Thảo luận:Chữ biểu âm
Thuật ngữ
sửaTheo tôi "tượng thanh" và "biểu âm" là khác nhau. "Biểu âm" thường để nói về dạng chữ viết còn "tượng thanh" là chỉ những từ bắt chước một tiếng kêu, ví dụ "róc rách", "meo meo". Trái nghĩa với tượng thanh là "tượng hình", là những từ gợi hình ảnh, ví dụ "sạch sành sanh". Và bài này chỉ nên dùng tên chữ viết biểu âm. Xin xem thêm Thảo luận:Hangul#Biểu ý vs. tượng hình & biểu âm vs. tượng thanh. Nguyễn Thanh Quang 03:59, 12 tháng 9 2006 (UTC)
- Xin hỏi "chữ tượng thanh" và "từ tượng thanh" là khác nhau có phải vậy không ? Tôi thấy bạn viết là hồi học phổ thông có học về "chữ tượng thanh" nên hơi nghi ngờ. Tôi thì nhớ là chỉ học về "từ tượng thanh", "từ tượng hình". Casablanca1911 04:21, 12 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi cũng chỉ nghe nói "từ tượng thanh" chứ "chữ (viết) tượng thanh" thì chưa bao giờ. Nguyễn Thanh Quang 04:27, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Từ tượng thanh (hoặc chữ tượng thanh) có lẽ là en:Onomatopoeia. Casablanca1911 04:32, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Về việc "chưa nghe bao giờ", xin được giải thích thế này: người ở trong nước và ở nước ngoài "nghe" khác nhau, tức có vốn từ vựng khác nhau! Đây là một điều đáng buồn cho tiếng Việt, nhưng không thể phủ nhận đó là một thực tế. Ngay cả những từ dùng hằng ngày như "ghi danh"/"đăng ký" cũng đã khác nhau chứ đừng nói đến những thuật ngữ. Hồi còn ở trong nước, tôi chưa bao giờ nghe nói bất kì cái gì là "biểu âm" hay "biểu ý"... tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của thầy tôi về cái hay của người Nhật Bản rằng: "Nhìn chữ Nhật có vẻ giống chữ Trung Quốc vậy chứ không phải đâu! Họ đã lấy chữ Hán để tạo ra bộ chữ tượng thanh của riêng họ..." Nói vậy không có nghĩa là tôi bênh vực cho cách dùng từ trong nước, chỉ muốn cho bạn biết tại sao bạn lại nghe "lạ tai". Thực tình thì tôi cũng chuộng cách dùng thuật ngữ "chữ biểu âm" và "chữ biểu ý" hơn vì nó có vẻ hợp lý hơn, nhất là khi đã học thêm về Hán-Nôm. Nhưng đã "lỡ" viết bài "chữ tượng hình" rồi, nên cũng đặt tên bài này là "chữ tượng thanh" luôn cho nó nhất quán. Bằng không, nếu đổi thì phải đổi cả 2, à không, cả 3(2 bài về chữ và 1 thể loại chữ tượng hình).
Còn Onomatopoeic word thì đúng thật là từ tượng thanh, tiếng anh không có từ tượng hình, nhưng có thể tạm dịch dựa trên wikipedia tiếng Anh là "figuratively onomatopoeic word". Nhưng xin nhắc lại đó là từ(tiếng Anh: word) chứ không phải chữ/chữ-cái(tiếng Anh: character/letter/alphabet). Trường hợp này, như trong từ điển online mà các bạn đã nêu, thì "tượng thanh" & "tượng hình" có thể hiểu là những tính từ bổ nghĩa cho từ. Trong khi đó, "chữ tượng thanh" và "chữ tượng hình" được dùng như những từ độc lập (không tách rời phần "chữ" ra).
