Thảo luận:Chủ nghĩa toàn trị

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Rondano trong đề tài Định nghĩa

Tên bài

sửa

Có ai có thể cho tôi biết "chủ nghĩa toàn thể" là gì không? Mekong Bluesman 21:15, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài Chủ nghĩa toàn thể mang nội dung các bài tương ứng, được viết bằng các ngôn ngữ khác như en:Totalitarianism hay cs:Totalita. Thaisk 20:09, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình như còn có các tên gọi khác: "chủ nghĩa cực quyền", "chủ nghĩa toàn trị". Nguyễn Thanh Quang 03:28, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sau khi đọc, tôi đã nghĩ là totalitarianism nhưng từ đó thành "chủ nghĩa toàn thể" thì có vẻ ... dịch thẳng quá. Có ai có thể cho biết totalitarianism là gì trong tiếng Việt không? Mekong Bluesman 04:27, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Từ điển [1] dịch là "chế độ chuyên chế", "chủ nghĩa cực quyền", tôi nghe có người đã dịch là "chủ nghĩa toàn trị". Tmct 13:12, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi, hiện nay không có khái niệm totalitarianism trong tiếng Việt ở Việt Nam (tương tự như khái niệm Chủ nghĩa chống cộng sản đang bàn cãi). Theo quan sát của riêng tôi qua diễn biến của cách mạng nhung tại Tiệp Khắc, đây là thuật ngữ dành cho người ngoài cuộc (người ở ngoài chế độ totalitarianism hay sau khi nó đã kết thúc). Tôi nghĩ nội dung hoàn thiện hơn của bài viết trong tương lai sẽ giúp ta dễ chọn tên hơn.

Thaisk 14:00, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không hiểu bạn nói vậy nghĩa là sao, tôi vừa tra từ điển của Việt Nam mà: ([2]). Bạn cứ thử Google các cụm từ trên giới hạn trong các website của Việt Nam mà xem, người ta vẫn dùng đấy thôi, sao lại là 'không có khái niệm'?

Ý tôi nói về sự tồn tại của khái niệm này trong sách vở được phát hành trong nước để trả lời câu hỏi của Mekong Bluesman. Thaisk 14:48, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thì ở trên tôi cũng đã nói rõ là "của Việt Nam" mà. Bạn xem kết quả này có cả site của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có nhiều loại chính phủ được goi là "chuyên chế" để dùng từ này lắm mà. Tmct 15:19, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi tên

sửa

Sau khi dùng Google tôi đề nghị đổi tên bài này thành "Chế độ chuyên chế". Chúng ta có consensus chưa hay phải bỏ phiếu? Mekong Bluesman 23:28, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhất trí đổi tên thành "Chế độ chuyên chế". Thaisk 23:55, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Chế độ chuyên chế" phù hợp hơn là "Chủ nghĩa toàn thể".--Tò Mò 04:52, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Việt Nam

sửa

Như vậy bài này sẽ sắp được sửa thành chế độ chuyên chế và nếu dịch theo các tài liệu nước ngoài, Việt Nam sẽ là một trong các nước có chế độ chuyên chế. Muốn hay không, định nghĩa của từ chuyên chế mang ý phê phán, người Việt trong nước sẽ nhìn nhận việc này thế nào? Đây là ý của tôi trong thảo luận ở trên, khái niệm chế độ chuyên chế chỉ tồn tại hợp pháp bên ngoài không gian và thời gian tồn tại chế độ này. Thaisk 18:12, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn có biết từ "chuyên chính vô sản" tiếng Đức là gì không? "Diktatur des Proletariats" (độc tài....) (chắc nguyên là từ Marx chọn). Thế thì sao?
Chuyện "Hợp pháp" hay "không hợp pháp" chỉ là ý kiến của bạn thôi.
Wiki tiếng Việt có đầy thông tin thuộc dạng "phê phán", khỏi phải nói đến Wiki tiếng Anh. Nhiều người đã lo Wiki có thể bị tường lửa chặn. Nhưng Wiki tiếng việt vẫn khối lần làm nguồn cho báo chí VN, báo chí VN cũng không ít lần nói tốt về Wiki.
Ngoài ra, nếu tôi không nói thì sẽ có người nhắc bạn: "Wikipedia không bị kiểm duyệt"
Chắc bạn hình dung về Việt Nam kinh khủng lắm nhỉ? Tmct 20:29, ngày 20 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu tất cả mọi người đều thấy thảo luận của tôi tỏ ra hình dung của tôi về Việt Nam kinh khủng lắm thì tôi phải đổi cách viết ngay thôi:-). Ý tôi là thế này:

  • Chuyên chính không đồng nghĩa với độc tài= Diktatur. Chuyên chính tức chính quyền nắm quyền, trấn áp các giai cấp khác.
  • Chuyên chế: là chính thể chỉ theo ý riêng, không có kiểm soát, không có giới hạn (từ điển Chính trị, Nhà Xuất bản Sự thật, xuất bản năm 1991)

Hiện nay các bài Chế độ chuyên chế viết bằng các ngôn ngữ khác cho rằng: chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa hitle mang tính chuyên chế. Nhà nước Việt Nam định nghĩa mình là nhà nước chuyên chính vô sản chẳng hạn, chứ không tự xưng mình là chế độ chuyên chế.

