Thảo luận:Chủ nghĩa tư bản
Dự án bài cơ bản | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Tư bản không liên quan tự do
sửaChủ nghĩa tư bản luôn không liên quan chủ nghĩa tự do và thể chế dân chủ vì tư bản chỉ là 1 hình thái kinh tế chung, trong bài cũng nói lên sự khác biệt giữa tư bản và dân chủ tự do, xin bỏ cái bản mẫu liên quan chủ nghĩa tự do ở đầu bài cho đỡ hiểu lầm nha các bạn, bye. 2001:EE0:41C1:FCCF:3861:1E40:F52A:A10D (thảo luận) 09:34, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- @Nguyentrongphu:
- Nhờ anh xem xét trường hợp này. Cảm ơn anh.
- Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:36, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Xin lỗi, cho tôi mạn phép nói thêm, nhiều người hay nhầm điểm này bởi vì cả tư bản và tự do đều chống cộng (thậm chí là chống chủ nghĩa xã hội), nhưng như đã nói, ngay cả tư bản cũng có các nhà nước độc tài, hay có các nhà nước dân chủ lại cố hạn chế hình thái tư bản để đảm bảo công bằng xã hội, vậy thì là không nên đánh đồng một cách vô duyên như vậy, ngay cả Phát xít Đức ủng hộ cái chủ nghĩa xã hội của riêng họ mà còn bị chê là tư sản cơ mà, thiết nghĩ nên để ý ạ, thế nhé, bye. 2001:EE0:41C1:FCCF:3861:1E40:F52A:A10D (thảo luận) 09:51, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Bạn IP không am hiểu chủ đề này thì đừng múa rìu qua mắt thợ, coi chừng thiên hạ cười cho đấy. Tôi cũng không rảnh để thảo luận tán dóc với IP của rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:31, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Chẳng ai cười tôi cả, không thích sửa thì thôi ạ, tôi tôn trọng bạn, và đằng nào cũng chẳng cần đi vòng vo, cũng chả hơi đâu mà đi nói lải nhải, bye. 2001:EE0:41C1:FCCF:8195:3731:1DEA:90EF (thảo luận) 19:28, ngày 7 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản, về cơ bản, không khác nhau, ngoại trừ khi chúng ta xem nó dựa trên các điều kiện cụ thể, như bạn đã làm một cách nhầm lẫn, thì có thể nói rằng chúng khác nhau, nhưng miễn là chúng được nhìn rõ thông qua nền tảng mà chúng hình thành, thì chúng không khác nhau. Chủ nghĩa tư bản có đặc điểm là nó luôn giữ trọng tâm quyền sở hữu vốn cá nhân, hay còn gọi là tư hữu của mọi cá nhân, lên hàng đầu, theo đó chủ nghĩa tư bản phân tán quyền lực và tài sản vào tay của mỗi cá nhân, thúc đẩy họ tự do tìm kiếm lợi ích cho riêng họ bằng cách tích lũy vốn cá nhân nhưng cũng đồng thời tạo ra cạnh tranh công bằng, tăng trưởng kinh tế không ngừng của xã hội, thị trường linh hoạt. Chủ nghĩa tư bản, nói một cách đơn giản, là hình thức kinh tế của chủ nghĩa tự do, do đó còn được gọi là chủ nghĩa tự do kinh tế. Tại sao bạn lại dùng từ "luôn luôn không liên quan"? Câu nói này có thể phát sinh là do bạn không hiểu gì về những gì mà bạn đang nói. Chủ nghĩa tự do luôn bao gồm những phái sinh bên trong khi đi vào những vấn đề riêng, như nhà nước thì có dân chủ, như kinh tế thì có chủ nghĩa tư bản như tôi đã chỉ ra. Lỗi một mình không gây hại, nhưng sự tự tin dựa trên đó là nghiêm trọng vì nó khiến chúng ta không nhận ra lỗi. Cuối cùng tôi cũng chỉ ra một lưu ý quan trọng, toàn bộ đoạn văn thứ hai ở