Thảo luận:Chủ nghĩa quốc tế
Chào Future ahead, tại sao trang tiếng Việt mà lại để tên tiếng Anh rồi cho tiếng Việt vào trong () ạ? , Minh28397 ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Vì đây là thuật ngữ khoa học chính trị nguồn gốc phương Tây, cũng giống như từ Internet, hạt quark,... là một từ riêng, duy nhất, không thể dịch hay thay thế bởi các cụm từ Hán Việt (vốn là phiên âm của tiếng Tàu, số lượng quá nhiều và không thống nhất), hay thay thế bởi phiên âm từ thuật ngữ gốc (không cần thiết và quá dài, không chính xác). Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 20:37, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Từ này hoàn toàn có thể dịch và không tương đương như internet hay quark. Nếu để nguyên thì cụm Proletarian internationalism không lẽ dịch là internationlism vô sản? majjhimā paṭipadā Diskussion 20:55, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Electron hay là điện tử?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 20:59, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Từ này hoàn toàn có thể dịch và không tương đương như internet hay quark. Nếu để nguyên thì cụm Proletarian internationalism không lẽ dịch là internationlism vô sản? majjhimā paṭipadā Diskussion 20:55, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Mai tôi sẽ đưa ra biểu quyết cho nhanh :) majjhimā paṭipadā Diskussion 21:01, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Đồng ý với AlleinStein. Thuật ngữ này (cũng như Nationalism...) đều đã được dịch trong các tài liệu tiếng Việt từ trước. Thêm nữa thuật ngữ nguồn gốc phương Tây nhưng chưa chắc đã từ tiếng Anh, có thể tiếng Đức (nơi triết học rất phát triển vào thời cận đại) hay tiếng Pháp thì sao? Không thể bê nguyên thuật ngữ tiếng Anh sang như vậy, đặc biệt khi các tài liệu tiếng Việt đã dịch thuật ngữ này.
- Bài này Future ahead khởi thảo thì chúng ta qua biểu quyết, còn bài Chủ nghĩa dân tộc thì Future ahead đổi tên thì tôi đã khôi phục tên cũ vì đổi tên mà không qua thảo luận. Én bạc (thảo luận) 21:08, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Trong bài Nationalism có ghi rõ nguồn gốc từ Nationalism là từ năm 1844 ở Anh. Nếu không ai chứng minh được ở nơi khác có sớm hơn thì dùng từ đó, có tính quốc tế hóa cao.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:03, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Từ "internationalism", "nationalism" không hề được sử dụng trong tiếng Việt. Wikipedia tiếng Việt phải dùng tên được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Nếu có nhiều tên phổ biến thì cứ chọn một, xưa nay chưa hề là vấn đề. 22:22, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Vậy là không cần quan tâm đến độ chính xác khoa học và độ dài ngắn của tiêu đề hay sao?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:27, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Future ahead: Các ngôn ngữ trên thế giới (đặc biệt khi xa họ) vốn không bao giờ có sự tương ứng 1-1 100% tất cả các từ: chuyện cùng một sự vật, trong ngôn ngữ này gọi bằng một từ vỏn vẹn 5 chữ cái, ngôn ngữ khác phải dùng cả một cụm gần chục từ khác để diễn đạt nó, là chuyện rất hay gặp. Trong tiếng Việt tôi thấy dùng cụm hai từ "chủ nghĩa quốc tế" để chỉ internationalism, thống nhất với cách gọi tên các chủ nghĩa khác như "chủ nghĩa tự do", "chủ nghĩa cộng sản",… là cách dịch hợp lí, phù hợp ngữ pháp tiếng Việt, ngắn gọn, vẫn chỉ chính xác đến được điều đang nhắc đến. (Cũng đồng ý với anh DHN nói ở trên, nếu trong tiếng Việt có nhiều cách gọi: chủ nghĩa quốc tế, quốc tế chủ nghĩa, chủ nghĩa quốc liên,… thì chọn lấy một.) Tran Xuan Hoa (thảo luận) 00:21, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Vậy là thống nhất dùng cụm từ dài dằng dặc cho một thuật ngữ? Vậy "internationalist" nên dịch thế nào? (Người ủng hộ chủ nghĩa quốc tế hóa?, người theo chủ nghĩa quốc tế hóa?,....). Internationalism không có vấn đề gì lắm nhưng nationalism đang có vấn đề vì nó nói cho cả 3 thứ khác nhau là "chủ nghĩa dân tộc", "chủ nghĩa quốc gia" và "chủ nghĩa quốc dân" nên không biết dịch thế nào mới đúng. dân tộc và quốc gia là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chẳng lẽ dịch Nationalism thành "Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc dân"?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:28, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Không nhất thiết phải dịch khái niệm 1:1. Trong tiếng Anh có khái niệm "literacy", trong tiếng Việt có khái niệm "mù chữ". Cần gì phải khăng khăng dùng 1:1. NHD (thảo luận) 02:56, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- À, đó là trường hợp hai cái song hành. Còn ở đây là hai cái có thứ tự xuất hiện khác nhau, một cái là gốc của cái kia.