Thaisk 17:50, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ok, tôi hiểu ý bạn rồi. Nhưng vẫn chẳng có vấn đề gì đâu.
Đối với đoạn nào nói rằng chính phủ VN thuộc loại "chuyên chế" thì bạn cẩn thận một chút về khoản nguồn kiểm chứng, hay ít nhất cũng ghi là "theo xếp loại của các nước phương Tây" chẳng hạn. Cẩn thận thêm tí nữa thì ghi thêm là "tuy nhiên, chính phủ VN tự xếp loại mình là chuyện chính vô sản chứ không phải chuyên chế". Thế chẳng hạn. Wiki là nơi trích dẫn quan điểm từ nhiều nguồn mà.
Khi đó, nếu ai đó đọc và bất bình thì họ chỉ có thể nhận xét "bọn tư bản nói xấu VN ghê quá!" chứ không thể bảo rằng "Wiki phản động!" được. Vì wiki không có quan điểm riêng mà chỉ dẫn quan điểm của người khác; việc ai nói đúng hay nói sai không thuộc trách nhiệm của Wiki.
Ngoài ra, nếu "VN bị các thế lực phản động bôi nhọ", thì cũng chẳng có ai ở VN ngạc nhiên cả. :D
Tmct 20:48, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
"...nếu "VN bị các thế lực phản động bôi nhọ", thì cũng chẳng có ai ở VN ngạc nhiên cả." Và cũng có rất ít người ở ngoài Việt Nam ngạc nhiên cả ... :-{)> Mekong Bluesman 01:06, ngày 22 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy à? Cảm ơn Mekong Bluesman. Tôi đã nghĩ rằng con người ở đâu cũng là nạn nhân của các hệ thống tuyên truyền, trong khi không có hệ thống nào là không thiên vị. :) Tmct 09:18, ngày 22 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khủng bố

sửa

Tôi đọc thấy cụm từ "chiến thuật khủng bố" trong bài Chủ nghĩa toàn thể và không biết sự thể hiện cụ thể của nó ở các chế độ chuyên chế như thế nào? Cảm nhận của tôi: khủng bố là công cụ đấu tranh của phe yếu đối với phe mạnh hơn, không có ngược lại. Tôi hiểu thế có sai không? Thaisk 20:56, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ "khủng bố" có nghĩa là làm người ta sống trong sợ hải ("Dùng biện pháp...làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục") Chế độ cực quyền khủng bố người dân bằng cách tạo một bầu không khí sợ hải (chống chính quyền thì sẽ bị bắt nhốt, giam cầm không xét xử, dùng điệp viên đối với thường dân để chống "phản động", v.v.) Xem en:state terrorism. Nguyễn Hữu Dng 23:14, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chủ nghĩa và chế độ

sửa

Totalitarianism không nên dịch là "chế độ chuyên chế" vì đây là chủ nghĩa chứ không phải chế độ. Chế độ chuyên chế là "dictatorship".Rommel (thảo luận) 03:18, ngày 6 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Chủ nghĩa toàn trị hay Chế độ chuyên chế" : không nên nhầm lẫn giữa chủ nghĩa và chế độ, tôi xóa một khái niệm cho đúng với tên bài.Bánh Ướt (thảo luận) 01:55, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chuyển đến đũng chỗ thôi, không xóa.65.49.14.32 (thảo luận) 03:12, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Chủ nghĩa toàn trị là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chính trị so sánh, để mô tả một chính thể trong đó nhà nước áp đặt Chế độ chuyên chế (totalitarianism), hầu như qui định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh." : nếu tất cả cả chế độ chuyên chế đều là do các nhà lãnh đạo đi theo chủ nghĩa toàn trị và ngược lại tất cả nhưng nhà cầm quyền theo chủ nghĩa toàn trị đều dẫn tới áp đặt chế độ chuyên chế thì câu trong bài là đúng. Hoặc câu này phải có chú thích. Chế độ phong kiến phương đông là chuyên chế nhưng họ theo thuyết thiên mệnh, họ là con trời, lúc đó họ đã biết chủ nghĩa toàn trị chưa. Hình như có một số Tổng thống do dân bầu ra mà cũng bị xem là áp đặt cho nhân dân mình một chế độ chuyên chế, Miến Điện có thể bị xem là chế độ chuyên chế nhưng không theo chủ nghĩa toàn trị chẳng hạn. Bánh Ướt (thảo luận) 03:51, ngày 8 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Định nghĩa

