Thảo luận:Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Future ahead trong đề tài Cần hợp nhất

Cần giải thích kỹ

sửa

Chào bạn Future ahead, bạn đề nghị xóa bài này, vốn trước đó là trang đổi hướng tới Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với lý do "Để có chỗ đổi tên". Vì đây là bài quan trọng và có nhiều bài quan trọng khác liên kết tới nó. Xin đề nghị bạn được giải thích rõ hơn bạn sẽ làm gì với bài này sau khi chúng tôi xóa nó ? Xin cảm ơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 22:36, ngày 1 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cần đổi tên bài Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành bài Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để viết thêm nội dung thôi mà, không chỉ là danh sách mà còn về lịch sử và định chế các thứ.Future ahead (thảo luận) 01:26, ngày 2 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ đổi tên bài Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần sau bạn đưa yêu cầu lên trang đề nghị đổi tên có lẽ sẽ thích hợp hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:43, ngày 2 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không cần hợp nhất

sửa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là hai chính thể khác nhau, tồn tại ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Do đó nên không thể hợp nhất với nhau được. – ABAL1412 (thảo luận) 08:33, ngày 23 tháng 3 năm 2023 (UTC)Trả lời

đồng ý với bạn, không hợp nhất được – Future ahead (thảo luận) 16:44, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời

Cần hợp nhất

sửa

Chế định Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn dựa theo Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không có chuyện tách biệt. Có thể tham khảo các bài viết về nguyên thủ các quốc gia có nhiều lần thay đổi về lãnh thổ lẫn chính thể như Tổng thống Đức hay Tổng thống Pháp.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bài viết riêng, là chính thể khác với chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên nguyên thủ quốc gia của hai chính thể này khác nhau, không hợp nhất được.Future ahead (thảo luận) 16:53, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Thế Đệ nhất Đệ nhị Đệ tam Đệ tứ Đệ ngũ Cộng hòa Pháp cũng có bài viết riêng, là các chính thể khác nhau chỉ dùng chung một Quốc hội (Quốc hiệu, nhầm) có nên tách ra không? Đức Quốc xã với Cộng hòa Đức, Cộng hòa Liên bang Đức có nên tách ra không? Việc có bài riêng không phải lý do tách riêng và cắt gọt bài danh sách nguyên thủ và các chức danh. – Hiếu 17:31, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Hai chính thể khác nhau mà bạn nói là "dùng chung Quốc hội"? Bạn không phân biệt được chính thể. Tôi đã giải thích hết cỡ rồi, chừng nào hai bài viết chính thể còn tồn tại riêng lẻ thì các chức vụ chính quyền trong hai chính thể đó đều đứng riêng lẻ. Ở đây chỉ có bạn khăng khăng đòi sáp nhập trong khi mọi người đều để riêng. – Future ahead (thảo luận) 23:05, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Hai chính thể đứng riêng lẻ nên có cái gì cũng phải tạo bài danh sách riêng? CHXHCNVN vẫn dùng Hiến pháp 1959 của VNDCCH đến năm 1980, Tổng tuyển cử theo quy định của Hiến pháp 1959. Cộng hòa Liên bang Đức thời kỳ Tây Đức và sau Thống nhất có phải hai chính thể khác nhau về lãnh thổ, có bài viết riêng thì có cần bắt buộc phải tách ra kiểu Tổng thống Tây Đức không phải Tổng thống Đức như cái cách tách danh sách Chủ tịch nước Việt Nam như ngày nay không? Các nền Cộng hòa Pháp cũng có những sự khác biệt nhất định về mặt lãnh thổ (không lớn nhưng có), mỗi nền cộng hòa đều gọi là Cộng hòa Pháp nhưng nó là các chính thể khác nhau do Hiến pháp, vậy có cần tách bài Danh sách Tổng thống Pháp thành 5 bài danh sách không? (Tôi viết nhầm Quốc hiệu thành Quốc hội, chứ không phải không biết gì về chính thể nhé).--Hiếu 13:57, ngày 9 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một chính thể không còn tồn tại, có thể coi là tiền thân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước CHXHCNVN đâu phải chỉ tạo thành từ nước VN DC CH. Khôgn thể sáp nhập mà vẫn giữ tên. Còn nếu nói tên VN thì đã có bài VN dẫn hết các tên gọi trong lịch sử. – Future ahead (thảo luận) 12:16, ngày 10 tháng 7 năm 2023 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.