể rút ra mấy điều sau đây:
  • Tên gọi cheo cheo Java có thể áp dụng cho loài T. javanicus nghĩa mới. Trường hợp muốn duy trì tên gọi cheo cheo Nam Dương cho nó thì T. kanchilT. williamsoni cần và nên có các tên gọi thông thường khác để phân biệt. Tuy nhiên, do khái niệm Nam Dương của người Trung Quốc bao trùm một khu vực địa lý tương đối rộng (nói chung bao gồm cả Đông Nam Á) nên theo ý kiến cá nhân tôi thì tên gọi cheo cheo Nam Dương nên dành cho T. kanchil như Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam (2008) đã viết (ý kiến trong thảo luận của thành viên Việt Long trên đây) là phù hợp.
  • Hai bài hiện có trong wikipedia tiếng Việt là cheo cheo Javahươu chuột Java cần hợp nhất lại và viết theo tên khoa học theo nghĩa hẹp. Trong bài chỉ cần đề cập tại phần phân loại là trước đây nó bao gồm cả 2 loài T. kanchilT. williamsoni.
  • Tên gọi thông thường cho T. kanchil theo sách Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam (2008)cheo cheo Nam Dương. Trường hợp duy trì/gán tên thông thường này cho T. javanicus nghĩa mới thì cũng có thể gọi T. kanchilcheo cheo Kanchil (dịch từ tên khoa học) hay cheo cheo nhỏ (do kích thước nhỏ của nó so với các loài cheo cheo khác trong nhóm T. javanicus. Cụ thể về kích thước thì trật tự từ lớn tới nhỏ là: T. williamsoni > T. javanicus > T. kanchil, cũng như so với nhóm loài T. napu) hoặc đơn giản chỉ là cheo cheo (do nó là loài cheo cheo khá phổ biến ở Việt Nam). Tuy nhiên, Wikipedia không khuyến khích tự sáng tác tên gọi nên các tên gọi này chỉ mang tính chất khuyến cáo mà thôi. Phân loại khoa học trong bài cheo cheo Nam Dương hiện nay có thể đánh giá là không ổn, do lỗ hổng kiến thức về phân loại khoa học cũng như lịch sử phân loại của một loài (hay vài loài mà trước đây được coi là một) của người viết bài này. Nếu dùng tên gọi cheo cheo Nam Dương cho T. kanchil như Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam (2008) thì bài cheo cheo Nam Dương hiện có này cần hợp nhất với bài cheo cheo nhỏ.
  • Việt Nam không có cả T. nigricans lẫn T. napu nghĩa mới. Do đó, tên gọi cheo cheo Napu hiện nay không thể áp dụng cho cả loài chỉ có ở Việt Nam (T. versicolor) lẫn loài chỉ có ở Phillipines (T. nigricans), chỉ áp dụng hẹp cho loài T. napu nghĩa mới.
  • Loài với mẫu vật duy nhất có ở Nha Trang (T. versicolor) có thể gọi là cheo cheo nhiều màu (lấy theo tên khoa học versicolor) hoặc cheo cheo Nha Trang, cheo cheo Khánh Hòa hay cheo cheo Việt Nam (lấy theo địa điểm/quốc gia mà nó hiện nay có thể còn sinh tồn, trong đó tên gọi cheo cheo Việt Nam đã có sách dùng như thảo luận của thành viên Việt Long trên đây) hay cheo cheo lưng bạc (dịch từ tiếng Anh Silver-backed Chevrotain).
Ngoài lề, tôi chưa thấy một tài liệu khoa học viết bằng tiếng Việt nào gọi các loài trong họ Tragulidae là hươu chuột cả. Việc thành viên Lion tiger leopard gọi nó là hươu chuột (có lẽ dịch từ tiếng Anh mouse deer/chevrotain) cần có các nguồn khoa học để chứng minh.Khonghieugi123 (thảo luận) 17:33, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Cheo cheo Nam Dương”.