sửa

Tôi thì cho rằng "toàn trị" ghép của hai từ "toàn quyền" và "cai trị". Một người, một nhóm người, một đảng mà toàn quyền cai trị thì là độc tài (vì một "mình" quyết cả). Chế độ đó gọi là chế độ toàn trị. Có vẻ như cách hiểu của tôi không thực sự sát với định nghĩa bên en của totalitarianism. Nếu kết hợp lại thì ta có một định nghĩa thú vị về "toàn trị"--Goodluck (thảo luận) 19:49, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trị là cai trị, toàn là tất cả. Cai trị tất cả thì là "toàn trị". Totalitarianism, total = tất cả. Thuật ngữ này thường được dùng các chế độ diệt chủng như Khmer Rouge hay có nhà độc tài lãnh đạo như chính thể Stalin, mao trạch đông, cha con nhà Kim. Chứ có gì mà suy diễn ghê thế. Từ này cũng được một số người thuộc phe chống cộng chết bỏ (CCCB) gốc Việt dùng để chụp mũ chính thể VN hiện nay. 68.93.133.111 (thảo luận) 19:56, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thì cho rằng trong tiếng Việt ít khi diễn giải nghĩa của từ ghép theo kiểu ngược lại như tiếng Anh. Ngoài ra tiếng Việt cũng rất phổ biến việc ghép nghĩa hai từ thành một từ cho gọn. Toàn trị = Toàn (quyền) + (cai) trị. Tôi thấy cũng có lý. Nhưng dù sao thì đến các nhà chính trị học cũng đang còn bất đồng về định nghĩa của từ "toàn trị" nữa là. Mình chỉ nói cho vui thôi. Nếu có nguồn tôi sẽ đưa thêm định nghĩa theo tôi hiểu vào bài viết.--Goodluck (thảo luận) 20:01, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Toàn trị là tiếng Hán truyền vào VN, mà tiếng Hán giải nghĩa từ ghép ngược lại như tiếng Anh. Tmp (thảo luận) 20:19, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có nguồn không? Tôi thì không cho như vậy vì tôi nghĩ từ "toàn trị" mới xuất hiện gần đây, khi mà văn hóa hán học đã mạt. Người Việt mình thường thích ghép từ để nói cho gọn. Dù sao thì cách hiểu học thuật khác cách hiểu thông dụng nên khó mà truy ý nghĩa từ về xuất xứ được --Goodluck (thảo luận) 20:32, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Toàn trị (全治) là tiếng Hán truyền vào VN trong thời cận đại chứ không phải những chữ thuần Việt như Tí, Tèo v.v. Từ này không có trong chữ Nôm là chữ dùng để viết âm của người Việt. Tiếng Hán ngay bây giờ người Trung Quốc vẫn dùng chứ không có nghĩa là xa xưa phong kiến. Bạn đem chữ Toàn Trị viết theo tiếng Tàu làm từ khóa Google thử xem, ra một đống: http://www.google.com/search?client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&hl=en&source=hp&q=%22%E5%85%A8%E6%B2%BB%22&btnG=Google+Search Tmp (thảo luận) 20:40, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chịu thôi. Tôi đã thử google từ toàn trị tiếng Việt nhưng chả ra gì đáng kể. Tôi lại không biết tiếng Tàu. Đành đợi khi nào có điều kiện tôi học vậy. Nếu bạn thạo tiếng Tàu xin mời vào xây dựng bài Cách mạng văn hóa Tôi gặp khó khăn khi viết bài đó, vì tôi chỉ dịch từ tiếng Anh, mà tiếng Anh lại dẫn nguồn tiếng Trung. --Goodluck (thảo luận) 20:47, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các chế độ toàn trị lần lượt sụp đổ một phần vì nó không thu hút nổi, không tạo điều kiện cho nhân tài phát huy được khả năng của họ. Khi anh không dùng được người tài mà còn hãm tài người ta thì tất yếu người ta tìm cách chống lại anh vì anh đang cản trở việc xã hội phát huy hết tiềm lực của nó, vì anh không sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Điều đó tốt cho xã hội. Sự sụp đổ của các chế độ toàn trị là điều tất yếu và có lợi cho xã hội xét trên phương diện sử dụng tài nguyên con người.Rondano (thảo luận) 09:59, ngày 31 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chủ nghĩa toàn trị”.