đầu bài viết này [Sự phát triển của ... ít nhiều bởi nhà nước.] là thiếu hiểu biết một cách nghiêm trọng về mức độ chiều sâu của kiến thức lịch sử và tư tưởng có liên quan. Đối với chủ nghĩa tư bản, nó chỉ mới "chính thức" bắt đầu kể từ khi lý thuyết của Adam Smith ra đời. Trước đó, chủ nghĩa tư bản vẫn chưa hình thành, mặc dù những đặc tính và biểu hiện riêng lẻ của nó có tồn tại trước đó, nhưng bản thân những biểu hiện này chỉ là giống và tương tự, vì chúng đến từ những nguyên tắc hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản và do đó không thể được gọi một cách chung chung là chủ nghĩa tư bản đã có trước đó từ một nền tảng trước đó nào đó mà không do ai xây dựng. Viết như vậy là gây ra nhầm lẫn cực kỳ nghiêm trọng mà ở đây tôi sẽ không thể nói hết về lỗi trong đó. Ví dụ như chủ nghĩa tư bản, với nhu cầu tăng trưởng kinh tế không giới hạn của nó, như hệ quả từ nền tảng mà nó được xây dựng, nó phá vỡ quan niệm nền kinh tế là một trò chơi có tổng bằng không, một chiếc bánh có giới hạn, người này có nhiều hơn thì người kia có ít hơn, hay, lợi nhuận của người này là thua lỗ của người kia, nhưng chỉ cho đến khi chủ nghĩa tư bản chính thức ra đời như tôi đã nói, thì người ta mới quan niệm ngược lại rằng lợi nhuận của người này cũng là lợi nhuận của người kia, rằng tăng trưởng kinh tế là một tín điều tối cao của chủ nghĩa tư bản, nếu thế giới có bất kỳ vấn đề gì đó, nó nên muốn nhiều hơn nữa và nhiều hơn nữa thay vì hài lòng với giới hạn của chiếc bánh, và cứ như vậy mà chiếc bánh không còn là một tổng bằng không nữa, vì lúc này nó nhân lên không giới hạn, thỏa sức vô độ cho mọi nhu cầu thông qua điều tốt của tăng trưởng, rằng nếu hành tinh bị phá hủy vì tăng trưởng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, thì người ta nên đốt cháy và phá hủy nó nhiều nhiều và nhanh hơn nữa để tăng trưởng kinh tế sớm tìm ra điều tốt mà giải quyết nó. Cuối cùng, quay lại cái mà tôi lưu ý, sự hời hợt trên trang wiki này dường như là ý kiến - đọc ít, hiểu cạn, kết luận toàn diện nhanh gọn lẹ - của một ai đó. Có lẽ bởi vì một người như vậy, một ai đó đã viết những thứ như vậy, chỉ với mong muốn để hoàn thành bản dịch để sửa đổi và đóng góp cho trang wiki này một cách cho có về mặt hình thức, nhưng không có bất kỳ tình cảm chân thành nào, vì vậy mà bài viết cuối cùng không hơn gì là một mớ tích lũy nông cạn và trơ hoàn toàn từ nhiều nguồn khác nhau, thay vì tốt hơn hết là nó nên được viết ít với chiều dài ngắn nhưng có giá trị. Hoàn toàn vô trách nhiệm và gây hại cho người đọc, như ở đây bạn [IP] có thể là nạn nhân của điều này mà tôi thực sự phải lấy làm tiếc cho bạn ấy. Thecoldwind (thảo luận) 09:08, ngày 8 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Tôi có bảo chúng không liên quan nhau đâu; cũng giống như chủ nghĩa Marx tương đồng với duy ý chí, giáo điều và độc tài? Tự do quá cũng không tốt, trung hòa và sáng tạo hợp lý là tốt nhất; muốn thế giới đại đồng thì phải bỏ lối duy vật cực đoan, yêu dân tộc và gia đình mình, tôn trọng tự do và nhân quyền.
2001:EE0:41C1:A2DA:8D9F:A0AB:7169:7DA1 (thảo luận) 03:33, ngày 19 tháng 6 năm 2021 (UTC)