[Lạc đề]: Thật ra, hồi THCS thì tôi cũng chỉ được học từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình thôi chứ cũng không biết đến "từ tượng thanh" hay "từ tượng hình" (có lẽ vì các từ tượng thanh/hình trong tiếng Việt đều láy cho có vần có điệu cho dễ nhớ chăng!) Tuy nhiên, nghĩ lại thì thấy có những từ tượng thanh/hình không có láy như: bom nổ cái "đùng" --> tượng thanh(đúng ra phải là "tượng âm"!); cái thùng phi "to đùng" --> tượng hình. Lại thêm, có những từ láy tượng hình như "nóng nảy", "nhẹ nhàng", v.v. lại chẳng thể hiện hình ảnh cụ thể (như "ục ịch", "óng ánh") mà chỉ biểu hiện tính chất. Thế nên "tượng hình" cũng không nhứt thiết phải là... pictographic. (Nhớ hồi đó làm bài tập phân biệt từ láy tượng thanh/tượng hình mà khổ sở với bên tượng hình, vì có những cái chẳng thấy "hình" đâu hết, đành cứ phải loại trừ hễ cái nào không tượng thanh thì là tượng hình.) Mà nói đến từ láy thì có nhiều, rất nhiều những điều thú vị, chắc phải làm một bài từ láy thôi! -- Thành thật xin lỗi là đã đi lạc quá xa!
^^ Lê Harusada 08:42, 12 tháng 9 2006 (UTC)
- Tôi đề nghị để đảm bảo rõ ràng và nhất quán thì dùng các tên như chữ viết ý âm cho logogram, chữ viết biểu ý cho ideogram, chữ viết biểu âm cho alphabet, chữ viết âm tiết cho syllabary, chữ viết/ dấu hiệu tượng hình cho pictogram, trong khi tìm tên gọi mà các nhà chuyên môn về ngôn ngữ học sử dụng trong tiếng Việt. "Tượng thanh" thì không thấy từ điển nói dùn ghoc chữ viết nên tôi nghĩ là tránh dùng cho kiểu chữ viết. Nguyễn Thanh Quang 13:34, 12 tháng 9 2006 (UTC)
[Một vài góp ý của Hồ Lĩnh] Theo tôi từ "chữ" có hai nghĩa:
(1)ký tự: ví dụ như chữ "A", chữ "B" (2)chữ viết: ví dụ như "học cái chữ", "chữ nghĩa"
Bản thân một chữ thì không có nghĩa. Một từ thì có nghĩa. Nên không dùng "chữ tượng âm" mà phải dùng là "từ tượng âm" hoặc "tiếng tượng âm". Một tập hợp ký tự ghi lại một tiếng có nghĩa thì gọi là từ. Có nghĩa ở đây bao hàm là "hiểu/biết được", "hình dung được" hoặc "cảm nhận được".
Theo các sácg ngữ pháp tiếng Việt, từ láy của tiếng Việt bao gồm hai loại là "từ tượng thanh" và "từ tượng hình". Tôi xin bổ sung thêm một loại nữa là "từ tượng cảm". Xin cắt nghĩa như sau:
(1) Từ tượng thanh khi được đọc lên hoặc nói ra sẽ làm cho người nghe mường tượng một âm thanh trong thực tế (2) Từ tượng hình khi được đọc lên hoặc nói ra sẽ làm cho người nghe hình dung một hiện tượng về thị giác (3) Từ tượng cảm khi được đọc lên hoặc nói ra sẽ làm cho người nghe cảm nhận được một tâm trạng hoặc một cảm giác. Một số từ tượng hình hoặc tượng thanh cũng là từ tượng cảm
Sau đây là một số ví dụ về từ tượng cảm:
+ gốc từ tượng hình: trằn trọc (ngủ không được ví lo âu); bức rức (vò đấu bức tóc vì khó chịu trong lòng); lầm lì; + gốc từ tượng thanh: thổn thức (khóc); tía lia (hay nói nhiều) + Không có gốc rõ ràng: trầm trọng; bồi hồi; thẩn thờ; lâng lâng; lạnh lùng; ấm áp; minh mẫn (ghép từ hai từ Hán Việt); bồn chồn; trắng trợn; lừa lọc; nhọc nhằn; hời hợt v.v.