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:01, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Trường hợp này trong tiếng Việt cũng có: tiếng Anh: president, tiếng Việt: chủ tịch, tổng thống. Tiếng Anh: republic, tiếng Việt: cộng hòa, dân quốc. Trong tiếng Việt cũng có nhiều từ thiếu thống nhất: má, mẹ, heo, lợn, trà, chè, nhang, hương. NHD (thảo luận) 03:06, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- President và chủ tịch, tổng thống cùng chỉ một đối tượng. Còn nationalism ở đây là gồm cả hai cái chủ nghĩa dân tộc (ethnic group) và chủ nghĩa quốc gia (nation, state) chứ không phải là một. Nên ví dụ này hoàn toàn khác.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:41, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Trường hợp này trong tiếng Việt cũng có: tiếng Anh: president, tiếng Việt: chủ tịch, tổng thống. Tiếng Anh: republic, tiếng Việt: cộng hòa, dân quốc. Trong tiếng Việt cũng có nhiều từ thiếu thống nhất: má, mẹ, heo, lợn, trà, chè, nhang, hương. NHD (thảo luận) 03:06, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Tiếng Anh: rice, tiếng Việt: lúa, gạo, nếp, cơm, cháo, xôi; tiếng Việt: xanh, tiếng Anh: blue, green...Chẳng lẻ phải viết bài dùng tiếng Anh để bao trùm các nghĩa này? NHD (thảo luận) 03:04, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- À, đó là trường hợp hai cái song hành. Còn ở đây là hai cái có thứ tự xuất hiện khác nhau, một cái là gốc của cái kia.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:01, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Không nhất thiết phải dịch khái niệm 1:1. Trong tiếng Anh có khái niệm "literacy", trong tiếng Việt có khái niệm "mù chữ". Cần gì phải khăng khăng dùng 1:1. NHD (thảo luận) 02:56, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Vậy là thống nhất dùng cụm từ dài dằng dặc cho một thuật ngữ? Vậy "internationalist" nên dịch thế nào? (Người ủng hộ chủ nghĩa quốc tế hóa?, người theo chủ nghĩa quốc tế hóa?,....). Internationalism không có vấn đề gì lắm nhưng nationalism đang có vấn đề vì nó nói cho cả 3 thứ khác nhau là "chủ nghĩa dân tộc", "chủ nghĩa quốc gia" và "chủ nghĩa quốc dân" nên không biết dịch thế nào mới đúng. dân tộc và quốc gia là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chẳng lẽ dịch Nationalism thành "Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quốc dân"?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 01:28, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- @Future ahead: Các ngôn ngữ trên thế giới (đặc biệt khi xa họ) vốn không bao giờ có sự tương ứng 1-1 100% tất cả các từ: chuyện cùng một sự vật, trong ngôn ngữ này gọi bằng một từ vỏn vẹn 5 chữ cái, ngôn ngữ khác phải dùng cả một cụm gần chục từ khác để diễn đạt nó, là chuyện rất hay gặp. Trong tiếng Việt tôi thấy dùng cụm hai từ "chủ nghĩa quốc tế" để chỉ internationalism, thống nhất với cách gọi tên các chủ nghĩa khác như "chủ nghĩa tự do", "chủ nghĩa cộng sản",… là cách dịch hợp lí, phù hợp ngữ pháp tiếng Việt, ngắn gọn, vẫn chỉ chính xác đến được điều đang nhắc đến. (Cũng đồng ý với anh DHN nói ở trên, nếu trong tiếng Việt có nhiều cách gọi: chủ nghĩa quốc tế, quốc tế chủ nghĩa, chủ nghĩa quốc liên,… thì chọn lấy một.) Tran Xuan Hoa (thảo luận) 00:21, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Vậy là không cần quan tâm đến độ chính xác khoa học và độ dài ngắn của tiêu đề hay sao?Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 22:27, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Tên bài là 1 phần của bài, không dịch tên bài thì việc dịch bài là chưa hoàn chỉnh. Bài viết nếu dịch từ tiếng nước nào thì tên bài phải viết bằng tiếng nước đó hay sao? Nếu tôi dịch bài này từ tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc tệ hơn là tiếng A rập thì tên bài cũng phải sửa lại à? Tuanminh01 (thảo luận) 03:10, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Lúa, gạo và rice không liên quan gì đến nhau về mặt lịch sử. Còn ở đây khái niệm được mượn từ nơi nó sinh ra đầu tiên, cũng như electron, hạt quark thôi. Vì nó là từ mượn thì nên lấy từ gốc.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 03:20, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Chỉ dùng tiếng Anh khi không có từ tiếng Việt tương đương. Nếu muốn truy từ nguyên thì nên có hẳn một mục trong bài để tìm nguồn gốc của từ đó. Những thuật ngữ chính trị, khoa học trong tiếng Anh thật ra cũng vay mượn hoặc dịch thuật từ một ngôn ngữ khác như Latin, Hy Lạp, Đức, Pháp thôi. Không nên lấy từ tiếng Anh làm chuẩn để đưa vào Wikipedia tiếng Việt.Ahihi456 (thảo luận) 07:29, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)
- Lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên có những khác biệt, việc dùng từ "điện tử" thay cho electron trước cũng có, nhưng gây bất tiện và không thống nhất, nên sử dụng luôn tiếng Anh. Nếu chủ nghĩa quốc tế thay cho internationalism mà không gây bất tiện (hoặc ít) thì nên dùng thuật ngữ này. P.T.Đ (thảo luận) 07:42, ngày 12 tháng 2 năm 2017 (UTC)